Hạn chế chất béo, đồ ngọt; ăn chậm, nhai kỹ; không ăn quá no... là những mẹo ăn uống đơn giản giúp hạn chế triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Tình trạng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản gây ra các triệu chứng ợ nóng, viêm họng, viêm thanh quản kéo dài. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm loét thực quản, chít hẹp thực quản, thậm chí ung thư thực quản.
Bác sĩ Đào Trần Tiến (Phó khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho biết trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thường gặp, không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bệnh có thể điều trị bằng các thuốc ức chế bài tiết dịch vị, nhưng dễ tái phát khi dừng thuốc hoặc thói quen ăn uống, sinh hoạt không phù hợp. Do vậy, thay đổi thói quen ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Dưới đây là một số mẹo ăn uống đơn giản giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản theo gợi ý của bác sĩ Tiến.
Hạn chế chất béo
Đồ ăn nhiều chất béo và đồ chiên rán không chỉ gây đầy hơi, khó tiêu, làm chậm quá trình rỗng dạ dày mà còn làm giãn cơ vòng thực quản dưới do kích thích giải phóng hormone cholecystokinin (CCK) trong máu, tăng nguy cơ trào ngược. Ngoài ra, lạm dụng thực phẩm chiên rán và nhiều chất béo xấu như chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến béo phì - một trong những yếu tố tăng nguy cơ trào ngược axit.
Người bệnh nên hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo. Các loại chất béo có lợi cho sức khỏe nên sử dụng là các axit béo omega-3 từ cá, omega-6 trong các loại hạt (hạt lanh, hạt hướng dương, bơ lạc, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều) và trứng, chất béo không bão hòa đơn từ dầu ô liu, dầu mè hoặc quả bơ. Các loại thức ăn nên ưu tiên chế biến bằng cách luộc, hấp, thay vì chiên, xào. Tăng cường ăn trái cây, rau củ và chất xơ cũng giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, duy trì sức khỏe đường ruột.
Ăn nhiều trái cây, rau củ và chất xơ giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, hạn chế triệu chứng trào ngược axit. Ảnh: Freepik
Tránh lạm dụng đồ ngọt
Lạm dụng đồ ngọt, chế độ ăn nhiều tinh bột có thể gây thừa cân, béo phì. Những thực phẩm này còn khó tiêu hóa, làm chậm quá trình rỗng dạ dày, gây thêm áp lực lên dạ dày và cơ vòng thực quản dưới. Để giảm tần suất của các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh không nên ăn nhiều đồ ngọt.
Tránh thực phẩm kích thích dạ dày, thực quản
Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên tránh các loại thực phẩm gây kích thích dạ dày, thực quản như thực phẩm chua cay, thức uống chứa caffeine như trà, cà phê, nước ngọt có ga, bia rượu. Thực phẩm có tính kiềm tránh sự bào mòn lớp nhầy của dạ dày, hạn chế axit trào lên thực quản như đậu nành, gạo lứt, nấm, súp lơ, bơ, các loại rau họ cải... nên sử dụng.
Thực phẩm chứa nhiều hợp chất vitamin C, axit ascorbic gây khó tiêu, kích ứng niêm mạc thực quản, tăng các triệu chứng ợ nóng. Caffeine có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Khí carbon dioxide trong các loại nước ngọt có ga có thể gây ợ hơi thường xuyên, tăng lượng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Chất cồn trong bia rượu không chỉ gây tổn thương niêm mạc thực quản tại chỗ mà còn làm tăng tiết axit trong dạ dày, giãn cơ vòng thực quản dưới, làm dịch dạ dày trào lên gây tổn thương thực quản.
Ăn chậm, nhai kỹ
Ăn chậm, nhai kỹ giúp phá vỡ hoàn toàn thức ăn, hỗ trợ dạ dày tiêu hóa và phân hủy thức ăn nhanh hơn. Người bệnh cũng kiểm soát được khẩu phần ăn do não có đủ thời gian cần thiết để nhận biết cơ thể đã nạp đủ lượng thức ăn. Nhờ đó tránh được tình trạng ăn quá no, dễ gây tăng cân hoặc tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Thói quen này còn kích thích cơ thể tiết đủ enzym để phá vỡ hoàn toàn thức ăn, thành chất dinh dưỡng, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ một lượng lớn vitamin và khoáng chất từ thực phẩm. Từ đó, người bệnh tránh được tình trạng khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng, trào ngược axit.
Chia nhỏ các bữa ăn
Ăn quá nhiều một bữa làm tăng áp lực cơ vòng thực quản dưới, tạo cơ hội cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Lượng thức ăn quá nhiều trong dạ dày có thể dẫn đến cảm giác đầy hơi, khó tiêu và trào ngược axit. Theo bác sĩ Tiến, người có bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn 4-6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa chính với khối lượng thức ăn nhiều. Chia nhỏ khẩu phần ăn còn giúp thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột non nhanh hơn, dạ dày có thời gian được thư giãn.
Không ăn sát giờ đi ngủ
Trọng lực giữ axit dịch vị trong dạ dày khi mọi người đứng hay ngồi. Nếu nằm nghỉ ngay sau khi ăn, cơ thắt thực quản dưới sẽ giãn ra. Về đêm, hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại khi ngủ, thức ăn lưu lại lâu hơn trong dạ dày nên khả năng trào ngược tăng lên. Người bệnh nên tránh nằm nghỉ hoặc đi ngủ ngay sau bữa tối. Ngừng ăn ít nhất 3 giờ trước khi ngủ, sau ăn nên vận động nhẹ nhàng giúp giảm áp lực cơ vòng thực quản dưới khi nằm ngửa.
Uống đủ nước
Uống nước ấm có thể giúp cải thiện tình trạng ợ hơi. Người bệnh nên uống nước nhiều lần trong ngày ngay cả khi không khát. Bác sĩ Tiến lưu ý, người trưởng thành nên uống khoảng 8 cốc nước 237 ml mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều, nhất là sau khi ăn, do có thể làm tăng khối lượng và thể tích các chất chứa trong dạ dày, dễ làm xuất hiện các triệu chứng trào ngược. Uống nước lạnh có thể gây khó tiêu, làm chậm quá trình tiêu hóa, nhất là sau bữa ăn nhiều dầu mỡ.
Tình trạng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản gây ra các triệu chứng ợ nóng, viêm họng, viêm thanh quản kéo dài. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm loét thực quản, chít hẹp thực quản, thậm chí ung thư thực quản.
Bác sĩ Đào Trần Tiến (Phó khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội) cho biết trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thường gặp, không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bệnh có thể điều trị bằng các thuốc ức chế bài tiết dịch vị, nhưng dễ tái phát khi dừng thuốc hoặc thói quen ăn uống, sinh hoạt không phù hợp. Do vậy, thay đổi thói quen ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Dưới đây là một số mẹo ăn uống đơn giản giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản theo gợi ý của bác sĩ Tiến.
Hạn chế chất béo
Đồ ăn nhiều chất béo và đồ chiên rán không chỉ gây đầy hơi, khó tiêu, làm chậm quá trình rỗng dạ dày mà còn làm giãn cơ vòng thực quản dưới do kích thích giải phóng hormone cholecystokinin (CCK) trong máu, tăng nguy cơ trào ngược. Ngoài ra, lạm dụng thực phẩm chiên rán và nhiều chất béo xấu như chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa có thể dẫn đến béo phì - một trong những yếu tố tăng nguy cơ trào ngược axit.
Người bệnh nên hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo. Các loại chất béo có lợi cho sức khỏe nên sử dụng là các axit béo omega-3 từ cá, omega-6 trong các loại hạt (hạt lanh, hạt hướng dương, bơ lạc, hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều) và trứng, chất béo không bão hòa đơn từ dầu ô liu, dầu mè hoặc quả bơ. Các loại thức ăn nên ưu tiên chế biến bằng cách luộc, hấp, thay vì chiên, xào. Tăng cường ăn trái cây, rau củ và chất xơ cũng giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, duy trì sức khỏe đường ruột.
Ăn nhiều trái cây, rau củ và chất xơ giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, hạn chế triệu chứng trào ngược axit. Ảnh: Freepik
Tránh lạm dụng đồ ngọt
Lạm dụng đồ ngọt, chế độ ăn nhiều tinh bột có thể gây thừa cân, béo phì. Những thực phẩm này còn khó tiêu hóa, làm chậm quá trình rỗng dạ dày, gây thêm áp lực lên dạ dày và cơ vòng thực quản dưới. Để giảm tần suất của các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh không nên ăn nhiều đồ ngọt.
Tránh thực phẩm kích thích dạ dày, thực quản
Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên tránh các loại thực phẩm gây kích thích dạ dày, thực quản như thực phẩm chua cay, thức uống chứa caffeine như trà, cà phê, nước ngọt có ga, bia rượu. Thực phẩm có tính kiềm tránh sự bào mòn lớp nhầy của dạ dày, hạn chế axit trào lên thực quản như đậu nành, gạo lứt, nấm, súp lơ, bơ, các loại rau họ cải... nên sử dụng.
Thực phẩm chứa nhiều hợp chất vitamin C, axit ascorbic gây khó tiêu, kích ứng niêm mạc thực quản, tăng các triệu chứng ợ nóng. Caffeine có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Khí carbon dioxide trong các loại nước ngọt có ga có thể gây ợ hơi thường xuyên, tăng lượng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Chất cồn trong bia rượu không chỉ gây tổn thương niêm mạc thực quản tại chỗ mà còn làm tăng tiết axit trong dạ dày, giãn cơ vòng thực quản dưới, làm dịch dạ dày trào lên gây tổn thương thực quản.
Ăn chậm, nhai kỹ
Ăn chậm, nhai kỹ giúp phá vỡ hoàn toàn thức ăn, hỗ trợ dạ dày tiêu hóa và phân hủy thức ăn nhanh hơn. Người bệnh cũng kiểm soát được khẩu phần ăn do não có đủ thời gian cần thiết để nhận biết cơ thể đã nạp đủ lượng thức ăn. Nhờ đó tránh được tình trạng ăn quá no, dễ gây tăng cân hoặc tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, khiến axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Thói quen này còn kích thích cơ thể tiết đủ enzym để phá vỡ hoàn toàn thức ăn, thành chất dinh dưỡng, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ một lượng lớn vitamin và khoáng chất từ thực phẩm. Từ đó, người bệnh tránh được tình trạng khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng, trào ngược axit.
Chia nhỏ các bữa ăn
Ăn quá nhiều một bữa làm tăng áp lực cơ vòng thực quản dưới, tạo cơ hội cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Lượng thức ăn quá nhiều trong dạ dày có thể dẫn đến cảm giác đầy hơi, khó tiêu và trào ngược axit. Theo bác sĩ Tiến, người có bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn 4-6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa chính với khối lượng thức ăn nhiều. Chia nhỏ khẩu phần ăn còn giúp thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột non nhanh hơn, dạ dày có thời gian được thư giãn.
Không ăn sát giờ đi ngủ
Trọng lực giữ axit dịch vị trong dạ dày khi mọi người đứng hay ngồi. Nếu nằm nghỉ ngay sau khi ăn, cơ thắt thực quản dưới sẽ giãn ra. Về đêm, hệ tiêu hóa hoạt động chậm lại khi ngủ, thức ăn lưu lại lâu hơn trong dạ dày nên khả năng trào ngược tăng lên. Người bệnh nên tránh nằm nghỉ hoặc đi ngủ ngay sau bữa tối. Ngừng ăn ít nhất 3 giờ trước khi ngủ, sau ăn nên vận động nhẹ nhàng giúp giảm áp lực cơ vòng thực quản dưới khi nằm ngửa.
Uống đủ nước
Uống nước ấm có thể giúp cải thiện tình trạng ợ hơi. Người bệnh nên uống nước nhiều lần trong ngày ngay cả khi không khát. Bác sĩ Tiến lưu ý, người trưởng thành nên uống khoảng 8 cốc nước 237 ml mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều, nhất là sau khi ăn, do có thể làm tăng khối lượng và thể tích các chất chứa trong dạ dày, dễ làm xuất hiện các triệu chứng trào ngược. Uống nước lạnh có thể gây khó tiêu, làm chậm quá trình tiêu hóa, nhất là sau bữa ăn nhiều dầu mỡ.