đinhlinh11
Bé Tleoo
Nếu bạn đã từng sinh ra và lớn lên vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước, chắc hẳn bạn sẽ không còn lạ gì khi thấy những chiếc xe Simson chạy đầy ngoài đường. Thế nhưng không phải ai cũng biết được dòng xe này và sự ra đời của chúng
Simson vốn là tên của một hãng sản xuất xe máy nổi tiếng ở Đông Đức vào những năm 1934, thời điểm trước chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy nhiên, thương hiệu Simson vốn đã được lập ra từ trước đó vào năm 1856 bởi Lob và Moses, với xuất phát điểm là sản xuất những vũ khí và khí tài phục vụ cho chiến tranh. Cho đến tận năm 1936, mẫu xe máy Simson đầu tiên mới được ra mắt, mang nhãn hiệu BSW 98 (Berlin Suhler Waffen 98), sử dụng động cơ 98 phân khối, 2 thì, chạy bằng xăng với hộp số truyền động 2 cấp.
Sau khi thế chiến 2 kết thúc, chủ nghĩa phát xít tại Đức bị lật đổ, từ đó nhà máy Simson bị chính quyền Xô Viết thu hồi và tiếp quản. Đến năm 1947, nhà máy được sáp nhập cùng với Soviet Avtovelo Company Limited, chuyên sản xuất các thiết bị, máy móc để phục vụ nhu cầu sử dụng của các nước thuộc khối liên bang Xô Viết. Nhờ đó mà các dòng xe Simson có cơ hội được nâng cấp, cải tiến và cho ra mắt những thế hệ mới hiện đại hơn, điển hình như những dòng xe sau đây.
1. Simson AWO 425
Đây là mẫu xe Simson được sản xuất vào năm 1951, sử dụng động cơ 4 thì, dung tích xi lanh 250 phân khối cùng với hộp số truyền động 4 cấp. Mẫu Simson AWO 425 khi được ra mắt đã trở nên vô cùng nổi tiếng, được nhiều hãng sản xuất xe máy khác “copy” và sáng tạo ra nhiều mẫu xe kỳ quái khác sau này.
Về sau, nhà sản xuất đã cải tiến lại một chút chiếc AWO 425, thêm vào hệ thống giảm xóc cần quay sau để giúp di chuyển trên địa hình gồ ghề trở nên êm ái hơn. Ngoài ra phiên bản sau này được thiết kế lại diện mạo, động cơ với công suất 15 mã lực, tốc độ tối đa đạt được 110km/h.
2. Simson RS 250
Sau thành công của mẫu xe Simson AWO 425 đầu tiên, đến năm tiếp theo 1952 - 1953, hãng đã cho ra đời một mẫu xe đua mới mang tên RS 250. Xe sử dụng động cơ xăng 4 thì, xi lanh đơn, hộp 6 truyền động 6 cấp. Động cơ giúp tạo ra công suất 33 mã lực, đi kèm với bộ giảm xóc kép và chạc Earles để giúp tăng tốc độ di chuyển mà vẫn giữ được sự ổn định, không bị rung lắc.
Cho đến năm 1956, hãng Simson tiếp tục làm thêm một mẫu xe đua khác, sử dụng động cơ 2 xi lanh có dung tích 250 phân khối, công suất 35 mã lực, bộ khung tương tự như với RS 250. Tuy nhiên chính quyền Xô Viết thời đó đã ban bố lệnh cấm sản xuất xe đua, cho nên mẫu xe mới này vì thế mà bị quên lãng.
3. Simson GS 350
Vì bị ngăn cấm sản xuất xe đua mà trong năm 1956 hãng Simson đành phải nỗ lực tạo ra sản phẩm khác để mở bán trên thị trường, nhằm có thể cạnh tranh với nhiều thương hiệu nổi tiếng khác. Nhờ đó mà model GS 350 được ra mắt, hay nói chính xác hơn thì GS 350 là một phiên bản “độ lại” nhưng được nâng tầm từ chính RS 250.
GS 350 sử dụng động cơ được nâng cấp 350 phân khối, công suất 20 mã lực, cùng với đó là bộ khung thay đổi nhỏ dựa trên RS 250, với kiểu dáng khỏe khoắn, hiện đại và đẹp mắt hơn bao giờ hết. Cũng trong giai đoạn từ 1956 - 1962, hãng Simson đã tạo thêm một số dòng xe máy công suất nhỏ để phù hợp hơn với đại đa số người dân sử dụng, như là mẫu Schwalbe công suất 2,1 mã lực, mẫu SR-2E công suất 1,5 mã lực, mẫu S3-Star, mẫu KR cùng động cơ như SR-2E nhưng công suất cao hơn,...
4. Simson S51
Trong giai đoạn những năm 70, hãng Simson cho ra đời mẫu xe S50 hoàn toàn mới. Đây được coi như là một sự lột xác, phát triển vượt bậc cả về thiết kế, công nghệ của hãng. Sau thành công của S50, model S51 tiếp tục được ra đời, với cải tiến về màu sắc, thiết kế. Đây cũng là mẫu xe còn thịnh hành tại Đông Đức cho đến tận khi liên bang Xô Viết tan rã vào giai đoạn thập niên 90.
S51 sử dụng động cơ xăng 70 phân khối, đi kèm với hộp số truyền động 4 cấp, khung xe làm bằng thép cùng hệ thống giảm xóc, chịu lực tân tiến. Simson S51 về sau này được du nhập vào Việt Nam chủ yếu thông qua những người xuất khẩu lao động hoặc học tập từ nước ngoài mang về quê hương, và cũng chỉ có gia đình nào thực sự khá giả mới có thể sở hữu chiếc xe này.
5. Simson GS 80
Trong giai đoạn thập niên 80, hãng Simson tái khởi động việc sản xuất các dòng xe đua kể từ khi bị chính quyền Xô Viết cấm trước kia. Điển hình phải kể đến là chiếc GS 80 được sản xuất vào năm 1981 sử dụng động cơ xăng được làm mát bằng dung dịch, công suất 23 mã lực đi kèm với hộp số truyền động 6 cấp. Các phiên bản cải tiến sau này của GS 80 còn đạt được nhiều giải thưởng khi tham gia vào những cuộc đua, giải đấu hấp dẫn.
Cũng trong giai đoạn này, hãng Simson còn sản xuất ra thêm một số mẫu xe khác được độ lên từ những mẫu xe cũ đã làm nên tên tuổi của hãng như Schwalbe hay S51. Những mẫu xe đời mới này đều sử dụng động cơ 80cc cấp tiến, làm mát bằng chất lỏng, hộp số 6 cấp, van nạp quay, bộ khung nhôm liền khối, bộ giảm xóc và phanh đĩa thế hệ mới,... Tất cả đã mang lại cho hãng Simson sức hút vô cùng khó cưỡng đến từ nhiều thế hệ thanh niên trên toàn thế giới.
Cho đến giai đoạn những năm 90, khi liên bang Xô Viết chính thức tan rã đã khiến cho hãng Simson lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Từ đó chúng ta không còn được thấy những mẫu thiết kế huyền thoại đã làm nên tên tuổi của hãng. Công nghệ lỗi thời, thiết kế lạc hậu đã khiến cho doanh số của Simson sụt giảm ghê gớm, buộc hãng phải đóng cửa nhà máy vào năm 2002, còn dây chuyền sản xuất được Nga mua lại.
Nhưng dù sao đi chăng nữa, các mẫu xe Simson vẫn luôn là niềm mơ ước của biết bao nhiêu thế hệ thanh niên Việt Nam cũng như khắp thế giới vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước.
Simson vốn là tên của một hãng sản xuất xe máy nổi tiếng ở Đông Đức vào những năm 1934, thời điểm trước chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy nhiên, thương hiệu Simson vốn đã được lập ra từ trước đó vào năm 1856 bởi Lob và Moses, với xuất phát điểm là sản xuất những vũ khí và khí tài phục vụ cho chiến tranh. Cho đến tận năm 1936, mẫu xe máy Simson đầu tiên mới được ra mắt, mang nhãn hiệu BSW 98 (Berlin Suhler Waffen 98), sử dụng động cơ 98 phân khối, 2 thì, chạy bằng xăng với hộp số truyền động 2 cấp.
Sau khi thế chiến 2 kết thúc, chủ nghĩa phát xít tại Đức bị lật đổ, từ đó nhà máy Simson bị chính quyền Xô Viết thu hồi và tiếp quản. Đến năm 1947, nhà máy được sáp nhập cùng với Soviet Avtovelo Company Limited, chuyên sản xuất các thiết bị, máy móc để phục vụ nhu cầu sử dụng của các nước thuộc khối liên bang Xô Viết. Nhờ đó mà các dòng xe Simson có cơ hội được nâng cấp, cải tiến và cho ra mắt những thế hệ mới hiện đại hơn, điển hình như những dòng xe sau đây.
1. Simson AWO 425
Đây là mẫu xe Simson được sản xuất vào năm 1951, sử dụng động cơ 4 thì, dung tích xi lanh 250 phân khối cùng với hộp số truyền động 4 cấp. Mẫu Simson AWO 425 khi được ra mắt đã trở nên vô cùng nổi tiếng, được nhiều hãng sản xuất xe máy khác “copy” và sáng tạo ra nhiều mẫu xe kỳ quái khác sau này.
Về sau, nhà sản xuất đã cải tiến lại một chút chiếc AWO 425, thêm vào hệ thống giảm xóc cần quay sau để giúp di chuyển trên địa hình gồ ghề trở nên êm ái hơn. Ngoài ra phiên bản sau này được thiết kế lại diện mạo, động cơ với công suất 15 mã lực, tốc độ tối đa đạt được 110km/h.
2. Simson RS 250
Sau thành công của mẫu xe Simson AWO 425 đầu tiên, đến năm tiếp theo 1952 - 1953, hãng đã cho ra đời một mẫu xe đua mới mang tên RS 250. Xe sử dụng động cơ xăng 4 thì, xi lanh đơn, hộp 6 truyền động 6 cấp. Động cơ giúp tạo ra công suất 33 mã lực, đi kèm với bộ giảm xóc kép và chạc Earles để giúp tăng tốc độ di chuyển mà vẫn giữ được sự ổn định, không bị rung lắc.
Cho đến năm 1956, hãng Simson tiếp tục làm thêm một mẫu xe đua khác, sử dụng động cơ 2 xi lanh có dung tích 250 phân khối, công suất 35 mã lực, bộ khung tương tự như với RS 250. Tuy nhiên chính quyền Xô Viết thời đó đã ban bố lệnh cấm sản xuất xe đua, cho nên mẫu xe mới này vì thế mà bị quên lãng.
3. Simson GS 350
Vì bị ngăn cấm sản xuất xe đua mà trong năm 1956 hãng Simson đành phải nỗ lực tạo ra sản phẩm khác để mở bán trên thị trường, nhằm có thể cạnh tranh với nhiều thương hiệu nổi tiếng khác. Nhờ đó mà model GS 350 được ra mắt, hay nói chính xác hơn thì GS 350 là một phiên bản “độ lại” nhưng được nâng tầm từ chính RS 250.
GS 350 sử dụng động cơ được nâng cấp 350 phân khối, công suất 20 mã lực, cùng với đó là bộ khung thay đổi nhỏ dựa trên RS 250, với kiểu dáng khỏe khoắn, hiện đại và đẹp mắt hơn bao giờ hết. Cũng trong giai đoạn từ 1956 - 1962, hãng Simson đã tạo thêm một số dòng xe máy công suất nhỏ để phù hợp hơn với đại đa số người dân sử dụng, như là mẫu Schwalbe công suất 2,1 mã lực, mẫu SR-2E công suất 1,5 mã lực, mẫu S3-Star, mẫu KR cùng động cơ như SR-2E nhưng công suất cao hơn,...
4. Simson S51
Trong giai đoạn những năm 70, hãng Simson cho ra đời mẫu xe S50 hoàn toàn mới. Đây được coi như là một sự lột xác, phát triển vượt bậc cả về thiết kế, công nghệ của hãng. Sau thành công của S50, model S51 tiếp tục được ra đời, với cải tiến về màu sắc, thiết kế. Đây cũng là mẫu xe còn thịnh hành tại Đông Đức cho đến tận khi liên bang Xô Viết tan rã vào giai đoạn thập niên 90.
S51 sử dụng động cơ xăng 70 phân khối, đi kèm với hộp số truyền động 4 cấp, khung xe làm bằng thép cùng hệ thống giảm xóc, chịu lực tân tiến. Simson S51 về sau này được du nhập vào Việt Nam chủ yếu thông qua những người xuất khẩu lao động hoặc học tập từ nước ngoài mang về quê hương, và cũng chỉ có gia đình nào thực sự khá giả mới có thể sở hữu chiếc xe này.
5. Simson GS 80
Trong giai đoạn thập niên 80, hãng Simson tái khởi động việc sản xuất các dòng xe đua kể từ khi bị chính quyền Xô Viết cấm trước kia. Điển hình phải kể đến là chiếc GS 80 được sản xuất vào năm 1981 sử dụng động cơ xăng được làm mát bằng dung dịch, công suất 23 mã lực đi kèm với hộp số truyền động 6 cấp. Các phiên bản cải tiến sau này của GS 80 còn đạt được nhiều giải thưởng khi tham gia vào những cuộc đua, giải đấu hấp dẫn.
Cũng trong giai đoạn này, hãng Simson còn sản xuất ra thêm một số mẫu xe khác được độ lên từ những mẫu xe cũ đã làm nên tên tuổi của hãng như Schwalbe hay S51. Những mẫu xe đời mới này đều sử dụng động cơ 80cc cấp tiến, làm mát bằng chất lỏng, hộp số 6 cấp, van nạp quay, bộ khung nhôm liền khối, bộ giảm xóc và phanh đĩa thế hệ mới,... Tất cả đã mang lại cho hãng Simson sức hút vô cùng khó cưỡng đến từ nhiều thế hệ thanh niên trên toàn thế giới.
Cho đến giai đoạn những năm 90, khi liên bang Xô Viết chính thức tan rã đã khiến cho hãng Simson lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Từ đó chúng ta không còn được thấy những mẫu thiết kế huyền thoại đã làm nên tên tuổi của hãng. Công nghệ lỗi thời, thiết kế lạc hậu đã khiến cho doanh số của Simson sụt giảm ghê gớm, buộc hãng phải đóng cửa nhà máy vào năm 2002, còn dây chuyền sản xuất được Nga mua lại.
Nhưng dù sao đi chăng nữa, các mẫu xe Simson vẫn luôn là niềm mơ ước của biết bao nhiêu thế hệ thanh niên Việt Nam cũng như khắp thế giới vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước.