Món ăn đặc trưng ngày Tết của một số nước trên thế giới

Võ Xuân Trường

Well-known member
Món ăn đặc trưng ngày Tết của một số nước trên thế giới

Mỗi nơi mỗi món ăn đặc trưng khác nhau nhưng món ăn truyền thống ngày Tết ở các quốc gia châu Á đều hướng tới ước nguyện một năm mới tốt lành, hạnh phúc.
Gỏi cá Yu Sheng
Mâm cơm đầu năm mới của người Singapore và Malaysia sẽ không thể vắng mặt món ăn truyền thống được gọi là gỏi cá Yu Sheng. Món ăn thường được dùng làm khai vị trong bữa tiệc đầu năm mới với ý nghĩa mang lại khởi đầu may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.
Món gỏi đầy hấp dẫn gồm nhiều nguyên liệu như cá hồi sống thái lát mỏng (có thể thay bằng cá thu), các loại rau củ như đu đủ, bưởi, cà rốt, củ cải xanh, củ cải trắng, lạc rang, vừng, nước sốt từ quả mận… Các nguyên liệu được trộn đều, rưới thêm một chút dầu olive và thưởng thức.
Món ăn tượng trưng cho sự dồi dào, thịnh vượng và phát đạt. Ảnh: Thedeliciousgroup
Osechi Ryori
Ngày Tết, người Nhật sẽ cùng nhau thưởng thức món ăn đặc biệt có tên gọi là Osechi ryori. Món ăn vô cùng thơm ngon và mang đậm giá trị truyền thống của Nhật Bản, được xem là biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc và sum vầy.
Những phần Osechi ryori được chế biến rất kỹ lưỡng, bao gồm nhiều những món ăn khác nhau đựng trong chiếc hộp sơn mài nhiều tầng được gọi là “jubako”, có thể bao gồm Kuromame (đậu đen bung), Kazunoko (trứng cá trích muối), Tazukuri (cá sấy), Kobumaki (rong biển cuộn), Kurikinton (bánh làm từ hạt dẻ), Datemaki (trứng cuộn), tôm, cá, mực nướng…
Bữa ăn đầu xuân năm mới của người Nhật. Ảnh: Mari8kano
Canh bánh gạo (Tteokguk)
Tteokguk là món canh bánh gạo truyền thống của người Hàn Quốc, thường được nấu để ăn vào ngày đầu năm mới với hy vọng có thể mang tới may mắn cho mọi người. Người Hàn Quốc cũng quan niệm nếu không ăn canh tteokguk trong ngày đầu năm, nghĩa là bạn đã không trưởng thành thêm trong năm qua.
Món canh bánh gạo Hàn Quốc được làm từ bột gạo, trứng thái chỉ, đậu hũ, thịt bò, rong biển, nước xương bò hầm, hành hoa.
Món ăn ngày Tết Hàn Quốc. Ảnh: seonkyounglongest
Món Lạp – Quốc thực Lào
Lạp là món ăn truyền thống trong các dịp lễ hội của Lào, đặc biệt không thể thiếu trong những ngày Tết. “Lạp” trong ngôn ngữ Lào có nghĩa là lộc, sự may mắn. Món Lạp là món ăn đậm đà tính dân tộc, biểu trưng cho sự may mắn và bình an.
Lạp chủ yếu được làm từ các loại thịt bò, gà tây, lợn, vịt, cá được xào săn lại, đem băm nhỏ, nhuyễn, trộn với nước mắm, gia vị, thêm nước chanh và các loại rau thơm.
Món ăn truyền thống nổi tiếng của người Lào. Ảnh: oujmandegar
Món cà ri cay của người Campuchia
Theo phong tục, vào dịp Tết cổ truyền, các gia đình Campuchia sẽ quây quần bên nhau thưởng thức món cà ri cay nồng đặc trưng. Món cà ri của người Campuchia sử dụng các loại gia vị ở dạng lỏng hay được nghiền nát để món ăn ngấm gia vị và ngon hơn.
Món cà ri đỏ Campuchia thường có vị ngậy vô cùng béo ăn rất ngon, gần giống như món cà ri các nước khác, nguyên liệu thường gồm thịt bò, thịt gà hay cá, cà tím, đậu xanh, khoai tây, nước cốt dừa tươi…
Cà ri thường dùng ăn kèm với cơm hay bánh mì. Ảnh: Go2 Travel Blog
Bánh chưng, bánh tét Việt Nam
Tết Nguyên đán của người Việt từ bao đời nay đã không thể thiếu được bánh chưng, bánh tét, biểu tượng ẩm thực truyền thống mỗi dịp Tết của cả dân tộc Việt, được bạn bè khắp năm châu biết đến.
Bánh chưng là nét văn hóa lâu đời của người miền Bắc, bánh tét thì được người dân miền Nam ưa chuộng hơn. Còn người miền Trung dùng cả bánh chưng và bánh tét, tuỳ theo khu vực.
Ngày Tết cổ truyền, nhà nào cũng có cặp bánh chưng hoặc bánh tét để cúng gia tiên. Ảnh: Đời Sống VN
Sủi cảo Trung Quốc
Ngày đầu năm mới, người Trung Quốc có thói quen thưởng thức món sủi cảo vì quan niệm món ăn có hình dạng giống như những đồng tiền cổ của Trung Quốc, tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng, sẽ mang lại tài lộc cho cả năm. Từ đêm giao thừa, các gia đình đã quây quần bên nhau gói sủi cảo.
Theo lệ, khi ăn sủi cảo, người Trung Quốc chỉ ăn số chẵn, không ăn số lẻ. Không ai ăn hết số sủi cảo được múc ra bát mình, cũng không ai múc sạch chỗ sủi cảo được làm xong từ xoong ra bát mà bao giờ cũng để lại mấy cái (số chẵn) với ngụ ý năm nào của cải cũng dư thừa, gia đình thịnh vượng.
Sủi cảo được người Trung Quốc thực hiện rất cầu kỳ. Ảnh: iStock
 
Bên trên