Pháp đã tuyên bố rằng iPhone 12 không thể được bán tại nước này vì đã vượt quá giới hạn pháp lý của quốc gia về phơi nhiễm tần số vô tuyến.
Lệnh cấm được thực hiện sau khi cơ quan giám sát bức xạ của Pháp, Agence nationale des frequences (ANFR), tự tiến hành thử nghiệm trên iPhone 12. Họ không tiết lộ phương pháp thử nghiệm hoặc kết quả, nhưng một lãnh đạo Pháp cho biết iPhone 12 đã vượt quá Tỷ lệ hấp thụ riêng (SAR) của quốc gia đối với phơi nhiễm RF.
Apple có bốn mẫu iPhone 12 từng bán, gồm iPhone 12, 12 mini, 12 Pro và 12 Pro Max.
Jean-Noel Barrot, Thứ trưởng phụ trách kinh tế kỹ thuật số của Pháp, nói với Le Parisian: “Apple dự kiến sẽ phản hồi trong vòng hai tuần. Nếu họ không làm như vậy, tôi sẵn sàng ra lệnh thu hồi tất cả iPhone 12 đang lưu hành. Mọi người đều như nhau, kể cả những gã khổng lồ kỹ thuật số”.
Bức xạ RF không giống như bức xạ ion hóa được tạo ra bởi sự phân rã của các đồng vị phóng xạ và từ chính mặt trời, với cơ chế gây tổn hại cũng khác nhau. Bức xạ ion hóa phá vỡ các liên kết trong tế bào, còn bức xạ RF đủ cao có thể làm nóng mô và về mặt lý thuyết có thể gây tổn thương mô.
Tỷ lệ hấp thụ riêng (SAR) đề cập đến tốc độ cơ thể hấp thụ năng lượng RF. SAR ở mức 1W/kg sẽ làm tăng nhiệt độ của tấm mô cách nhiệt lên 1 độ C cho mỗi giờ tiếp xúc ở công suất đó, không tính đến sự mất đi mức tăng nhiệt độ đó do bất kỳ yếu tố nào khác. Cũng cần lưu ý rằng, SAR là thước đo lượng nhiệt đó chứ không phải thước đo thiệt hại tuyệt đối. Về mặt lý thuyết, nhiệt sinh ra có thể gây ra thiệt hại do tiếp xúc với tần số vô tuyến.
Tất cả các mẫu iPhone 12 đã chính thức bị Apple khai tử sau sự kiện ra mắt iPhone 15.
ANFR tuyên bố đã tìm thấy mức hấp thụ ở mức 5,74W/kg trên iPhone 12 trong thử nghiệm khi tiếp xúc. Giới hạn của EU đối với phơi nhiễm khi tiếp xúc là 4W/kg. Tuy nhiên, ANFR đã lưu ý rằng thử nghiệm ở khoảng cách 5 cm từ bộ phận phát sóng của iPhone 12 đã tuân thủ quy định quốc tế về 2W/kg, và đó là thử nghiệm bởi chính Apple.
Barrot dường như tin rằng một bản vá phần mềm sẽ khắc phục được vấn đề. ANFR đang cung cấp những phát hiện của mình cho các cơ quan quản lý khác ở các nước EU. Apple dường như vẫn chưa đưa ra bình luận nào về vấn đề này.
Khá thú vị, thông cáo báo chí về vấn đề này đã được đưa ra trước đó vào hôm 12/9, nhưng tại thời điểm xuất bản đã có lỗi. Không rõ liệu thông cáo báo chí đã được rút lại hay sự cố kỹ thuật đang ngăn cản việc hiển thị trang. Thêm vào đó, iPhone 12 đã không còn được Apple bán trên Apple Store kể từ sau khi iPhone 15 ra mắt vào rạng sáng ngày 13/9 (theo giờ Việt Nam), vì vậy ý nghĩa của lệnh cấm này dường như không đáng ngại đối với công ty.
Tablet Gò Vấp
859 Quang Trung, Phường 12, Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00
Lệnh cấm được thực hiện sau khi cơ quan giám sát bức xạ của Pháp, Agence nationale des frequences (ANFR), tự tiến hành thử nghiệm trên iPhone 12. Họ không tiết lộ phương pháp thử nghiệm hoặc kết quả, nhưng một lãnh đạo Pháp cho biết iPhone 12 đã vượt quá Tỷ lệ hấp thụ riêng (SAR) của quốc gia đối với phơi nhiễm RF.
Apple có bốn mẫu iPhone 12 từng bán, gồm iPhone 12, 12 mini, 12 Pro và 12 Pro Max.
Jean-Noel Barrot, Thứ trưởng phụ trách kinh tế kỹ thuật số của Pháp, nói với Le Parisian: “Apple dự kiến sẽ phản hồi trong vòng hai tuần. Nếu họ không làm như vậy, tôi sẵn sàng ra lệnh thu hồi tất cả iPhone 12 đang lưu hành. Mọi người đều như nhau, kể cả những gã khổng lồ kỹ thuật số”.
Bức xạ RF không giống như bức xạ ion hóa được tạo ra bởi sự phân rã của các đồng vị phóng xạ và từ chính mặt trời, với cơ chế gây tổn hại cũng khác nhau. Bức xạ ion hóa phá vỡ các liên kết trong tế bào, còn bức xạ RF đủ cao có thể làm nóng mô và về mặt lý thuyết có thể gây tổn thương mô.
Tỷ lệ hấp thụ riêng (SAR) đề cập đến tốc độ cơ thể hấp thụ năng lượng RF. SAR ở mức 1W/kg sẽ làm tăng nhiệt độ của tấm mô cách nhiệt lên 1 độ C cho mỗi giờ tiếp xúc ở công suất đó, không tính đến sự mất đi mức tăng nhiệt độ đó do bất kỳ yếu tố nào khác. Cũng cần lưu ý rằng, SAR là thước đo lượng nhiệt đó chứ không phải thước đo thiệt hại tuyệt đối. Về mặt lý thuyết, nhiệt sinh ra có thể gây ra thiệt hại do tiếp xúc với tần số vô tuyến.
Tất cả các mẫu iPhone 12 đã chính thức bị Apple khai tử sau sự kiện ra mắt iPhone 15.
ANFR tuyên bố đã tìm thấy mức hấp thụ ở mức 5,74W/kg trên iPhone 12 trong thử nghiệm khi tiếp xúc. Giới hạn của EU đối với phơi nhiễm khi tiếp xúc là 4W/kg. Tuy nhiên, ANFR đã lưu ý rằng thử nghiệm ở khoảng cách 5 cm từ bộ phận phát sóng của iPhone 12 đã tuân thủ quy định quốc tế về 2W/kg, và đó là thử nghiệm bởi chính Apple.
Barrot dường như tin rằng một bản vá phần mềm sẽ khắc phục được vấn đề. ANFR đang cung cấp những phát hiện của mình cho các cơ quan quản lý khác ở các nước EU. Apple dường như vẫn chưa đưa ra bình luận nào về vấn đề này.
Khá thú vị, thông cáo báo chí về vấn đề này đã được đưa ra trước đó vào hôm 12/9, nhưng tại thời điểm xuất bản đã có lỗi. Không rõ liệu thông cáo báo chí đã được rút lại hay sự cố kỹ thuật đang ngăn cản việc hiển thị trang. Thêm vào đó, iPhone 12 đã không còn được Apple bán trên Apple Store kể từ sau khi iPhone 15 ra mắt vào rạng sáng ngày 13/9 (theo giờ Việt Nam), vì vậy ý nghĩa của lệnh cấm này dường như không đáng ngại đối với công ty.
Tablet Gò Vấp
859 Quang Trung, Phường 12, Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00