Nguyễn Tấn Sang
Bán xe 🚗
Nhạc phẩm có tên "Nơi những đường song song hội tụ", được biểu diễn bằng nhạc cụ cổ điển.
Cảm hứng sáng tác có thể tới từ khắp nơi, và từ cổ chí kim, những tâm hồn nên thơ đã ngước lên ngắm không gian bao la để suy tưởng. Tiền đề của một nhạc phẩm có thể là chòm sao sáng, sao chổi hiếm có, hay … dữ liệu từ kính thiên văn vũ trụ.
Từ hồi 2020, Trung tâm Tia X Chandra trực thuộc NASA đã khởi động dự án chuyển thể dữ liệu kỹ thuật số thành nốt nhạc và âm thanh. Quy trình cho phép người nghe trải nghiệm dữ liệu từ kính thiên văn theo một cách mới lạ: bằng thính giác thay vì xem ảnh như trước đây.
Tiến bộ của khoa học kỹ thuật kết hợp với sức sáng tạo vô biên của con người đã khiến dự án “nhạc hóa” dữ liệu thêm đậm đà. Cộng tác với nhà soạn nhạc Sophie Kastner, nhóm các nhà nghiên cứu tại Chandra đã tạo ra một phiên bản dữ liệu có thể chơi được bằng nhạc cụ.
“Như thể viết một câu chuyện giả tưởng ít nhiều dựa trên những dữ kiện có thật”, cô Kastner nói. “Chúng tôi sử dụng dữ liệu không gian đã được chuyển thể thành âm thanh, và thêm một chút mới, một chút con người vào đó”.
00:03:52
Nhạc phẩm "Nơi những đường song song hội tụ", sáng tác bởi Sophie Kastner, biểu diễn bởi nhóm Ensemble Éclat.
Dự án tập trung vào khai thác dữ liệu được lấy từ một khu vực nhỏ tại trung tâm Dải Ngân hà (được đặt tên là Trung tâm Thiên hà - Galactic Center), nơi một lỗ đen siêu khối lượng đang ngự trị. Khu vực rộng tới 400 năm ánh sáng này đã được nghiên cứu kỹ càng bằng Kính viễn vọng Không gian Spitzer (nay đã “về hưu”), Đài thiên văn Tia X Chandra và Kính viễn vọng Không gian Hubble.
“Nhiều năm nay chúng tôi đã làm việc với số dữ liệu bao gồm tia X, ánh sáng nhìn thấy được và ánh sáng hồng ngoại", Kimberly Arcand, trưởng dự án chuyển thể dữ liệu thành nhạc, nhà khoa học công nghệ và trực quan hóa dữ liệu tại Chandra, nhận định. “Chuyển thể số dữ liệu này thành âm thanh là một bước tiến lớn, và cùng với cô Sophie, chúng tôi có thể tiếp cận được một thứ hoàn toàn mới”.
Phần đầu của bản nhạc "Nơi những đường song song hội tụ". Bạn có thể tải phiên bản hoàn thiện tại đường link này.
Công tác chuyển hóa dữ liệu thành âm thanh cần những thuật toán đặc biệt, có thể “dịch” những dữ liệu kỹ thuật số thành âm thanh mà con người hiểu được. Nhà soạn nhạc Kastner tập trung vào từng phần nhỏ của bức ảnh Trung tâm Thiên hà, xem xét dữ liệu tạo nên chúng và biến dữ liệu thành nốt nhạc.
“Tôi cho rằng quá trình này giống với việc tạo ra từng đoạn minh họa cho dữ liệu, và quá trình này khiến tôi cảm thấy như đang soạn tác phẩm biểu trưng cho bức ảnh vậy”, cô Kastner nói. “Tôi muốn hướng sự chú ý của người nghe tới từng sự kiện nhỏ hiện hữu trong bộ dữ liệu lớn”.
Tác phẩm cuối cùng là một nhạc phẩm kỳ lạ, được cấu thành từ dữ liệu của kính viễn vọng và một chút cảm hứng từ nhà soạn nhạc Sophie Kastner.
Bức ảnh mô tả khu vực "Trung tâm Thiên hà" chứa lỗ đen siêu khối lượng.
“Theo một cách hiểu nào đó, đây là một phương pháp khác để con người tương tác với bầu trời đêm, cũng như cái cách mà họ làm vậy xuyên suốt lịch sử”, nhà khoa học Arcand nói. “Chúng tôi sử dụng những công cụ khác biệt, nhưng tư tưởng lấy cảm hứng từ bầu trời để sáng tác nghệ thuật thì vẫn còn y nguyên”.
Cảm hứng sáng tác có thể tới từ khắp nơi, và từ cổ chí kim, những tâm hồn nên thơ đã ngước lên ngắm không gian bao la để suy tưởng. Tiền đề của một nhạc phẩm có thể là chòm sao sáng, sao chổi hiếm có, hay … dữ liệu từ kính thiên văn vũ trụ.
Từ hồi 2020, Trung tâm Tia X Chandra trực thuộc NASA đã khởi động dự án chuyển thể dữ liệu kỹ thuật số thành nốt nhạc và âm thanh. Quy trình cho phép người nghe trải nghiệm dữ liệu từ kính thiên văn theo một cách mới lạ: bằng thính giác thay vì xem ảnh như trước đây.
Tiến bộ của khoa học kỹ thuật kết hợp với sức sáng tạo vô biên của con người đã khiến dự án “nhạc hóa” dữ liệu thêm đậm đà. Cộng tác với nhà soạn nhạc Sophie Kastner, nhóm các nhà nghiên cứu tại Chandra đã tạo ra một phiên bản dữ liệu có thể chơi được bằng nhạc cụ.
“Như thể viết một câu chuyện giả tưởng ít nhiều dựa trên những dữ kiện có thật”, cô Kastner nói. “Chúng tôi sử dụng dữ liệu không gian đã được chuyển thể thành âm thanh, và thêm một chút mới, một chút con người vào đó”.
00:03:52
Nhạc phẩm "Nơi những đường song song hội tụ", sáng tác bởi Sophie Kastner, biểu diễn bởi nhóm Ensemble Éclat.
Dự án tập trung vào khai thác dữ liệu được lấy từ một khu vực nhỏ tại trung tâm Dải Ngân hà (được đặt tên là Trung tâm Thiên hà - Galactic Center), nơi một lỗ đen siêu khối lượng đang ngự trị. Khu vực rộng tới 400 năm ánh sáng này đã được nghiên cứu kỹ càng bằng Kính viễn vọng Không gian Spitzer (nay đã “về hưu”), Đài thiên văn Tia X Chandra và Kính viễn vọng Không gian Hubble.
“Nhiều năm nay chúng tôi đã làm việc với số dữ liệu bao gồm tia X, ánh sáng nhìn thấy được và ánh sáng hồng ngoại", Kimberly Arcand, trưởng dự án chuyển thể dữ liệu thành nhạc, nhà khoa học công nghệ và trực quan hóa dữ liệu tại Chandra, nhận định. “Chuyển thể số dữ liệu này thành âm thanh là một bước tiến lớn, và cùng với cô Sophie, chúng tôi có thể tiếp cận được một thứ hoàn toàn mới”.
Phần đầu của bản nhạc "Nơi những đường song song hội tụ". Bạn có thể tải phiên bản hoàn thiện tại đường link này.
Công tác chuyển hóa dữ liệu thành âm thanh cần những thuật toán đặc biệt, có thể “dịch” những dữ liệu kỹ thuật số thành âm thanh mà con người hiểu được. Nhà soạn nhạc Kastner tập trung vào từng phần nhỏ của bức ảnh Trung tâm Thiên hà, xem xét dữ liệu tạo nên chúng và biến dữ liệu thành nốt nhạc.
“Tôi cho rằng quá trình này giống với việc tạo ra từng đoạn minh họa cho dữ liệu, và quá trình này khiến tôi cảm thấy như đang soạn tác phẩm biểu trưng cho bức ảnh vậy”, cô Kastner nói. “Tôi muốn hướng sự chú ý của người nghe tới từng sự kiện nhỏ hiện hữu trong bộ dữ liệu lớn”.
Tác phẩm cuối cùng là một nhạc phẩm kỳ lạ, được cấu thành từ dữ liệu của kính viễn vọng và một chút cảm hứng từ nhà soạn nhạc Sophie Kastner.
Bức ảnh mô tả khu vực "Trung tâm Thiên hà" chứa lỗ đen siêu khối lượng.
“Theo một cách hiểu nào đó, đây là một phương pháp khác để con người tương tác với bầu trời đêm, cũng như cái cách mà họ làm vậy xuyên suốt lịch sử”, nhà khoa học Arcand nói. “Chúng tôi sử dụng những công cụ khác biệt, nhưng tư tưởng lấy cảm hứng từ bầu trời để sáng tác nghệ thuật thì vẫn còn y nguyên”.