Từ Minh Quân
Well-known member
Khi nhận tin nhắn làm quen của cô gái Sarah trên Facebook, Dennis không có lý do gì để nghi ngờ về kẻ sắp lừa anh 1,2 triệu USD.
Dennis sống ở Mỹ và vừa ly hôn. Khi Sarah nhắn tin cho anh cuối năm ngoái, anh chỉ chào đáp lại và tạm biệt. Nhưng người này vẫn kiên trì đeo bám.
"Đồ tể mổ lợn"
Dennis không biết mình sắp mắc bẫy vụ lừa đảo được giới bảo mật gọi là "mổ lợn". Cụm từ xuất phát từ việc kẻ lừa đảo kiên trì "vỗ béo" nạn nhân bằng mối quan hệ lãng mạn giả tạo qua mạng trước khi bòn rút tiền của họ.
Sarah nhanh chóng xây dựng tình bạn với Dennis. Cô nói mình là CEO giàu có của công ty sản xuất xe điện Trung Quốc. Cô khoe ảnh người thân chụp chung với Jack Ma của Alibaba, hay những bức ảnh, video cô ở trong trung tâm mua sắm, căn hộ sang trọng. Dennis dần cảm thấy của cải vật chất chỉ là vật ngoài thân với người phụ nữ này, điều cô còn thiếu có lẽ là tình cảm.
Một bức ảnh Sarah gửi cho Dennis. Khuôn mặt được làm mờ do có thể kẻ gian đã dùng hình của người khác để lừa đảo. Nguồn: CNBC
"Họ nói chuyện và thao túng bạn. Chúng tôi chat hàng giờ mỗi ngày, chia sẻ về niềm vui, nỗi buồn, về những bế tắc trong cuộc sống", Dennis kể.
Một tuần sau khi làm quen, "đồ tể" mới bắt đầu nói người chú của cô điều hành một tập đoàn quyền lực, có thể tác động đến giá tiền điện tử, nếu Dennis đầu tư sẽ có lời. Theo các chuyên gia, đây là mánh phổ biến trong lừa đảo trực tuyến. Kẻ gian thường nói họ có mối quan hệ thân thiết với nhân vật nổi tiếng để tăng thêm uy tín.
Ban đầu, Sarah hướng dẫn Dennis đầu tư thành công một phi vụ tiền số trị giá nghìn USD với lợi nhuận 20%. Từ cuối tháng 12 năm ngoái đến 1 năm nay, anh mua số Bitcoin trị giá 160.000 USD trên sàn giao dịch có tên Bigone-Eth. Sarah nói như vậy chưa đủ. Anh cần nạp ít nhất 500.000 USD nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội làm giàu. "Cô ấy nói con trai tôi sẽ phải chịu nghèo khổ vì sự lười biếng của tôi. Tổng cộng, tôi đã nạp lên sàn 1,2 triệu USD", nạn nhân kể lại.
Lừa đảo cuốn chiếu
Dennis bắt đầu cạn tiền, muốn rút khoản lời nhưng sàn đã đóng băng tài khoản. Anh được yêu cầu nạp 180.000 USD để mở khóa. Anh nghi ngờ mình bị lừa và liên hệ với Sarah, nhưng bị chặn liên lạc.
Sau khi lục tung Internet, Dennis tìm thấy một công ty chuyên lấy lại tiền số là Financial Fund Recovery (FFR). Cuối tháng 3, một người tự xưng là John Seth, nhân viên FFR, thông báo với Dennis rằng Sarah và sàn giao dịch Bigone-Eth đã lừa anh. Seth hứa lấy lại tài sản cho anh.
Vài ngày sau, Denis nhận được cuộc gọi từ Benjamin Grey, tự nhận là làm việc tại sàn Bigone-Eth. Dennis chưa bao giờ cung cấp số điện thoại cho Bigone-Eth hay Sarah. Anh nghi ngờ Gray là đồng bọn của Seth để lừa thêm tiền.
Tuy nhiên, do tuyệt vọng, Dennis đành đặt cược vào Seth. Người ta giục anh trả 10.000 USD. Không đủ tiền, anh vay cha mẹ rồi gửi vào một sàn giao dịch khác.
Dennis không nhận ra địa chỉ ví này không khác gì của kẻ lừa đảo ban đầu và địa chỉ email có một lỗi chính tả nhỏ trong tên Bigone-Eth. Ban đầu, anh rút được 242.000 USD, nhưng để lấy số còn lại, anh phải chuyển tiếp 42.000 USD vào một tài khoản ngân hàng ở Abu Dhabi.
Đến lúc đó, Dennis nhận ra mình đã rơi vào một vụ lừa đảo mới, kẻ này nối tiếp kẻ kia hút cạn tiền của nạn nhân. Dennis báo với FBI, nhưng không dễ truy vết và thu hồi tài sản trên thị trường tiền mã hóa. Lần theo địa chỉ ví, các chuyên gia phát hiện ra có khoảng 1,6 tỷ USD Bitcoin đã được gửi vào đây kể từ 2019. Chủ sở hữu cũng liên tục chuyển đổi dòng tiền đến các tài khoản, sàn giao dịch khác để làm nhiễu thông tin.
FBI cũng khó can thiệp
Theo thống kê của Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI, trong năm 2022 đã có 3,31 tỷ USD bị đánh cắp qua lừa đảo trực tuyến. Tuy nhiên, đây chưa phải con số chính xác vì nhiều nạn nhân quá xấu hổ nên đã giấu hoặc không trình báo.
FBI cho biết lừa đảo kiểu "đồ tể mổ lợn" đang nở rộ nhưng họ gần như không giúp được nạn nhân. Trong số 3,31 tỷ USD nói trên, Bộ Tư pháp chỉ lấy lại được 112 triệu USD. Nguyên nhân là pháp luật chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ tiền số và người dùng thường mất tiền theo dạng chủ động đầu tư.
Theo các chuyên gia, những kẻ lừa đảo như Sarah có thể cũng chỉ là nạn nhân khác trong một đường dây có quy mô phức tạp. Thông thường, họ bị bán sang Campuchia, Lào hoặc Myanmar để làm việc cho mạng lưới lừa đảo, và bị bắt đóng vai những doanh nhân giàu có để tìm kiếm và dẫn dụ con mồi.
Các sàn tiền số như Binance, Crypto.com và Coinbase đang bị lợi dụng làm trung gian giao dịch cho tội phạm tiền số. Cả ba đã cảnh báo về nguy cơ lừa đảo tiền điện tử, nhưng nhiều người không biết đến điều đó. Theo lý thuyết, các sàn có thể phong tỏa tài khoản lừa đảo nếu cơ quan chức năng yêu cầu. Tuy nhiên, những kẻ này thường luân chuyển tài sản qua nhiều kênh và khó lần theo. FBI khuyến cáo người dùng nên tỉnh táo khi được người lạ làm quen và dẫn dụ vào các phi vụ "đầu tư" tiền số được hứa hẹn lợi nhuận cao.
Dennis sống ở Mỹ và vừa ly hôn. Khi Sarah nhắn tin cho anh cuối năm ngoái, anh chỉ chào đáp lại và tạm biệt. Nhưng người này vẫn kiên trì đeo bám.
"Đồ tể mổ lợn"
Dennis không biết mình sắp mắc bẫy vụ lừa đảo được giới bảo mật gọi là "mổ lợn". Cụm từ xuất phát từ việc kẻ lừa đảo kiên trì "vỗ béo" nạn nhân bằng mối quan hệ lãng mạn giả tạo qua mạng trước khi bòn rút tiền của họ.
Sarah nhanh chóng xây dựng tình bạn với Dennis. Cô nói mình là CEO giàu có của công ty sản xuất xe điện Trung Quốc. Cô khoe ảnh người thân chụp chung với Jack Ma của Alibaba, hay những bức ảnh, video cô ở trong trung tâm mua sắm, căn hộ sang trọng. Dennis dần cảm thấy của cải vật chất chỉ là vật ngoài thân với người phụ nữ này, điều cô còn thiếu có lẽ là tình cảm.
Một bức ảnh Sarah gửi cho Dennis. Khuôn mặt được làm mờ do có thể kẻ gian đã dùng hình của người khác để lừa đảo. Nguồn: CNBC
"Họ nói chuyện và thao túng bạn. Chúng tôi chat hàng giờ mỗi ngày, chia sẻ về niềm vui, nỗi buồn, về những bế tắc trong cuộc sống", Dennis kể.
Một tuần sau khi làm quen, "đồ tể" mới bắt đầu nói người chú của cô điều hành một tập đoàn quyền lực, có thể tác động đến giá tiền điện tử, nếu Dennis đầu tư sẽ có lời. Theo các chuyên gia, đây là mánh phổ biến trong lừa đảo trực tuyến. Kẻ gian thường nói họ có mối quan hệ thân thiết với nhân vật nổi tiếng để tăng thêm uy tín.
Ban đầu, Sarah hướng dẫn Dennis đầu tư thành công một phi vụ tiền số trị giá nghìn USD với lợi nhuận 20%. Từ cuối tháng 12 năm ngoái đến 1 năm nay, anh mua số Bitcoin trị giá 160.000 USD trên sàn giao dịch có tên Bigone-Eth. Sarah nói như vậy chưa đủ. Anh cần nạp ít nhất 500.000 USD nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội làm giàu. "Cô ấy nói con trai tôi sẽ phải chịu nghèo khổ vì sự lười biếng của tôi. Tổng cộng, tôi đã nạp lên sàn 1,2 triệu USD", nạn nhân kể lại.
Lừa đảo cuốn chiếu
Dennis bắt đầu cạn tiền, muốn rút khoản lời nhưng sàn đã đóng băng tài khoản. Anh được yêu cầu nạp 180.000 USD để mở khóa. Anh nghi ngờ mình bị lừa và liên hệ với Sarah, nhưng bị chặn liên lạc.
Sau khi lục tung Internet, Dennis tìm thấy một công ty chuyên lấy lại tiền số là Financial Fund Recovery (FFR). Cuối tháng 3, một người tự xưng là John Seth, nhân viên FFR, thông báo với Dennis rằng Sarah và sàn giao dịch Bigone-Eth đã lừa anh. Seth hứa lấy lại tài sản cho anh.
Vài ngày sau, Denis nhận được cuộc gọi từ Benjamin Grey, tự nhận là làm việc tại sàn Bigone-Eth. Dennis chưa bao giờ cung cấp số điện thoại cho Bigone-Eth hay Sarah. Anh nghi ngờ Gray là đồng bọn của Seth để lừa thêm tiền.
Tuy nhiên, do tuyệt vọng, Dennis đành đặt cược vào Seth. Người ta giục anh trả 10.000 USD. Không đủ tiền, anh vay cha mẹ rồi gửi vào một sàn giao dịch khác.
Dennis không nhận ra địa chỉ ví này không khác gì của kẻ lừa đảo ban đầu và địa chỉ email có một lỗi chính tả nhỏ trong tên Bigone-Eth. Ban đầu, anh rút được 242.000 USD, nhưng để lấy số còn lại, anh phải chuyển tiếp 42.000 USD vào một tài khoản ngân hàng ở Abu Dhabi.
Đến lúc đó, Dennis nhận ra mình đã rơi vào một vụ lừa đảo mới, kẻ này nối tiếp kẻ kia hút cạn tiền của nạn nhân. Dennis báo với FBI, nhưng không dễ truy vết và thu hồi tài sản trên thị trường tiền mã hóa. Lần theo địa chỉ ví, các chuyên gia phát hiện ra có khoảng 1,6 tỷ USD Bitcoin đã được gửi vào đây kể từ 2019. Chủ sở hữu cũng liên tục chuyển đổi dòng tiền đến các tài khoản, sàn giao dịch khác để làm nhiễu thông tin.
FBI cũng khó can thiệp
Theo thống kê của Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI, trong năm 2022 đã có 3,31 tỷ USD bị đánh cắp qua lừa đảo trực tuyến. Tuy nhiên, đây chưa phải con số chính xác vì nhiều nạn nhân quá xấu hổ nên đã giấu hoặc không trình báo.
FBI cho biết lừa đảo kiểu "đồ tể mổ lợn" đang nở rộ nhưng họ gần như không giúp được nạn nhân. Trong số 3,31 tỷ USD nói trên, Bộ Tư pháp chỉ lấy lại được 112 triệu USD. Nguyên nhân là pháp luật chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ tiền số và người dùng thường mất tiền theo dạng chủ động đầu tư.
Theo các chuyên gia, những kẻ lừa đảo như Sarah có thể cũng chỉ là nạn nhân khác trong một đường dây có quy mô phức tạp. Thông thường, họ bị bán sang Campuchia, Lào hoặc Myanmar để làm việc cho mạng lưới lừa đảo, và bị bắt đóng vai những doanh nhân giàu có để tìm kiếm và dẫn dụ con mồi.
Các sàn tiền số như Binance, Crypto.com và Coinbase đang bị lợi dụng làm trung gian giao dịch cho tội phạm tiền số. Cả ba đã cảnh báo về nguy cơ lừa đảo tiền điện tử, nhưng nhiều người không biết đến điều đó. Theo lý thuyết, các sàn có thể phong tỏa tài khoản lừa đảo nếu cơ quan chức năng yêu cầu. Tuy nhiên, những kẻ này thường luân chuyển tài sản qua nhiều kênh và khó lần theo. FBI khuyến cáo người dùng nên tỉnh táo khi được người lạ làm quen và dẫn dụ vào các phi vụ "đầu tư" tiền số được hứa hẹn lợi nhuận cao.