TRUONGTRINH
Well-known member
Michelin vinh danh gần 20 quán phở tại Việt Nam tối 6/6 nhưng không có quán bánh mì nào được lựa chọn.
103 nhà hàng, quán ăn tại Việt Nam lần đầu tiên được Michelin Guide, tổ chức xếp hạng ẩm thực danh giá nhất thế giới, vinh danh ở ba hạng mục: Michelin Stars (sao Michelin), Michelin Selected (Michelin đề xuất) và Bib Gourmand (các quán ăn ngon với giá cả phải chăng). Ngoài ra, còn có 3 cá nhân được vinh danh Michelin Guide Special Awards (giải thưởng đặc biệt).
Gần 20 nhà hàng phở được nhắc đến nhưng lại không có quán bánh mì được gọi tên. Nhiều thực khách thắc mắc vì ngoài phở, bánh mì là đại diện được báo chí quốc tế vinh danh nhiều nhất khi nhắc đến ẩm thực Việt Nam.
Giám đốc quốc tế Michelin Guide Gwendal Poullennec (thứ 8 từ trái) trao giải cho một số nhà hàng ở hạng mục Bib Gourmand tối 6/6 tại Hà Nội. Ảnh: Michelin Guide
Giám đốc quốc tế của Michelin Guide Gwendal Poullennec khẳng định "không có sự thiên vị" giữa phở với bánh mì. Các thẩm định viên của Michelin luôn đánh giá các món ăn với tâm thế mở, tập trung vào chất lượng món ăn thay vì địa điểm hay độ nổi tiếng.
Các nhà hàng đều phải đáp ứng năm tiêu chí mang tính quy chuẩn chung toàn thế giới: chất lượng món ăn, tài nghệ nấu ăn, sự hài hòa hương vị, cá tính của đầu bếp thể hiện qua món ăn, sự nhất quán của món ăn theo thời gian và trên toàn thực đơn.
Cũng có sự chênh lệch giữa Hà Nội và TP HCM về số lượng nhà hàng được trao sao. Hà Nội có 3 nhà hàng nhận sao Michelin, TP HCM chỉ có một. Poullennec nói các thẩm định viên chỉ lựa chọn các quán có đồ ăn ngon thay vì quan tâm đến nơi đó nằm ở đâu. Các nhà hàng được lựa chọn bán món ăn đa dạng, không chỉ tập trung vào một hai món nhất định. Đại diện Michelin Guide hy vọng nhiều món ăn tại Việt Nam với những hương vị khác biệt sẽ xuất hiện trong cẩm nang Michelin thời gian tới.
Việc trao sao được ban tổ chức hy vọng có thể thay đổi vị thế của các nhà hàng. Sao Michelin giống như một tấm hộ chiếu giúp nhà hàng đó được tự do hơn trong phong cách, phát huy cá tính của mình cũng như tiếp thêm sức mạnh để theo đuổi giấc mơ.
Sao Michelin không chỉ dành riêng cho nhà hàng mà còn phục vụ thực khách đam mê ẩm thực. "Khách đến càng đông thì việc kinh doanh càng thuận lợi. Sẽ có nhiều khách hàng có yêu cầu ngày một cao hơn từ đó mang đến một nền ẩm thực phát triển hơn", Poullennec nói.
Ngay khi giải được công bố, nhiều người cho rằng đây là giải thưởng dành cho "góc nhìn của người nước ngoài với ẩm thực Việt". Đại diện Michelin Guide cho biết đội ngũ thẩm định viên đến từ 20 nước và giải thưởng này đã có mặt tại hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ. Dù mang chuẩn quốc tế, Michelin vẫn đề cao tính bản sắc riêng của từng quốc gia.
Không riêng Việt Nam, Michelin lần đầu đến một quốc gia nào cũng đều gặp thách thức riêng. Dù vậy, các quốc gia trên thế giới đều coi Michelin Guide như kim chỉ nam trong làng ẩm thực.
"Hai phần ba du khách đến nơi mới sẽ tìm kiếm các nhà hàng gắn sao Michelin. Lợi ích của việc có nhiều nhà hàng gắn sao là khách sẽ ở lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn. Điều đó sẽ giúp ích cho ngành du lịch", Poullennec nói.
103 nhà hàng, quán ăn tại Việt Nam lần đầu tiên được Michelin Guide, tổ chức xếp hạng ẩm thực danh giá nhất thế giới, vinh danh ở ba hạng mục: Michelin Stars (sao Michelin), Michelin Selected (Michelin đề xuất) và Bib Gourmand (các quán ăn ngon với giá cả phải chăng). Ngoài ra, còn có 3 cá nhân được vinh danh Michelin Guide Special Awards (giải thưởng đặc biệt).
Gần 20 nhà hàng phở được nhắc đến nhưng lại không có quán bánh mì được gọi tên. Nhiều thực khách thắc mắc vì ngoài phở, bánh mì là đại diện được báo chí quốc tế vinh danh nhiều nhất khi nhắc đến ẩm thực Việt Nam.
Giám đốc quốc tế Michelin Guide Gwendal Poullennec (thứ 8 từ trái) trao giải cho một số nhà hàng ở hạng mục Bib Gourmand tối 6/6 tại Hà Nội. Ảnh: Michelin Guide
Giám đốc quốc tế của Michelin Guide Gwendal Poullennec khẳng định "không có sự thiên vị" giữa phở với bánh mì. Các thẩm định viên của Michelin luôn đánh giá các món ăn với tâm thế mở, tập trung vào chất lượng món ăn thay vì địa điểm hay độ nổi tiếng.
Các nhà hàng đều phải đáp ứng năm tiêu chí mang tính quy chuẩn chung toàn thế giới: chất lượng món ăn, tài nghệ nấu ăn, sự hài hòa hương vị, cá tính của đầu bếp thể hiện qua món ăn, sự nhất quán của món ăn theo thời gian và trên toàn thực đơn.
Cũng có sự chênh lệch giữa Hà Nội và TP HCM về số lượng nhà hàng được trao sao. Hà Nội có 3 nhà hàng nhận sao Michelin, TP HCM chỉ có một. Poullennec nói các thẩm định viên chỉ lựa chọn các quán có đồ ăn ngon thay vì quan tâm đến nơi đó nằm ở đâu. Các nhà hàng được lựa chọn bán món ăn đa dạng, không chỉ tập trung vào một hai món nhất định. Đại diện Michelin Guide hy vọng nhiều món ăn tại Việt Nam với những hương vị khác biệt sẽ xuất hiện trong cẩm nang Michelin thời gian tới.
Việc trao sao được ban tổ chức hy vọng có thể thay đổi vị thế của các nhà hàng. Sao Michelin giống như một tấm hộ chiếu giúp nhà hàng đó được tự do hơn trong phong cách, phát huy cá tính của mình cũng như tiếp thêm sức mạnh để theo đuổi giấc mơ.
Sao Michelin không chỉ dành riêng cho nhà hàng mà còn phục vụ thực khách đam mê ẩm thực. "Khách đến càng đông thì việc kinh doanh càng thuận lợi. Sẽ có nhiều khách hàng có yêu cầu ngày một cao hơn từ đó mang đến một nền ẩm thực phát triển hơn", Poullennec nói.
Ngay khi giải được công bố, nhiều người cho rằng đây là giải thưởng dành cho "góc nhìn của người nước ngoài với ẩm thực Việt". Đại diện Michelin Guide cho biết đội ngũ thẩm định viên đến từ 20 nước và giải thưởng này đã có mặt tại hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ. Dù mang chuẩn quốc tế, Michelin vẫn đề cao tính bản sắc riêng của từng quốc gia.
Không riêng Việt Nam, Michelin lần đầu đến một quốc gia nào cũng đều gặp thách thức riêng. Dù vậy, các quốc gia trên thế giới đều coi Michelin Guide như kim chỉ nam trong làng ẩm thực.
"Hai phần ba du khách đến nơi mới sẽ tìm kiếm các nhà hàng gắn sao Michelin. Lợi ích của việc có nhiều nhà hàng gắn sao là khách sẽ ở lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn. Điều đó sẽ giúp ích cho ngành du lịch", Poullennec nói.