Nguyễn May
Well-known member
Kem đánh răng, giấm và muối, chanh...là những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm giúp bạn loại bỏ vết ố vàng xấu xí trên tách trà, ấm sứ mà không hề tốn nhiều công sức.
Tại sao lại có vết ố trên ấm trà, tách trà, cốc trà ?
Các vết ố được hình thành trong quá trình pha trà tạo ra lớp "cao" trà rất cứng đầu, khó làm sạch. Nguồn ảnh: Internet
Các vết ố được hình thành trong quá trình pha trà tạo ra lớp "cao" trà rất cứng đầu, khó làm sạch, khi nước trà bay hơi trên thân ấm sẽ để lại cao trà có màu vàng đen, một phần cao trà bám trở lại ấm làm ấm bị đóng cặn bẩn. Cặn trà còn gọi là bẩn trà, vôi trà được tạo ra do phản ứng oxy hoá giữa các polyphenol có trong trà và các kim loại trong trà bị oxy hoá trong không khí. Thực chất, thành phần chính của cặn trà chính là canxi cacbonat và rất khó tẩy rửa. Cặn trà được hình thành do quá trình tích tụ các chất không tan trong nước, bám vào thành ấm trà. Cặn trà có chứa asen, thuỷ ngân, chì, và các kim loại nặng khác, rất có hại cho sức khoẻ. Khi chúng ta uống trà, các cặn trà này kết hợp với protein trong thức ăn, acid béo, vitamin tạo ra các chất cặn tích tụ lại trong cơ thể, khó chuyển hoá, cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng ở dạ dày và ruột non, thậm chí có thể gây viêm loét, hoại tử do sự tích tụ lâu ngày của các cặn kim loại nặng, dẫn đến ung thư.
Cách làm sạch vết ố vàng trên tách trà, cốc sứ
Kem đánh răng
Đầu tiên, bạn dùng nước rửa ấm, cốc sứ sau đó bôi kem đánh răng vào bàn chải rồi nhẹ nhàng chà vào vết ố trà bám trên ấm, đưa khắp thành ấm, các ngóc ngách (nơi dễ bám cao trà lâu ngày), sau đó rửa sạch lại với nước là xong.
Giấm và muối
Với vết ố trên ấm, tách, ly sứ, bạn lấy một ít giấm và một ít muối trộn với nhau, sau đó dùng khăn và cọ chà nhẹ. Sau 5 phút, bình trà sẽ sạch ngay.
Nước cốt chanh
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Việc làm sạch bên trong lòng ấm trà khó hơn nên chúng ta sẽ cho một lượng nước cốt chanh vào trong, rót nước sôi đầy ấm rồi ngâm qua đêm, sáng hôm sau bình trà sẽ sạch bong.
Cát hoặc muối hột
Cho một ít cát hoặc muối hột vào ấm trà, cốc dơ. Đổ đầy nước sạch (có thể chế thêm một chút giấm) rồi lắc đều. Để qua đêm, sau đó rửa sạch.
Bã cà phê
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một ít bã cà phê cho vào lò sấy, nếu không có lò bạn có thể sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi khô. Tiếp theo, bạn cho bã cà phê vào cốc sứ hoặc ấm, tách trà rồi dùng miếng rửa bát chà thật mạnh, lưu ý chà khô chứ không cho thêm nước nha các bạn.
Sau cùng đem rửa sạch. Thật bất ngờ chưa, tất cả vết ố đã biến mất rồi!
Lưu ý khi vệ sinh ấm trà
Bạn không nên vệ sinh ấm chén uống trà bằng các vật dụng có chất liệu nhám, dễ gây xước lớp men của ấm chén.
Khi vệ sinh các loại trà cụ, hãy lưu ý đến một số nơi chúng ta thường bỏ qua như thành trong của miệng ấm trà, vòi ấm trà, đáy chén trà, các góc khay trà,…
Ấm trà rất kị mùi, do đó hoàn toàn không thể sử dụng xà phòng hay nước rửa chén để rửa. Đặc biệt đối với các loại ấm đất, ấm tử sa, các loại ấm hấp thụ mùi… tuyệt đối không dùng chất tẩy rửa, chất có mùi nồng vì làm mất đi hương vị nguyên bản, đặc trưng của trà thay vào đó hãy dùng các chất tẩy rửa tự nhiên, an toàn.
Nên vệ sinh bộ trà cụ ngay sau khi dùng trà, nhưng đôi khi, không phải lúc nào cũng tiện cho việc vệ sinh ngay, chúng ta bị cuốn theo các hoạt động khác và quên đi việc vệ sinh ấm chén, và thường đến lần dùng trà tiếp theo mới vệ sinh thì các cặn trà đã tích tụ lại một lớp bám chắc vào thành ấm, rất khó vệ sinh bằng tay, phải dùng các dụng cụ hỗ trợ và và cũng rất mất thời gian.
Tại sao lại có vết ố trên ấm trà, tách trà, cốc trà ?
Các vết ố được hình thành trong quá trình pha trà tạo ra lớp "cao" trà rất cứng đầu, khó làm sạch. Nguồn ảnh: Internet
Các vết ố được hình thành trong quá trình pha trà tạo ra lớp "cao" trà rất cứng đầu, khó làm sạch, khi nước trà bay hơi trên thân ấm sẽ để lại cao trà có màu vàng đen, một phần cao trà bám trở lại ấm làm ấm bị đóng cặn bẩn. Cặn trà còn gọi là bẩn trà, vôi trà được tạo ra do phản ứng oxy hoá giữa các polyphenol có trong trà và các kim loại trong trà bị oxy hoá trong không khí. Thực chất, thành phần chính của cặn trà chính là canxi cacbonat và rất khó tẩy rửa. Cặn trà được hình thành do quá trình tích tụ các chất không tan trong nước, bám vào thành ấm trà. Cặn trà có chứa asen, thuỷ ngân, chì, và các kim loại nặng khác, rất có hại cho sức khoẻ. Khi chúng ta uống trà, các cặn trà này kết hợp với protein trong thức ăn, acid béo, vitamin tạo ra các chất cặn tích tụ lại trong cơ thể, khó chuyển hoá, cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng ở dạ dày và ruột non, thậm chí có thể gây viêm loét, hoại tử do sự tích tụ lâu ngày của các cặn kim loại nặng, dẫn đến ung thư.
Cách làm sạch vết ố vàng trên tách trà, cốc sứ
Kem đánh răng
Đầu tiên, bạn dùng nước rửa ấm, cốc sứ sau đó bôi kem đánh răng vào bàn chải rồi nhẹ nhàng chà vào vết ố trà bám trên ấm, đưa khắp thành ấm, các ngóc ngách (nơi dễ bám cao trà lâu ngày), sau đó rửa sạch lại với nước là xong.
Giấm và muối
Với vết ố trên ấm, tách, ly sứ, bạn lấy một ít giấm và một ít muối trộn với nhau, sau đó dùng khăn và cọ chà nhẹ. Sau 5 phút, bình trà sẽ sạch ngay.
Nước cốt chanh
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Việc làm sạch bên trong lòng ấm trà khó hơn nên chúng ta sẽ cho một lượng nước cốt chanh vào trong, rót nước sôi đầy ấm rồi ngâm qua đêm, sáng hôm sau bình trà sẽ sạch bong.
Cát hoặc muối hột
Cho một ít cát hoặc muối hột vào ấm trà, cốc dơ. Đổ đầy nước sạch (có thể chế thêm một chút giấm) rồi lắc đều. Để qua đêm, sau đó rửa sạch.
Bã cà phê
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một ít bã cà phê cho vào lò sấy, nếu không có lò bạn có thể sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi khô. Tiếp theo, bạn cho bã cà phê vào cốc sứ hoặc ấm, tách trà rồi dùng miếng rửa bát chà thật mạnh, lưu ý chà khô chứ không cho thêm nước nha các bạn.
Sau cùng đem rửa sạch. Thật bất ngờ chưa, tất cả vết ố đã biến mất rồi!
Lưu ý khi vệ sinh ấm trà
Bạn không nên vệ sinh ấm chén uống trà bằng các vật dụng có chất liệu nhám, dễ gây xước lớp men của ấm chén.
Khi vệ sinh các loại trà cụ, hãy lưu ý đến một số nơi chúng ta thường bỏ qua như thành trong của miệng ấm trà, vòi ấm trà, đáy chén trà, các góc khay trà,…
Ấm trà rất kị mùi, do đó hoàn toàn không thể sử dụng xà phòng hay nước rửa chén để rửa. Đặc biệt đối với các loại ấm đất, ấm tử sa, các loại ấm hấp thụ mùi… tuyệt đối không dùng chất tẩy rửa, chất có mùi nồng vì làm mất đi hương vị nguyên bản, đặc trưng của trà thay vào đó hãy dùng các chất tẩy rửa tự nhiên, an toàn.
Nên vệ sinh bộ trà cụ ngay sau khi dùng trà, nhưng đôi khi, không phải lúc nào cũng tiện cho việc vệ sinh ngay, chúng ta bị cuốn theo các hoạt động khác và quên đi việc vệ sinh ấm chén, và thường đến lần dùng trà tiếp theo mới vệ sinh thì các cặn trà đã tích tụ lại một lớp bám chắc vào thành ấm, rất khó vệ sinh bằng tay, phải dùng các dụng cụ hỗ trợ và và cũng rất mất thời gian.