Thanh Tuấn
Well-known member
Chuột đồng ở miền Tây có quanh năm nhưng nhiều và chất lượng nhất là vào mùa nước nổi hoặc sau đợt thu hoạch lúa.
Chuột đồng là nguyên liệu chế biến món ăn phổ biến ở miền Tây, được người dân địa phương vô cùng ưa chuộng. Chúng chủ yếu ăn lúa gạo, khoai mì, bắp và các loại cây mầm nên thịt chuột đồng được nhận xét là béo và thơm.
Anh Út Thương (ở Đồng Tháp) cho hay, chuột đồng xuất hiện nhiều ở Đồng Tháp Mười. Chúng có quanh năm nhưng nhiều và đạt chất lượng nhất là vào mùa nước nổi hoặc sau vụ gặt. Khi ấy, bà con ra đồng bẫy chuột, đem về sơ chế sạch để nấu ăn.
Người miền Tây đào hố bắt chuột đồng
Thịt chuột đồng có thể chế biến thành nhiều món ngon như giả cầy, rán, luộc ép lá chanh, áp chảo, xào xả ớt, khìa nước dừa, nướng chao, xào lăn,… nhưng ngon và phổ biến nhất vẫn là chuột nướng lu (hay còn gọi chuột quay lu).
Để làm món chuột đồng nướng lu ngon và chất lượng, người miền Tây thường chọn những con sống khỏe, to, mập, cân nặng khoảng 3 - 4 lạng trở lên. Chuột sau khi bẫy về được đem trụng qua nước sôi để dễ dàng vặt lông và làm sạch.
Chuột được mổ dọc phần bụng, loại bỏ nội tạng và cắt bớt đầu, chân, sau đó rửa lại với nước muối hoặc rượu pha loãng (tùy từng nơi) để khử mùi, rồi để ráo.
Chuột đồng sau khi sơ chế sạch và tẩm ướp gia vị được đem nướng lu
Tùy khẩu vị và sở thích của từng người mà người ta tẩm ướp thịt chuột đồng với các loại nguyên liệu, gia vị khác nhau. Thông thường, thịt chuột được ướp cùng tỏi, sả, ớt, nêm mắm, muối, bột ngọt vừa ăn rồi thêm sa tế và ngũ vị hương cho dậy mùi thơm.
Chờ khoảng 15 - 20 phút cho thịt chuột ngấm đều gia vị thì đem gài vào móc sắt, treo trong lu. Loại lu sử dụng thường được khoét một lỗ dưới đáy để thông khói và không khí ra nền đất bên ngoài.
Chuột sẽ được nướng trong lu, khoảng 10 phút mở nắp một lần, trở đều cho chín. Khi thịt chuột ngả chín, người ta lấy ra, phết thêm lớp mật ong bên ngoài cho món ăn lên màu đẹp mắt và có mùi vị hấp dẫn.
Nhiều thực khách lần đầu thưởng thức thịt chuột đồng nướng lu chưa thấy quen nên còn e ngại nhưng khi vượt qua nỗi sợ lại hết lời khen
Món chuột đồng nướng lu đạt chất lượng là khi lớp da giòn rụm, căng phồng lên, màu ửng đỏ, còn phần thịt chín đều, mọng chứ không bị khô.
Thịt chuột nóng hổi ăn ngay hay chấm với muối ớt đều ngon. Để bớt ngấy, người miền Tây còn ăn kèm với rau thơm, chuối chát hay cà chua, dưa leo thái lát.
Chuột đồng nướng lu là món nhậu khoái khẩu của người miền Tây
Thoạt nhìn và nghe tên món chuột đồng nức tiếng miền Tây, một số thực khách thừa nhận không đủ can đảm để nếm thử. Tuy nhiên, khi mạnh dạn thưởng thức rồi, họ lại thấy mê mẩn hương vị của một món ngon, đặc sản dân dã nơi đồng quê.
Những tín đồ ẩm thực sành ăn nhận xét, thịt chuột nướng mềm mọng, tươm mỡ trong miệng và có vị béo ngậy, rất thơm. Còn phần da giòn, đậm đà, cảm giác như món heo sữa quay.
Từ món ăn dân dã của bà con bản địa, thịt chuột đồng dần trở thành đặc sản “thương hiệu”, có mặt trong thực đơn tại nhiều quán nhậu, nhà hàng, địa điểm du lịch ở các tỉnh miền Tây.
Mặc dù thịt chuột đồng có thể chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn nhưng thực khách cần cân nhắc và cẩn trọng khi sử dụng. Bởi chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của người dùng.
Ảnh: Khói Lam Chiều
Chuột đồng là nguyên liệu chế biến món ăn phổ biến ở miền Tây, được người dân địa phương vô cùng ưa chuộng. Chúng chủ yếu ăn lúa gạo, khoai mì, bắp và các loại cây mầm nên thịt chuột đồng được nhận xét là béo và thơm.
Anh Út Thương (ở Đồng Tháp) cho hay, chuột đồng xuất hiện nhiều ở Đồng Tháp Mười. Chúng có quanh năm nhưng nhiều và đạt chất lượng nhất là vào mùa nước nổi hoặc sau vụ gặt. Khi ấy, bà con ra đồng bẫy chuột, đem về sơ chế sạch để nấu ăn.
Thịt chuột đồng có thể chế biến thành nhiều món ngon như giả cầy, rán, luộc ép lá chanh, áp chảo, xào xả ớt, khìa nước dừa, nướng chao, xào lăn,… nhưng ngon và phổ biến nhất vẫn là chuột nướng lu (hay còn gọi chuột quay lu).
Để làm món chuột đồng nướng lu ngon và chất lượng, người miền Tây thường chọn những con sống khỏe, to, mập, cân nặng khoảng 3 - 4 lạng trở lên. Chuột sau khi bẫy về được đem trụng qua nước sôi để dễ dàng vặt lông và làm sạch.
Chuột được mổ dọc phần bụng, loại bỏ nội tạng và cắt bớt đầu, chân, sau đó rửa lại với nước muối hoặc rượu pha loãng (tùy từng nơi) để khử mùi, rồi để ráo.
Chuột đồng sau khi sơ chế sạch và tẩm ướp gia vị được đem nướng lu
Tùy khẩu vị và sở thích của từng người mà người ta tẩm ướp thịt chuột đồng với các loại nguyên liệu, gia vị khác nhau. Thông thường, thịt chuột được ướp cùng tỏi, sả, ớt, nêm mắm, muối, bột ngọt vừa ăn rồi thêm sa tế và ngũ vị hương cho dậy mùi thơm.
Chờ khoảng 15 - 20 phút cho thịt chuột ngấm đều gia vị thì đem gài vào móc sắt, treo trong lu. Loại lu sử dụng thường được khoét một lỗ dưới đáy để thông khói và không khí ra nền đất bên ngoài.
Chuột sẽ được nướng trong lu, khoảng 10 phút mở nắp một lần, trở đều cho chín. Khi thịt chuột ngả chín, người ta lấy ra, phết thêm lớp mật ong bên ngoài cho món ăn lên màu đẹp mắt và có mùi vị hấp dẫn.
Món chuột đồng nướng lu đạt chất lượng là khi lớp da giòn rụm, căng phồng lên, màu ửng đỏ, còn phần thịt chín đều, mọng chứ không bị khô.
Thịt chuột nóng hổi ăn ngay hay chấm với muối ớt đều ngon. Để bớt ngấy, người miền Tây còn ăn kèm với rau thơm, chuối chát hay cà chua, dưa leo thái lát.
Chuột đồng nướng lu là món nhậu khoái khẩu của người miền Tây
Thoạt nhìn và nghe tên món chuột đồng nức tiếng miền Tây, một số thực khách thừa nhận không đủ can đảm để nếm thử. Tuy nhiên, khi mạnh dạn thưởng thức rồi, họ lại thấy mê mẩn hương vị của một món ngon, đặc sản dân dã nơi đồng quê.
Những tín đồ ẩm thực sành ăn nhận xét, thịt chuột nướng mềm mọng, tươm mỡ trong miệng và có vị béo ngậy, rất thơm. Còn phần da giòn, đậm đà, cảm giác như món heo sữa quay.
Từ món ăn dân dã của bà con bản địa, thịt chuột đồng dần trở thành đặc sản “thương hiệu”, có mặt trong thực đơn tại nhiều quán nhậu, nhà hàng, địa điểm du lịch ở các tỉnh miền Tây.
Mặc dù thịt chuột đồng có thể chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn nhưng thực khách cần cân nhắc và cẩn trọng khi sử dụng. Bởi chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của người dùng.
Ảnh: Khói Lam Chiều