Nguyễn May
Well-known member
Đặt giày vào tủ đá, sử dụng khoai tây, yến mạch là những mẹo khiến giày mới mua bị kích chân có thể trở nên rộng rãi hơn.
Dưới đây là những cách để làm giãn giày mới mua mà không phải xếp chúng vào một góc.
Mang giày quanh nhà một giờ mỗi lần
Một trong những cách làm giãn giày đơn giản nhất là đi chúng vào chân.
Hãy thử mang chúng khoảng một giờ mỗi lần và đi lại xung quanh nhà. Nếu muốn, bạn có thể thêm một đôi tất dày để đệm chân cũng như giúp giày giãn ra nhiều hơn nữa.
Phương pháp này phù hợp với hầu hết mọi loại giày, nhưng chỉ áp dụng với những đôi chỉ hơi chật một chút. Nên đi tất khi áp dụng phương pháp này bởi nếu đi chân không rất có thể khiến chân bạn phồng rộp. Khi giày giãn ra, hãy tăng thời gian mang giày để đạt hiệu quả cao nhất.
Sử dụng cồn
Rót vào bình xịt hỗn hợp 50% cồn và 50% nước. Xịt vào bên trong từng chiếc giày và đi vào chân khoảng 20 phút.
Có thể thay thế bằng cách xoa cồn trực tiếp lên vị trí giày cần phải làm giãn, sau đó nhanh chóng đi vào chân khi chúng còn ướt vì cồn khô rất nhanh. Một phương pháp khác là lấy một đôi tất và tưới đẫm cồn, sau đó vắt bớt lượng cồn thừa, đi tất vào chân rồi xỏ giày cho đến khi cồn khô. Lặp lại hành động này nhiều lần nếu cần.
Mang tất và làm nóng giày bằng máy sấy tóc
Mang tất cotton dày, sau đó xỏ chân vào giày. Đặt máy sấy tóc ở nhiệt độ vừa phải và sấy từng chiếc giày khoảng 30 giây. Khi giày nóng lên, gập bàn chân tới lui càng nhiều lần càng tốt để giúp giày giãn ra. Hơi nóng sẽ làm mềm giày, giúp nó ôm sát vào chân. Sau đó mang giày cho đến khi nguội. Nếu cần, tiếp tục làm nóng giày lại sau khi chúng đã nguội hoàn toàn.
Chú ý là nhiệt độ cao từ máy sấy tóc có thể làm mềm keo trên giày, khiến mũi có thể tách khỏi đế. Bởi vậy, không nên để máy sấy tóc ở một vị trí quá lâu. Cũng không sử dụng phương pháp này với giày nhựa hoặc PVC vì sẽ thải khói độc vào không khí. Nếu giày được làm từ da hoặc da lộn, nên sử dụng chất dưỡng da sau khi làm nóng.
Làm rộng giày với khoai tây
Gọt một củ khoai tây thành hình như phần mũi giày (phần chứa ngón chân bên trong giày). Lau khô khoai tây bằng khăn giấy, sau đó, nhét vào trong giày và để qua đêm. Đây là phương pháp làm rộng giày đơn giản có thể thực hiện tại nhà.
Giãn giày bằng phương pháp đông lạnh
Sử dụng hai túi zip, đổ nước vào khoảng 1/3 hoặc 1/2 túi rồi kéo khóa lại, tiếp đó nhét túi nước vào giày. Chú ý là túi phải kín, không để rò rỉ nước ra ngoài dễ làm hỏng giày. Cố gắng điều chỉnh sao cho túi zip ở gần những chỗ chật nhất. Tiếp đó đặt giày vào ngăn đá và để qua đêm. Nước trong túi zip sẽ chuyển thành đá và tạo độ giãn phù hợp cho đôi giày của bạn.
Sau khi lấy giày ra khỏi ngăn đá, để ở nhiệt độ phòng 15-30 phút rồi lấy túi zip chứa nước ra khỏi giày. Không nên để đá tan hết trong giày vì nếu có bất kỳ lỗ hở nào trên túi cũng có thể khiến nước rò rỉ, gây hỏng giày.
Chú ý không nên dùng phương pháp này với giày da.
Nhét giấy báo
Làm ẩm một vài tờ báo, sau đó cuộn tròn lại và nhét từ mũi giày cho đến hết. Khi giấy khô, nó sẽ nở ra, có tác dụng kéo căng giày.
Vì phương pháp này sẽ tạo hình giày khi nó giãn ra, nên sắp xếp giấy báo sao cho vẫn giữ được hình dạng chiếc giày. Ngoài ra, không sử dụng giấy báo ướt nếu không sẽ làm hỏng giày. Cũng không áp dụng phương pháp này với giày da.
Làm giãn giày bằng yến mạch
Đổ bột yến mạch vào túi zip rồi đổ nước ngập các hạt. Tiếp đó buộc kín túi và đặt vào trong giày, cố nhét vào phần mũi. Để túi yến mạch qua đêm, sau đó tháo ra. Khi yến mạch nở, áp lực sẽ giúp làm giãn giày.
Dưới đây là những cách để làm giãn giày mới mua mà không phải xếp chúng vào một góc.
Mang giày quanh nhà một giờ mỗi lần
Một trong những cách làm giãn giày đơn giản nhất là đi chúng vào chân.
Hãy thử mang chúng khoảng một giờ mỗi lần và đi lại xung quanh nhà. Nếu muốn, bạn có thể thêm một đôi tất dày để đệm chân cũng như giúp giày giãn ra nhiều hơn nữa.
Phương pháp này phù hợp với hầu hết mọi loại giày, nhưng chỉ áp dụng với những đôi chỉ hơi chật một chút. Nên đi tất khi áp dụng phương pháp này bởi nếu đi chân không rất có thể khiến chân bạn phồng rộp. Khi giày giãn ra, hãy tăng thời gian mang giày để đạt hiệu quả cao nhất.
Sử dụng cồn
Rót vào bình xịt hỗn hợp 50% cồn và 50% nước. Xịt vào bên trong từng chiếc giày và đi vào chân khoảng 20 phút.
Có thể thay thế bằng cách xoa cồn trực tiếp lên vị trí giày cần phải làm giãn, sau đó nhanh chóng đi vào chân khi chúng còn ướt vì cồn khô rất nhanh. Một phương pháp khác là lấy một đôi tất và tưới đẫm cồn, sau đó vắt bớt lượng cồn thừa, đi tất vào chân rồi xỏ giày cho đến khi cồn khô. Lặp lại hành động này nhiều lần nếu cần.
Mang tất và làm nóng giày bằng máy sấy tóc
Mang tất cotton dày, sau đó xỏ chân vào giày. Đặt máy sấy tóc ở nhiệt độ vừa phải và sấy từng chiếc giày khoảng 30 giây. Khi giày nóng lên, gập bàn chân tới lui càng nhiều lần càng tốt để giúp giày giãn ra. Hơi nóng sẽ làm mềm giày, giúp nó ôm sát vào chân. Sau đó mang giày cho đến khi nguội. Nếu cần, tiếp tục làm nóng giày lại sau khi chúng đã nguội hoàn toàn.
Chú ý là nhiệt độ cao từ máy sấy tóc có thể làm mềm keo trên giày, khiến mũi có thể tách khỏi đế. Bởi vậy, không nên để máy sấy tóc ở một vị trí quá lâu. Cũng không sử dụng phương pháp này với giày nhựa hoặc PVC vì sẽ thải khói độc vào không khí. Nếu giày được làm từ da hoặc da lộn, nên sử dụng chất dưỡng da sau khi làm nóng.
Làm rộng giày với khoai tây
Gọt một củ khoai tây thành hình như phần mũi giày (phần chứa ngón chân bên trong giày). Lau khô khoai tây bằng khăn giấy, sau đó, nhét vào trong giày và để qua đêm. Đây là phương pháp làm rộng giày đơn giản có thể thực hiện tại nhà.
Giãn giày bằng phương pháp đông lạnh
Sử dụng hai túi zip, đổ nước vào khoảng 1/3 hoặc 1/2 túi rồi kéo khóa lại, tiếp đó nhét túi nước vào giày. Chú ý là túi phải kín, không để rò rỉ nước ra ngoài dễ làm hỏng giày. Cố gắng điều chỉnh sao cho túi zip ở gần những chỗ chật nhất. Tiếp đó đặt giày vào ngăn đá và để qua đêm. Nước trong túi zip sẽ chuyển thành đá và tạo độ giãn phù hợp cho đôi giày của bạn.
Sau khi lấy giày ra khỏi ngăn đá, để ở nhiệt độ phòng 15-30 phút rồi lấy túi zip chứa nước ra khỏi giày. Không nên để đá tan hết trong giày vì nếu có bất kỳ lỗ hở nào trên túi cũng có thể khiến nước rò rỉ, gây hỏng giày.
Chú ý không nên dùng phương pháp này với giày da.
Nhét giấy báo
Làm ẩm một vài tờ báo, sau đó cuộn tròn lại và nhét từ mũi giày cho đến hết. Khi giấy khô, nó sẽ nở ra, có tác dụng kéo căng giày.
Vì phương pháp này sẽ tạo hình giày khi nó giãn ra, nên sắp xếp giấy báo sao cho vẫn giữ được hình dạng chiếc giày. Ngoài ra, không sử dụng giấy báo ướt nếu không sẽ làm hỏng giày. Cũng không áp dụng phương pháp này với giày da.
Làm giãn giày bằng yến mạch
Đổ bột yến mạch vào túi zip rồi đổ nước ngập các hạt. Tiếp đó buộc kín túi và đặt vào trong giày, cố nhét vào phần mũi. Để túi yến mạch qua đêm, sau đó tháo ra. Khi yến mạch nở, áp lực sẽ giúp làm giãn giày.