Nguyệt Phan
Well-known member
Với sự bùng nổ các dịch vụ số, những doanh nghiệp viễn thông như MobiFone có cơ hội tham gia cung cấp hạ tầng, kết nối và gia nhập chuỗi cung ứng dịch vụ số cho xã hội.
MobiFone cho triển khai lắp đặt trạm 5G
Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp viễn thông
Giống nhiều công ty viễn thông khác, các dịch vụ của MobiFone (thoại, data...) đều là các sản phẩm mang tính định mức sẵn, khách hàng chỉ việc chọn theo nhu cầu.
Nhưng xu hướng công nghệ viễn thông đang thay đổi, khi data, OTT bùng nổ cùng công nghệ di động 4G/5G, thay thế dịch vụ viễn thông là những gói có định mức sẵn.
Theo nhận định của Ernst & Young (EY), thị trường di động Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,4 tỉ USD năm 2020 lên 5,6 tỉ USD vào năm 2025 và nhu cầu về data sẽ đóng góp chính vào sự tăng trưởng này. Song, cạnh tranh giảm giá ngày càng khốc liệt giữa các nhà mạng khiến nguồn thu từ data, OTT không đủ bù đắp sụt giảm doanh thu từ thoại, SMS.
Theo dự báo của EY, xu hướng lĩnh vực công nghệ thông tin Việt Nam tăng trưởng mạnh, bình quân 7,4% mỗi năm giai đoạn 2016 - 2020.
Quy mô thị trường này sẽ tăng 11,8 tỉ USD, tương đương bình quân lên 16,5%, vào năm 2025, và đến năm 2030 sẽ đạt 16,5 tỉ USD. Tức là cơ hội phát triển rộng cửa với những doanh nghiệp nhanh chân nắm bắt thời cơ, chuyển đổi sang dịch vụ số với chiến lược bứt phá.
Báo cáo đánh giá xu hướng phát triển thị trường quốc tế (External Market Report - International Assessment) cho thấy dịch vụ số là một trong những hoạt động chủ lực giúp tăng trưởng chuỗi giá trị viễn thông toàn cầu, đạt ngưỡng 18.000 tỉ USD vào năm 2025.
Các dịch vụ số chiếm tỉ trọng lớn, gồm thanh toán di động (5.000 tỉ USD), thương mại điện tử (2.500 tỉ USD), Internet vạn vật (IoT - 510 tỉ USD), quảng cáo số (180 tỉ USD), nội dung số (462 tỉ USD), giao dịch trên ứng dụng (335 tỉ USD), truyền thông số (195 tỉ USD), giáo dục số (156 tỉ USD), game trực tuyến (90 tỉ USD), nhạc số (37 tỉ USD) và y tế số (27 tỉ USD).
Chiến lược bứt phá "Nâng tầm cuộc sống"
Đứng trước những thách thức và cơ hội lớn của thị trường, MobiFone - nhà mạng viễn thông di động đầu tiên của Việt Nam, với 30 năm phát triển thành công dịch vụ truyền thống, đã đặt mục tiêu phát triển từ doanh nghiệp viễn thông sang nhà cung cấp công nghệ đa dịch vụ.
Với chiến lược bứt phá này, MobiFone hướng tới dẫn đầu xu thế chuyển đổi số, phát triển sản phẩm dịch vụ số dựa trên hạ tầng số, nhằm gia tăng lợi ích và trải nghiệm của khách hàng.
MobiFone hướng tới dẫn đầu xu thế chuyển đổi số, phát triển sản phẩm dịch vụ số dựa trên hạ tầng số, nhằm gia tăng lợi ích và trải nghiệm khách hàng
Ông Nguyễn Hồng Hiển - chủ tịch hội đồng thành viên MobiFone - cho biết trong bối cảnh thị trường viễn thông đã dần bão hòa và ngày càng khó khăn, MobiFone đã đặt ra cho mình mục tiêu "giữ vững viễn thông - tấn công không gian mới".
Dựa trên 5 trụ cột chính là "Khách hàng - Sản phẩm - Công nghệ - Vận hành - Năng lực", MobiFone đặt cho mình những mục tiêu cụ thể cho tới năm 2025 phát triển nhanh chóng các sản phẩm dịch vụ số mới ngoài viễn thông như: kinh doanh hạ tầng số, cung cấp các nền tảng/giải pháp số, nội dung số; xây dựng hệ sinh thái số MobiFone ngày càng hoàn chỉnh.
Với tuyên ngôn "Nâng tầm cuộc sống - Maximizing Life", MobiFone đang chuyển mình mạnh mẽ để đón đầu công nghệ, đáp ứng, kiến tạo các nhu cầu trong nền kinh tế số, đời sống số của khách hàng; cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, tạo ra nền tảng, công cụ giúp khách hàng có nhiều không gian hơn để sáng tạo.
Các dịch vụ, sản phẩm mới sẽ được MobiFone ứng dụng, phát triển trên nền tảng công nghệ có khả năng bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), dữ liệu lớn (Big Data) hay thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR).
Thay vì các sản phẩm dịch vụ là những gói có định mức sẵn như trước, MobiFone ứng dụng công nghệ để thiết kế, phát triển sản phẩm "tailor - made" (may đo), giúp tăng trải nghiệm cho khách hàng, doanh nghiệp.
Tức là hãng sẽ phát triển hệ sinh thái các sản phẩm để cung cấp nhiều hơn một dịch vụ, cá nhân hóa trải nghiệm và đồng hành cùng khách hàng kiến tạo cuộc sống số, xây dựng xã hội số.
Chẳng hạn, vẫn là các dịch vụ viễn thông truyền thống nhưng sẽ được MobiFone làm mới thông qua phát triển thương hiệu di động riêng dành cho giới trẻ; thuê bao M2M, IoT hay dồn nguồn lực phát triển hạ tầng cho các thuê bao dùng nền tảng công nghệ mới 4G, 5G.
Sản phẩm trong lĩnh vực tài chính số, thanh toán số được thiết kế cá nhân hóa, tăng kết nối người dùng. MobiFone hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp Cloud (đám mây) hàng đầu và phát triển giải pháp Cloud end-to-end để tăng thị phần lĩnh vực này.
Nhà mạng này cũng sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số, cung cấp sản phẩm văn phòng, quản trị số cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, trên cơ sở ứng dụng và ưu tiên phát triển công nghệ, kết nối 4G/5G, AI, blockchain, IoT, Big Data...
Ngoài ra, loạt dịch vụ mới cũng sẽ được hãng thử nghiệm, như hợp tác quảng cáo thương mại điện tử; các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng 5G; triển khai các mô hình kinh doanh mới như mạng di động ảo MVNO (theo các mô hình reseller, service operator, full MVNO…).
Theo đại diện MobiFone, mục tiêu cao nhất của chiến lược chuyển đổi là đem đến lợi ích tối đa cho người dùng, cung cấp tiện ích hiện đại nâng tầm cuộc sống.
Các sản phẩm và dịch vụ mới được phát triển lấy con người làm trung tâm, giúp các tệp người dùng - từ doanh nghiệp, tổ chức thuộc nhiều thành phần, cho đến người dùng cá nhân, có thể bắt nhịp nhanh hơn với xu thế số hóa hiện nay.
Từ đó gia tăng sức mạnh và khả năng đạt được nhiều thành quả cao hơn nữa trong công việc và cuộc sống, nhờ tận dụng thế mạnh của công nghệ mới.
MobiFone cho triển khai lắp đặt trạm 5G
Thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp viễn thông
Giống nhiều công ty viễn thông khác, các dịch vụ của MobiFone (thoại, data...) đều là các sản phẩm mang tính định mức sẵn, khách hàng chỉ việc chọn theo nhu cầu.
Nhưng xu hướng công nghệ viễn thông đang thay đổi, khi data, OTT bùng nổ cùng công nghệ di động 4G/5G, thay thế dịch vụ viễn thông là những gói có định mức sẵn.
Theo nhận định của Ernst & Young (EY), thị trường di động Việt Nam sẽ tăng trưởng 4,4 tỉ USD năm 2020 lên 5,6 tỉ USD vào năm 2025 và nhu cầu về data sẽ đóng góp chính vào sự tăng trưởng này. Song, cạnh tranh giảm giá ngày càng khốc liệt giữa các nhà mạng khiến nguồn thu từ data, OTT không đủ bù đắp sụt giảm doanh thu từ thoại, SMS.
Theo dự báo của EY, xu hướng lĩnh vực công nghệ thông tin Việt Nam tăng trưởng mạnh, bình quân 7,4% mỗi năm giai đoạn 2016 - 2020.
Quy mô thị trường này sẽ tăng 11,8 tỉ USD, tương đương bình quân lên 16,5%, vào năm 2025, và đến năm 2030 sẽ đạt 16,5 tỉ USD. Tức là cơ hội phát triển rộng cửa với những doanh nghiệp nhanh chân nắm bắt thời cơ, chuyển đổi sang dịch vụ số với chiến lược bứt phá.
Báo cáo đánh giá xu hướng phát triển thị trường quốc tế (External Market Report - International Assessment) cho thấy dịch vụ số là một trong những hoạt động chủ lực giúp tăng trưởng chuỗi giá trị viễn thông toàn cầu, đạt ngưỡng 18.000 tỉ USD vào năm 2025.
Các dịch vụ số chiếm tỉ trọng lớn, gồm thanh toán di động (5.000 tỉ USD), thương mại điện tử (2.500 tỉ USD), Internet vạn vật (IoT - 510 tỉ USD), quảng cáo số (180 tỉ USD), nội dung số (462 tỉ USD), giao dịch trên ứng dụng (335 tỉ USD), truyền thông số (195 tỉ USD), giáo dục số (156 tỉ USD), game trực tuyến (90 tỉ USD), nhạc số (37 tỉ USD) và y tế số (27 tỉ USD).
Chiến lược bứt phá "Nâng tầm cuộc sống"
Đứng trước những thách thức và cơ hội lớn của thị trường, MobiFone - nhà mạng viễn thông di động đầu tiên của Việt Nam, với 30 năm phát triển thành công dịch vụ truyền thống, đã đặt mục tiêu phát triển từ doanh nghiệp viễn thông sang nhà cung cấp công nghệ đa dịch vụ.
Với chiến lược bứt phá này, MobiFone hướng tới dẫn đầu xu thế chuyển đổi số, phát triển sản phẩm dịch vụ số dựa trên hạ tầng số, nhằm gia tăng lợi ích và trải nghiệm của khách hàng.
MobiFone hướng tới dẫn đầu xu thế chuyển đổi số, phát triển sản phẩm dịch vụ số dựa trên hạ tầng số, nhằm gia tăng lợi ích và trải nghiệm khách hàng
Ông Nguyễn Hồng Hiển - chủ tịch hội đồng thành viên MobiFone - cho biết trong bối cảnh thị trường viễn thông đã dần bão hòa và ngày càng khó khăn, MobiFone đã đặt ra cho mình mục tiêu "giữ vững viễn thông - tấn công không gian mới".
Dựa trên 5 trụ cột chính là "Khách hàng - Sản phẩm - Công nghệ - Vận hành - Năng lực", MobiFone đặt cho mình những mục tiêu cụ thể cho tới năm 2025 phát triển nhanh chóng các sản phẩm dịch vụ số mới ngoài viễn thông như: kinh doanh hạ tầng số, cung cấp các nền tảng/giải pháp số, nội dung số; xây dựng hệ sinh thái số MobiFone ngày càng hoàn chỉnh.
Với tuyên ngôn "Nâng tầm cuộc sống - Maximizing Life", MobiFone đang chuyển mình mạnh mẽ để đón đầu công nghệ, đáp ứng, kiến tạo các nhu cầu trong nền kinh tế số, đời sống số của khách hàng; cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, tạo ra nền tảng, công cụ giúp khách hàng có nhiều không gian hơn để sáng tạo.
Các dịch vụ, sản phẩm mới sẽ được MobiFone ứng dụng, phát triển trên nền tảng công nghệ có khả năng bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), dữ liệu lớn (Big Data) hay thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR).
Thay vì các sản phẩm dịch vụ là những gói có định mức sẵn như trước, MobiFone ứng dụng công nghệ để thiết kế, phát triển sản phẩm "tailor - made" (may đo), giúp tăng trải nghiệm cho khách hàng, doanh nghiệp.
Tức là hãng sẽ phát triển hệ sinh thái các sản phẩm để cung cấp nhiều hơn một dịch vụ, cá nhân hóa trải nghiệm và đồng hành cùng khách hàng kiến tạo cuộc sống số, xây dựng xã hội số.
Chẳng hạn, vẫn là các dịch vụ viễn thông truyền thống nhưng sẽ được MobiFone làm mới thông qua phát triển thương hiệu di động riêng dành cho giới trẻ; thuê bao M2M, IoT hay dồn nguồn lực phát triển hạ tầng cho các thuê bao dùng nền tảng công nghệ mới 4G, 5G.
Sản phẩm trong lĩnh vực tài chính số, thanh toán số được thiết kế cá nhân hóa, tăng kết nối người dùng. MobiFone hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp Cloud (đám mây) hàng đầu và phát triển giải pháp Cloud end-to-end để tăng thị phần lĩnh vực này.
Nhà mạng này cũng sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số, cung cấp sản phẩm văn phòng, quản trị số cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, trên cơ sở ứng dụng và ưu tiên phát triển công nghệ, kết nối 4G/5G, AI, blockchain, IoT, Big Data...
Ngoài ra, loạt dịch vụ mới cũng sẽ được hãng thử nghiệm, như hợp tác quảng cáo thương mại điện tử; các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng 5G; triển khai các mô hình kinh doanh mới như mạng di động ảo MVNO (theo các mô hình reseller, service operator, full MVNO…).
Theo đại diện MobiFone, mục tiêu cao nhất của chiến lược chuyển đổi là đem đến lợi ích tối đa cho người dùng, cung cấp tiện ích hiện đại nâng tầm cuộc sống.
Các sản phẩm và dịch vụ mới được phát triển lấy con người làm trung tâm, giúp các tệp người dùng - từ doanh nghiệp, tổ chức thuộc nhiều thành phần, cho đến người dùng cá nhân, có thể bắt nhịp nhanh hơn với xu thế số hóa hiện nay.
Từ đó gia tăng sức mạnh và khả năng đạt được nhiều thành quả cao hơn nữa trong công việc và cuộc sống, nhờ tận dụng thế mạnh của công nghệ mới.