linh_449
Linh Linhh
MẸ, THƠM MỘT CÁI.
. . .
Vì một lý do nào đó, tôi đã đọc cuốn sách này rất nhiều lần. Do vậy tôi rất muốn chia sẻ với mọi người về cuốn sách này.
Nếu “You Are The Apple In My Eyes” là một tiểu thuyết viết xuất sắc về tình yêu trong những năm tháng thanh xuân của Cửu Bả Đao thì “Mẹ, thơm một cái” của ông lại thực sự xứng đáng là “mảnh ghép vàng” trong vô vàn tác phẩm viết về tình mẫu tử đầy thiêng liêng.
Bạn có tin nổi không khi một nhà văn mới 28 tuổi và còn đang hoàn thành chương trình học lại vừa đồng hành chăm sóc mẹ, vừa viết 5000 - 8000 chữ mỗi ngày, cho ra 14 cuốn sách sau 14 tháng ? Nhưng Cửu Bả Đao đã làm được điều đó. Điều đặc biệt, cuốn sách thứ 14 chính là “Mẹ, thơm một cái’. Thế nên hiển nhiên mà nói, phía sau từng câu từng chữ trong cuốn sách là tình yêu thương mà Cửu Bả Đao dành cho mẹ của mình.
“Năm 2004, mẹ của Cửu Bả Đao mắc bệnh ung thư máu, chi phí điều trị cực kì tốn kém. Cửu Bả Đao thỏa thuận với nhà xuất bản: “Bắt đầu từ bây giờ, tôi viết xong cuốn nào sẽ xuất bản luôn trong tháng tiếp theo, sau đó chuyển ngay cho tôi tờ ngân phiếu có thể hoán đổi thành tiền mặt trong ngày”.
Từ xưa đến nay, tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng nhất, ai trong mỗi chúng ta cũng không thể phủ nhận được điều này. Nhưng những đứa con như chúng ta, lại rất “ngại” khi bày tỏ tình cảm với mẹ.
Lời yêu mẹ, thương mẹ sao khó nói ra quá !
Muốn thơm mẹ một cái như lúc con bé, nhưng cũng chẳng dễ dàng !
Phải chăng trong dòng suy nghĩ của những đứa con, khi đã trưởng thành rồi thì không thể vùi đầu vào lòng mẹ khóc, không thể thủ thỉ với mẹ rằng“Con yêu mẹ rất nhiều !”, cũng không thể can đảm thơm lên má mẹ một cái thật ngọt ngào ? Vậy mà bằng giọng văn đầy mộc mạc, chân thành của mình, cuốn sách tự truyện của Cửu Bả Đao đã vẽ nên một bức tranh tình mẫu tử đáng ngưỡng mộ và trân trọng. Ở đó có một người mẹ luôn bận rộn vì dành hết thời gian chăm lo cho gia đình, mấy năm nay chẳng được ngủ tròn giấc, lại vì chăm sóc cho chồng mà chịu cam chịu oan ức, vẫn vực tinh thần để lo chuyện cửa hiệu, vất vả như vậy nhưng mẹ chẳng một lời than vãn hay trách móc. Một người mẹ mà ước mơ lớn nhất là được ngủ một giấc thật đẫy, nhưng chờ đến lúc được nghỉ ngơi thì cũng là lúc mẹ phát hiện bản thân đang mắc căn bệnh máu trắng.
“Vài tiếng đồng hồ trước, thằng út nói một câu rất láo: ‘Mẹ à cả đời mẹ chưa bao giờ được ngủ một giấc ngon, nhân cơ hội này nghỉ ngơi đi mẹ.’ Chẳng hiểu sao nữa, lúc đó rất muốn bảo nó câm miệng, tuy rằng đó là sự thật.”
Những gì mẹ hy sinh và phải trải qua, khiến cho Cửu Bả Đao cũng tự cảm thấy bất bình thay.
“Làm một người mẹ tốt rất khó khăn, muốn kiêm cả một người vợ tốt và con dâu tốt lại càng khó.
Vậy thì đừng có khó khăn thế nữa.
Nếu thời gian có quay ngược lại, tôi thà mong mẹ gây gổ với sự thiếu quan tâm của ba nhiều hơn, xem có đồ đạc gì ném cho vỡ ra cũng tốt; thêm nhiều lần gọi hàng cơm đưa đến, thậm chí đi khỏi nhà mấy ngày nhiều lần, để bà nội sớm xuống bếp ăn những thứ tự nấu lấy.
Mẹ chẳng có phương pháp nuôi dạy gì đặc biệt, lúc đánh phạt chẳng đau tí nào, chỉ một lòng hy sinh cống hiến. Hy sinh đến mức độ làm anh em chúng tôi thấy xót xa.”
Nhưng bù lại, người mẹ ấy là một người con dâu được mẹ chồng hết mực tin tưởng, coi trọng, là người vợ được chồng mình vô cùng yêu thương. Trên hết, bà còn là một người mẹ tuyệt vời, có ba người con trai thành đạt và luôn kính trọng bà. Mà với Cửu Bả Đao, những kỉ niệm về mẹ luôn luôn hiện hữu trong tâm trí ông, ông rất thương mẹ, vĩnh viễn không muốn mất đi mẹ.
Người nhà đều lo lắng sắp tới mẹ chuyển vào buồng cách ly để tránh lây nhiễm thì sẽ phải chịu sự cô đơn. Anh cả và ba rất thương mẹ, còn tôi thì vô cùng sợ hãi.
“Mẹ ơi, con phải nói trước, con là đứa yếu đuối nhất nhà, vì thế mẹ nhất định phải kiên cường, để còn động viên con.” Tôi nói câu nọ xọ câu kia. “Điều con lo nhất không phải mẹ vào buồng cách ly sẽ cô đơn, mà là không được nhìn thấy mẹ nữa con sẽ rất cô đơn.”
Mẹ của ông thích trò chuyện với con trai khi những đứa con của bà đứng trong buồng tắm với tiếng nước chảy xối xả, còn bà thì vẫn đều tay làm những món ăn của mình. Có lần ông gắt gỏng với mẹ khi hai người đang nói chuyện với nhau về yêu đương, khi thấy nước mắt mẹ rơi, ông đã thật sự rất ân hận. Tôi cảm nhận được tình cảm của ông dành cho mẹ không chỉ là qua những dòng văn tựa như những dòng nhật ký đầy chân thực của ông mà còn là những hành động quan tâm ông dành cho mẹ mà hiếm có đứa con nào có thể làm được.
Tiểu học Dân Sinh có ba cái cổng. Mỗi anh em cách nhau hai tuổi, nên chỗ tạm biệt mẹ cũng khác nhau. Còn nhớ khi tôi mới lên lớp năm không lâu, anh cả đã lên cấp hai, còn thằng út đã vào cái cổng khác của trường. Cái ngày quan trọng đó, một mình mẹ đưa tôi đến cổng chính, dặn dò mấy câu rồi dắt xe chuẩn bị quay đi.
“Mẹ, vẫn chưa thơm mà?” Tôi ngỡ ngàng.
“Lớn rồi đấy, không cần thơm, mau đi vào đi.” Mẹ nói, hơi xấu hổ.
Mắt tôi chợt đỏ hoe, nước mắt nhạt nhòa, đi vào trường mà chực bật khóc.
Bỗng mẹ gọi tôi lại, tôi sải bước tới chỗ mẹ, nước mắt lưng tròng.
“Được được, lại đây.” Mẹ bảo, rồi để tôi “mổ” hai phát lên má.
Tôi không chỉ ấn tượng vì tình mẫu tử trong những dòng văn của Cửu Bả Đao mà còn thấy hết sức ngưỡng mộ tình yêu của Cửu Bả Đao và cô gái với cái tên đầy đáng yêu - Xù. Hai người đã có sáu năm và mười tháng yêu thương và nhung nhớ, đều có ý nghĩa quan trọng đối với nhau, đồng hành chia sẻ với nhau một giai đoạn trưởng thành đẹp nhất trong đời người, cùng nhau vẽ nên tấm bản đồ cuộc sống bao hàm hai chữ “bên nhau.” Nhưng đến lúc mẹ của ông mắc bệnh, ông nhận ra bản thân cần phải đưa ra một quyết định để tốt cho tất cả mọi người. Ông và Xù đã chia tay nhau hết sức nhẹ nhàng, với sự tôn trọng nhau hết mực. Cửu Bả Đao đã thấy sự thiệt thòi mà Xù phải chịu đựng, nhưng ông cũng hiểu bản thân mình còn có mẹ cần phải chăm sóc. Tình yêu và tình thân, cả hai đối với ông đều rất quan trọng.
“Trong một tương lai xa hơn, tôi phải ở gần hơn nữa bên gia đình mình. Cái sự gần đó rất ích kỷ, rất giằng xé. Chính vào lúc tôi yêu Xù nhất thì xuất hiện vấn đề chuyển biến trong tình yêu hai đứa. Nhưng không có ai đúng ai sai.
“Mối duyên chúng mình kết là thiện duyên, không ai nợ ai, kiếp sau ta cùng trả ơn nhau nhé.” Tôi nhắm mắt.
Nắm chặt tay, đặt nhẹ nhàng lên ngực.
Sau đó, chuyển sang đặt lên ngực của Xù.
“Kiếp sau đổi thành anh cố gắng để ở bên em nhé.” Xù khóc.
Xù luôn ước được tôi tặng một con gấu to để ôm.
Bây giờ tôi đã tặng, cho cô ấy chọn một “gấu” khác. Đủ độ cao to.”
Trong cuộc sống, chúng ta đôi lúc phải chấp nhận đánh đổi để tất cả mọi người đều có thể tốt đẹp hơn. Thế nhưng, tôi vẫn vô cùng ngưỡng mộ sự quyết đoán, chín chắn trong suy nghĩ của Cửu Bả Đao.Thật sự, “Mẹ, thơm một cái” đã ghi dấu trong tôi những cảm xúc không thể nào diễn tả được. Tôi nhớ về mẹ tôi, mẹ là một người mẹ tuyệt vời, một người mẹ đã dành những năm tháng thanh xuân tươi đẹp nhất của mình để chăm lo, vun vén cho gia đình. Tôi mong rằng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mẹ, chúc mẹ luôn có thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui và vô vàn hạnh phúc. Và tôi cũng muốn gửi những lời chúc đẹp nhất đến với tất cả những người mẹ trên thế giới này, họ hết thảy đều là những người mẹ tuyệt vời, đáng kính trọng và cần được yêu thương, hãy chăm sóc mẹ thật tốt.
“Mẹ là xương cột sống của tôi, giúp tôi luôn sống ngay thẳng và chân thành. Mẹ là máu nóng trong tôi, giúp tôi luôn mạnh mẽ và đầy sức sống. Mẹ là nhịp đập trái tim tôi. Tôi không thể tưởng tượng được cuộc đời tôi sẽ ra sao nếu thiếu mẹ.” (Summer Island - Kristin Hannah).
. . .
Đọc xong “Mẹ, thơm một cái”, tôi còn sưu tầm được nhiều chiếc trích đoạn nhỏ xinh đầy ý nghĩa.
“Bởi vì, mẹ là người duy nhất trên đời này, không cảm thấy ngưỡng mộ hoặc đố kỵ trước những thành tựu tâm huyết của tôi. Tôi muốn mẹ hiểu sâu sắc mối quan hệ tốt đẹp giữa hai mẹ con tôi.
Ba yếu tố của một cây bút: Tình cảm, nguồn cảm hứng và động lực.
Trong cuộc đời tôi, tình yêu mà mẹ dồn cho tôi có đủ ba thứ đó.”
. . .
“Điều khiến tôi xót xa là, khi phóng viên phỏng vấn bốn chị em ngồi bên bàn: “Các con biết mẹ mất rồi không?”, bốn chị em ngây thơ trả lời: “Mẹ con chết tối qua rồi”, “Mẹ con bay lên trời rồi.” Một đứa trẻ còn đứng trước ống kính camera dùng ngón tay làm động tác chết ngoẻo. Những đứa trẻ chưa biết đau buồn, không hiểu bao lâu nữa mới cảm nhận được nỗi khổ hoảng loạn và không nơi nương tựa.”
. . .
“Mẹ ơi, thơm một cái.
Thơm cái nữa.
Rồi thơm cái nữa.
Có mọi người thật tốt
Sức khỏe là vô giá, mất đi, mới biết nó quan trọng thế nào.”
. . .
Hãy thử đọc “Mẹ, thơm một cái”, tôi tin bạn sẽ bị nghiện.
. . .
Vì một lý do nào đó, tôi đã đọc cuốn sách này rất nhiều lần. Do vậy tôi rất muốn chia sẻ với mọi người về cuốn sách này.
Nếu “You Are The Apple In My Eyes” là một tiểu thuyết viết xuất sắc về tình yêu trong những năm tháng thanh xuân của Cửu Bả Đao thì “Mẹ, thơm một cái” của ông lại thực sự xứng đáng là “mảnh ghép vàng” trong vô vàn tác phẩm viết về tình mẫu tử đầy thiêng liêng.
Bạn có tin nổi không khi một nhà văn mới 28 tuổi và còn đang hoàn thành chương trình học lại vừa đồng hành chăm sóc mẹ, vừa viết 5000 - 8000 chữ mỗi ngày, cho ra 14 cuốn sách sau 14 tháng ? Nhưng Cửu Bả Đao đã làm được điều đó. Điều đặc biệt, cuốn sách thứ 14 chính là “Mẹ, thơm một cái’. Thế nên hiển nhiên mà nói, phía sau từng câu từng chữ trong cuốn sách là tình yêu thương mà Cửu Bả Đao dành cho mẹ của mình.
“Năm 2004, mẹ của Cửu Bả Đao mắc bệnh ung thư máu, chi phí điều trị cực kì tốn kém. Cửu Bả Đao thỏa thuận với nhà xuất bản: “Bắt đầu từ bây giờ, tôi viết xong cuốn nào sẽ xuất bản luôn trong tháng tiếp theo, sau đó chuyển ngay cho tôi tờ ngân phiếu có thể hoán đổi thành tiền mặt trong ngày”.
Từ xưa đến nay, tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng nhất, ai trong mỗi chúng ta cũng không thể phủ nhận được điều này. Nhưng những đứa con như chúng ta, lại rất “ngại” khi bày tỏ tình cảm với mẹ.
Lời yêu mẹ, thương mẹ sao khó nói ra quá !
Muốn thơm mẹ một cái như lúc con bé, nhưng cũng chẳng dễ dàng !
Phải chăng trong dòng suy nghĩ của những đứa con, khi đã trưởng thành rồi thì không thể vùi đầu vào lòng mẹ khóc, không thể thủ thỉ với mẹ rằng“Con yêu mẹ rất nhiều !”, cũng không thể can đảm thơm lên má mẹ một cái thật ngọt ngào ? Vậy mà bằng giọng văn đầy mộc mạc, chân thành của mình, cuốn sách tự truyện của Cửu Bả Đao đã vẽ nên một bức tranh tình mẫu tử đáng ngưỡng mộ và trân trọng. Ở đó có một người mẹ luôn bận rộn vì dành hết thời gian chăm lo cho gia đình, mấy năm nay chẳng được ngủ tròn giấc, lại vì chăm sóc cho chồng mà chịu cam chịu oan ức, vẫn vực tinh thần để lo chuyện cửa hiệu, vất vả như vậy nhưng mẹ chẳng một lời than vãn hay trách móc. Một người mẹ mà ước mơ lớn nhất là được ngủ một giấc thật đẫy, nhưng chờ đến lúc được nghỉ ngơi thì cũng là lúc mẹ phát hiện bản thân đang mắc căn bệnh máu trắng.
“Vài tiếng đồng hồ trước, thằng út nói một câu rất láo: ‘Mẹ à cả đời mẹ chưa bao giờ được ngủ một giấc ngon, nhân cơ hội này nghỉ ngơi đi mẹ.’ Chẳng hiểu sao nữa, lúc đó rất muốn bảo nó câm miệng, tuy rằng đó là sự thật.”
Những gì mẹ hy sinh và phải trải qua, khiến cho Cửu Bả Đao cũng tự cảm thấy bất bình thay.
“Làm một người mẹ tốt rất khó khăn, muốn kiêm cả một người vợ tốt và con dâu tốt lại càng khó.
Vậy thì đừng có khó khăn thế nữa.
Nếu thời gian có quay ngược lại, tôi thà mong mẹ gây gổ với sự thiếu quan tâm của ba nhiều hơn, xem có đồ đạc gì ném cho vỡ ra cũng tốt; thêm nhiều lần gọi hàng cơm đưa đến, thậm chí đi khỏi nhà mấy ngày nhiều lần, để bà nội sớm xuống bếp ăn những thứ tự nấu lấy.
Mẹ chẳng có phương pháp nuôi dạy gì đặc biệt, lúc đánh phạt chẳng đau tí nào, chỉ một lòng hy sinh cống hiến. Hy sinh đến mức độ làm anh em chúng tôi thấy xót xa.”
Nhưng bù lại, người mẹ ấy là một người con dâu được mẹ chồng hết mực tin tưởng, coi trọng, là người vợ được chồng mình vô cùng yêu thương. Trên hết, bà còn là một người mẹ tuyệt vời, có ba người con trai thành đạt và luôn kính trọng bà. Mà với Cửu Bả Đao, những kỉ niệm về mẹ luôn luôn hiện hữu trong tâm trí ông, ông rất thương mẹ, vĩnh viễn không muốn mất đi mẹ.
Người nhà đều lo lắng sắp tới mẹ chuyển vào buồng cách ly để tránh lây nhiễm thì sẽ phải chịu sự cô đơn. Anh cả và ba rất thương mẹ, còn tôi thì vô cùng sợ hãi.
“Mẹ ơi, con phải nói trước, con là đứa yếu đuối nhất nhà, vì thế mẹ nhất định phải kiên cường, để còn động viên con.” Tôi nói câu nọ xọ câu kia. “Điều con lo nhất không phải mẹ vào buồng cách ly sẽ cô đơn, mà là không được nhìn thấy mẹ nữa con sẽ rất cô đơn.”
Mẹ của ông thích trò chuyện với con trai khi những đứa con của bà đứng trong buồng tắm với tiếng nước chảy xối xả, còn bà thì vẫn đều tay làm những món ăn của mình. Có lần ông gắt gỏng với mẹ khi hai người đang nói chuyện với nhau về yêu đương, khi thấy nước mắt mẹ rơi, ông đã thật sự rất ân hận. Tôi cảm nhận được tình cảm của ông dành cho mẹ không chỉ là qua những dòng văn tựa như những dòng nhật ký đầy chân thực của ông mà còn là những hành động quan tâm ông dành cho mẹ mà hiếm có đứa con nào có thể làm được.
Tiểu học Dân Sinh có ba cái cổng. Mỗi anh em cách nhau hai tuổi, nên chỗ tạm biệt mẹ cũng khác nhau. Còn nhớ khi tôi mới lên lớp năm không lâu, anh cả đã lên cấp hai, còn thằng út đã vào cái cổng khác của trường. Cái ngày quan trọng đó, một mình mẹ đưa tôi đến cổng chính, dặn dò mấy câu rồi dắt xe chuẩn bị quay đi.
“Mẹ, vẫn chưa thơm mà?” Tôi ngỡ ngàng.
“Lớn rồi đấy, không cần thơm, mau đi vào đi.” Mẹ nói, hơi xấu hổ.
Mắt tôi chợt đỏ hoe, nước mắt nhạt nhòa, đi vào trường mà chực bật khóc.
Bỗng mẹ gọi tôi lại, tôi sải bước tới chỗ mẹ, nước mắt lưng tròng.
“Được được, lại đây.” Mẹ bảo, rồi để tôi “mổ” hai phát lên má.
Tôi không chỉ ấn tượng vì tình mẫu tử trong những dòng văn của Cửu Bả Đao mà còn thấy hết sức ngưỡng mộ tình yêu của Cửu Bả Đao và cô gái với cái tên đầy đáng yêu - Xù. Hai người đã có sáu năm và mười tháng yêu thương và nhung nhớ, đều có ý nghĩa quan trọng đối với nhau, đồng hành chia sẻ với nhau một giai đoạn trưởng thành đẹp nhất trong đời người, cùng nhau vẽ nên tấm bản đồ cuộc sống bao hàm hai chữ “bên nhau.” Nhưng đến lúc mẹ của ông mắc bệnh, ông nhận ra bản thân cần phải đưa ra một quyết định để tốt cho tất cả mọi người. Ông và Xù đã chia tay nhau hết sức nhẹ nhàng, với sự tôn trọng nhau hết mực. Cửu Bả Đao đã thấy sự thiệt thòi mà Xù phải chịu đựng, nhưng ông cũng hiểu bản thân mình còn có mẹ cần phải chăm sóc. Tình yêu và tình thân, cả hai đối với ông đều rất quan trọng.
“Trong một tương lai xa hơn, tôi phải ở gần hơn nữa bên gia đình mình. Cái sự gần đó rất ích kỷ, rất giằng xé. Chính vào lúc tôi yêu Xù nhất thì xuất hiện vấn đề chuyển biến trong tình yêu hai đứa. Nhưng không có ai đúng ai sai.
“Mối duyên chúng mình kết là thiện duyên, không ai nợ ai, kiếp sau ta cùng trả ơn nhau nhé.” Tôi nhắm mắt.
Nắm chặt tay, đặt nhẹ nhàng lên ngực.
Sau đó, chuyển sang đặt lên ngực của Xù.
“Kiếp sau đổi thành anh cố gắng để ở bên em nhé.” Xù khóc.
Xù luôn ước được tôi tặng một con gấu to để ôm.
Bây giờ tôi đã tặng, cho cô ấy chọn một “gấu” khác. Đủ độ cao to.”
Trong cuộc sống, chúng ta đôi lúc phải chấp nhận đánh đổi để tất cả mọi người đều có thể tốt đẹp hơn. Thế nhưng, tôi vẫn vô cùng ngưỡng mộ sự quyết đoán, chín chắn trong suy nghĩ của Cửu Bả Đao.Thật sự, “Mẹ, thơm một cái” đã ghi dấu trong tôi những cảm xúc không thể nào diễn tả được. Tôi nhớ về mẹ tôi, mẹ là một người mẹ tuyệt vời, một người mẹ đã dành những năm tháng thanh xuân tươi đẹp nhất của mình để chăm lo, vun vén cho gia đình. Tôi mong rằng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mẹ, chúc mẹ luôn có thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui và vô vàn hạnh phúc. Và tôi cũng muốn gửi những lời chúc đẹp nhất đến với tất cả những người mẹ trên thế giới này, họ hết thảy đều là những người mẹ tuyệt vời, đáng kính trọng và cần được yêu thương, hãy chăm sóc mẹ thật tốt.
“Mẹ là xương cột sống của tôi, giúp tôi luôn sống ngay thẳng và chân thành. Mẹ là máu nóng trong tôi, giúp tôi luôn mạnh mẽ và đầy sức sống. Mẹ là nhịp đập trái tim tôi. Tôi không thể tưởng tượng được cuộc đời tôi sẽ ra sao nếu thiếu mẹ.” (Summer Island - Kristin Hannah).
. . .
Đọc xong “Mẹ, thơm một cái”, tôi còn sưu tầm được nhiều chiếc trích đoạn nhỏ xinh đầy ý nghĩa.
“Bởi vì, mẹ là người duy nhất trên đời này, không cảm thấy ngưỡng mộ hoặc đố kỵ trước những thành tựu tâm huyết của tôi. Tôi muốn mẹ hiểu sâu sắc mối quan hệ tốt đẹp giữa hai mẹ con tôi.
Ba yếu tố của một cây bút: Tình cảm, nguồn cảm hứng và động lực.
Trong cuộc đời tôi, tình yêu mà mẹ dồn cho tôi có đủ ba thứ đó.”
. . .
“Điều khiến tôi xót xa là, khi phóng viên phỏng vấn bốn chị em ngồi bên bàn: “Các con biết mẹ mất rồi không?”, bốn chị em ngây thơ trả lời: “Mẹ con chết tối qua rồi”, “Mẹ con bay lên trời rồi.” Một đứa trẻ còn đứng trước ống kính camera dùng ngón tay làm động tác chết ngoẻo. Những đứa trẻ chưa biết đau buồn, không hiểu bao lâu nữa mới cảm nhận được nỗi khổ hoảng loạn và không nơi nương tựa.”
. . .
“Mẹ ơi, thơm một cái.
Thơm cái nữa.
Rồi thơm cái nữa.
Có mọi người thật tốt
Sức khỏe là vô giá, mất đi, mới biết nó quan trọng thế nào.”
. . .
Hãy thử đọc “Mẹ, thơm một cái”, tôi tin bạn sẽ bị nghiện.
Đính kèm
-
88.9 KB Xem: 60