Microsoft 'chốt' vụ thâu tóm lớn nhất lịch sử ngành trò chơi điện tử thế giới

mihphg

Huỳnh Minh Phương
Thương vụ thành công đồng nghĩa với Microsoft sẽ nắm trong tay những tựa game lớn như Call of Duty, World of Warcraft và Diablo.

Ảnh: REUTERS

Ngày 13-10, các cơ quan quản lý của Anh cuối cùng đã "bật đèn xanh" cho phép Microsoft mua lại công ty phát triển trò chơi điện tử Activision Blizzard sở hữu tựa game đình đám Call of Duty, mở đường cho thương vụ lớn nhất trong làng
trò chơi điện tử thế giới.
Để được chấp thuận, Microsoft đã điều chỉnh một số nội dung trong thỏa thuận theo yêu cầu của các nhà quản lý Anh. Với sự điều chỉnh này, trở ngại pháp lý cuối cùng đối với Microsoft đã được dỡ bỏ.
Tháng 1-2022, Microsoft đề xuất con số "khủng" lên tới 69 tỉ USD để mua lại Activision Blizzard, bạo chi hơn tất cả các đối thủ khác cùng đưa công ty trò chơi điện tử của Anh này vào "tầm ngắm" như Tencent, Sony...
Thương vụ thành công đồng nghĩa với Microsoft sẽ nắm trong tay những tựa game lớn như Call of Duty, World of Warcraft và Diablo.

Hãng công nghệ Mỹ sẽ có hơn 400 triệu người chơi hoạt động hằng tháng từ các tựa game của Activision Blizzard, đồng thời cũng sở hữu một lượng khách hàng tiềm năng cực lớn cho dịch vụ trò chơi Xbox Game Pass. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn của Microsoft trong tương lai khi bước vào kỷ nguyên Metaverse.
Microsoft đang đặt mục tiêu trở thành Netflix về trò chơi điện tử, với nền tảng trực tuyến Game Pass cho phép người dùng
tải game về chơi thông qua điện toán đám mây.
Các công ty phát triển trò chơi điện tử đang cạnh tranh quyết liệt giành thị phần trong ngành công nghiệp ước tính trị giá 300 tỉ USD này. Một loạt vụ mua lại được thực hiện để chỉ còn 4 "ông lớn" gồm Tencent của Trung Quốc, Sony và Nintendo của Nhật Bản và Microsoft của Mỹ.
Ngoài ra, một ít công ty độc lập như Take-Two của Mỹ, Sega, Electonic Arts và Ubisoft đều có trị giá nhiều tỉ USD.
 
Bên trên