Nguyễn Mai
Well-known member
Dù con trai nghịch ngợm, không vâng lời nhưng tôi không tài nào dạy được vì cứ bị mẹ chồng xen vào bênh vực cháu.
Nhìn bao cảnh mẹ chồng - nàng dâu mâu thuẫn, cãi vả ầm ĩ thì cơ bản tôi thấy nhà chồng mình thật sự tốt. Từ ngày lấy chồng chẳng phải lo cái gì vì bố mẹ chồng thương con lo cho từng li từng tí. Rồi sinh con ra, bà nội cũng giành chăm con giúp. Tôi đi làm lúc con trai 6 tháng là giao bà nội lo từng miếng ăn giấc ngủ. Nhiều người còn bảo tôi có phước số hưởng nên có con mà vẫn nhàn tênh, đi đâu cũng được, muốn làm gì thì làm.
Cơ mà trong chăn mới biết chăn có rận, dù bề ngoài sung sướng lắm lắm nhưng thật ra nhà nào mà chẳng có trăm ngàn vấn đề đâu thể phơi bày ra hết. Tôi thật sự không dám chê trách điều gì về mẹ chồng. Con trai tôi từ nhỏ được bà nội cưng chiều vô cùng. Nhưng hồi bé thì sao cũng được, chứ nay con trai tôi 6 tuổi rồi, thằng bé lém lỉnh và nghịch ngợm dữ lắm, ngặt nỗi tôi muốn dạy con không được vì bà nội cứ bênh vực suốt ngày.
Bà nội cưng chiều cháu (Ảnh minh họa)
Con trai tôi gặp người lớn không chào, tôi dạy con phải biết phép tắc thì bà nội sẽ kéo cháu đi chỗ khác và nói với tôi ''nó còn nhỏ biết gì, giờ không chào thì lớn cũng biết chào''.
Rồi sang chuyện con biếng ăn, đến giờ cơm không ngồi vào bàn mà cứ ngồi xem tivi. Tôi bảo con không ăn thì cho nhịn đói, tí có đòi mẹ cũng sẽ không cho ăn nữa đâu. Nhưng ngay lập tức, mẹ chồng tôi lại nói ngược: ''Mẹ không cho thì bà cho, con không đói thì sao mà ăn, tí muốn ăn gì bà mua cho ăn''.
Các chị thấy như thế có chịu nổi không, tôi điên máu không biết bao nhiêu lần vì con mình đẻ ra nhưng không tài nào dạy được. Cứ hễ tôi nghiêm khắc dạy bảo thì mẹ chồng lại xen vào. Vì biết có bà nội che chở nên con trai tôi chả sợ tôi tí nào hết. Có lần tôi nói con dọn đồ chơi lại mà con không vâng lời cứ ném đồ lung tung, tức quá tôi khẽ tay con 1 cái thôi là nó đã lăn đùng ra kêu gào và mách nội. Bà nội lại xót cháu, ôm ấp, vỗ về còn trách tôi làm mẹ không biết thương con.
Thấy cảnh thằng bé ngày càng nhờn mặt với mẹ tôi đâu thể nào để mặc được. Thế là lần này tôi quyết phải làm căng đến cùng chứ cứ im im hoài không giải quyết được gì hết chỉ khiến tình trạng thêm nặng nề hơn. Ngay lúc thằng con đang ăn rồi tự dưng nhả thức ăn ra sàn, tôi liền khẽ tay con và quát: “Con phải dọn sạch chỗ này, nếu không mẹ sẽ khẽ mạnh hơn”.
Bà nội ở sân vội bước vào chưa kịp bênh vực thì tôi đã nói “mẹ đừng can thiệp vào, để con xử lý’’. Lần đầu thấy tôi căng đến mức vậy nên mẹ chồng giận bỏ vào phòng. Sau khi dạy dỗ thằng con xong tôi vào phòng nói chuyện nhỏ to với mẹ, giải thích cho mẹ hiểu thằng bé đã lớn nên nếu cứ bênh vực nó sẽ không vâng lời và mong mẹ cho tôi thời gian huấn luyên để xem kết quả thế nào. Tôi cũng nói với bà sẽ không có chuyện làm đau hay ảnh hưởng sức khỏe con mà chỉ là phải gò con vào nguyên tắc từ từ.
Dạy con là cả 1 quá trình (Ảnh minh họa)
Thời gian sau đó cũng khá căng thẳng với 2 mẹ con vì tôi phải dạy con lại quy tắc, nhưng cứ hễ tôi lên giọng thì mẹ chồng lại bỏ đi chỗ khác. Từ đó thằng bé cũng biết vâng lời, ngoan ngoãn hơn hẳn. Thấy cháu tính cách thay đổi tích cực, mẹ chồng cũng hiểu vấn đề, không can thiệp vào chuyện dạy cháu nữa nhưng vẫn chưa thật sự vui vẻ với con dâu cho lắm. Tôi nghĩ rằng việc mình tỏ ra cứng rắn là điều đúng đắn và kịp thời chứ nếu cứ cả nể, sợ sệt sẽ khiến quá trình dạy dỗ con về sau sẽ càng khó vì càng lớn càng khó uốn nắn.
Tâm sự từ độc giả thunguyen....@gmail
Dạy con quả là 1 hành trình gian nan, khi sống chung cùng ông bà thì việc dạy con còn vất vả hơn vì quan điểm các thế hệ khác xa nhau. Trong trường hợp này, các bậc phụ huynh và ông bà nên thống nhất phân chia trách nhiệm cụ thể để mối quan hệ trong gia đình không bị ảnh hưởng. Một số giải pháp giúp giải quyết vấn đề như sau:
- Cùng tham gia một số hoạt động tập thể phù hợp với không khí gia đình để các thành viên có thời gian trò chuyện, thấu hiểu nhau nhiều hơn.
- Thống nhất với nhau ai sẽ là người đưa ra ý kiến cuối cùng khi mâu thuẫn trong gia đình phát sinh.
- Các ông bố, bà mẹ trẻ nên chuẩn bị tinh thần và tìm cách trao đổi khéo léo với ông bà về cách nuôi dạy cháu từ trước lúc trẻ ra đời.
- Trẻ dễ bị căng thẳng khi phải tiếp nhận cùng lúc hai cách giáo dục khác biệt hoặc thấy cha mẹ và ông bà tranh cãi nhau vì mình nên bố mẹ phải nhất quán lựa chọn cách giáo dục ngay từ đầu.
- Không nên quá gay gắt và căng thẳng, cố tạo môi trường trao đổi “mở” để mọi người thoải mái chia sẻ tâm sự cũng như nhận sự hỗ trợ, lời khuyên từ các thành viên khác trong gia đình.
Nhìn bao cảnh mẹ chồng - nàng dâu mâu thuẫn, cãi vả ầm ĩ thì cơ bản tôi thấy nhà chồng mình thật sự tốt. Từ ngày lấy chồng chẳng phải lo cái gì vì bố mẹ chồng thương con lo cho từng li từng tí. Rồi sinh con ra, bà nội cũng giành chăm con giúp. Tôi đi làm lúc con trai 6 tháng là giao bà nội lo từng miếng ăn giấc ngủ. Nhiều người còn bảo tôi có phước số hưởng nên có con mà vẫn nhàn tênh, đi đâu cũng được, muốn làm gì thì làm.
Cơ mà trong chăn mới biết chăn có rận, dù bề ngoài sung sướng lắm lắm nhưng thật ra nhà nào mà chẳng có trăm ngàn vấn đề đâu thể phơi bày ra hết. Tôi thật sự không dám chê trách điều gì về mẹ chồng. Con trai tôi từ nhỏ được bà nội cưng chiều vô cùng. Nhưng hồi bé thì sao cũng được, chứ nay con trai tôi 6 tuổi rồi, thằng bé lém lỉnh và nghịch ngợm dữ lắm, ngặt nỗi tôi muốn dạy con không được vì bà nội cứ bênh vực suốt ngày.
Bà nội cưng chiều cháu (Ảnh minh họa)
Con trai tôi gặp người lớn không chào, tôi dạy con phải biết phép tắc thì bà nội sẽ kéo cháu đi chỗ khác và nói với tôi ''nó còn nhỏ biết gì, giờ không chào thì lớn cũng biết chào''.
Rồi sang chuyện con biếng ăn, đến giờ cơm không ngồi vào bàn mà cứ ngồi xem tivi. Tôi bảo con không ăn thì cho nhịn đói, tí có đòi mẹ cũng sẽ không cho ăn nữa đâu. Nhưng ngay lập tức, mẹ chồng tôi lại nói ngược: ''Mẹ không cho thì bà cho, con không đói thì sao mà ăn, tí muốn ăn gì bà mua cho ăn''.
Các chị thấy như thế có chịu nổi không, tôi điên máu không biết bao nhiêu lần vì con mình đẻ ra nhưng không tài nào dạy được. Cứ hễ tôi nghiêm khắc dạy bảo thì mẹ chồng lại xen vào. Vì biết có bà nội che chở nên con trai tôi chả sợ tôi tí nào hết. Có lần tôi nói con dọn đồ chơi lại mà con không vâng lời cứ ném đồ lung tung, tức quá tôi khẽ tay con 1 cái thôi là nó đã lăn đùng ra kêu gào và mách nội. Bà nội lại xót cháu, ôm ấp, vỗ về còn trách tôi làm mẹ không biết thương con.
Thấy cảnh thằng bé ngày càng nhờn mặt với mẹ tôi đâu thể nào để mặc được. Thế là lần này tôi quyết phải làm căng đến cùng chứ cứ im im hoài không giải quyết được gì hết chỉ khiến tình trạng thêm nặng nề hơn. Ngay lúc thằng con đang ăn rồi tự dưng nhả thức ăn ra sàn, tôi liền khẽ tay con và quát: “Con phải dọn sạch chỗ này, nếu không mẹ sẽ khẽ mạnh hơn”.
Bà nội ở sân vội bước vào chưa kịp bênh vực thì tôi đã nói “mẹ đừng can thiệp vào, để con xử lý’’. Lần đầu thấy tôi căng đến mức vậy nên mẹ chồng giận bỏ vào phòng. Sau khi dạy dỗ thằng con xong tôi vào phòng nói chuyện nhỏ to với mẹ, giải thích cho mẹ hiểu thằng bé đã lớn nên nếu cứ bênh vực nó sẽ không vâng lời và mong mẹ cho tôi thời gian huấn luyên để xem kết quả thế nào. Tôi cũng nói với bà sẽ không có chuyện làm đau hay ảnh hưởng sức khỏe con mà chỉ là phải gò con vào nguyên tắc từ từ.
Dạy con là cả 1 quá trình (Ảnh minh họa)
Thời gian sau đó cũng khá căng thẳng với 2 mẹ con vì tôi phải dạy con lại quy tắc, nhưng cứ hễ tôi lên giọng thì mẹ chồng lại bỏ đi chỗ khác. Từ đó thằng bé cũng biết vâng lời, ngoan ngoãn hơn hẳn. Thấy cháu tính cách thay đổi tích cực, mẹ chồng cũng hiểu vấn đề, không can thiệp vào chuyện dạy cháu nữa nhưng vẫn chưa thật sự vui vẻ với con dâu cho lắm. Tôi nghĩ rằng việc mình tỏ ra cứng rắn là điều đúng đắn và kịp thời chứ nếu cứ cả nể, sợ sệt sẽ khiến quá trình dạy dỗ con về sau sẽ càng khó vì càng lớn càng khó uốn nắn.
Tâm sự từ độc giả thunguyen....@gmail
Dạy con quả là 1 hành trình gian nan, khi sống chung cùng ông bà thì việc dạy con còn vất vả hơn vì quan điểm các thế hệ khác xa nhau. Trong trường hợp này, các bậc phụ huynh và ông bà nên thống nhất phân chia trách nhiệm cụ thể để mối quan hệ trong gia đình không bị ảnh hưởng. Một số giải pháp giúp giải quyết vấn đề như sau:
- Cùng tham gia một số hoạt động tập thể phù hợp với không khí gia đình để các thành viên có thời gian trò chuyện, thấu hiểu nhau nhiều hơn.
- Thống nhất với nhau ai sẽ là người đưa ra ý kiến cuối cùng khi mâu thuẫn trong gia đình phát sinh.
- Các ông bố, bà mẹ trẻ nên chuẩn bị tinh thần và tìm cách trao đổi khéo léo với ông bà về cách nuôi dạy cháu từ trước lúc trẻ ra đời.
- Trẻ dễ bị căng thẳng khi phải tiếp nhận cùng lúc hai cách giáo dục khác biệt hoặc thấy cha mẹ và ông bà tranh cãi nhau vì mình nên bố mẹ phải nhất quán lựa chọn cách giáo dục ngay từ đầu.
- Không nên quá gay gắt và căng thẳng, cố tạo môi trường trao đổi “mở” để mọi người thoải mái chia sẻ tâm sự cũng như nhận sự hỗ trợ, lời khuyên từ các thành viên khác trong gia đình.