Nguyễn May
Well-known member
Dạy bằng cách làm gương là một kiểu giáo dục thầm lặng.
Cách đây một thời gian, một bức ảnh đã lan truyền trên mạng, khiến nhiều phụ huynh bàn tán. Trong hình xuất hiện hai bà mẹ trên tàu điện ngầm, mỗi người đi cùng hai đứa con của mình. Tuy nhiên, cảnh tượng mỗi bên mỗi khác:
Người mẹ bên trái cùng các con đọc sách, hai bé đọc rất tập trung;
Người mẹ bên phải đưa điện thoại cho con chơi, hai bé cũng rất vui vẻ.
Bên mỗi bà mẹ là một khung cảnh khác nhau
Nhìn hình ảnh, một số cư dân mạng bình luận: “Tại sao sau khi lớn lên, giữa những đứa trẻ lại có sự khác biệt lớn đến vậy?”.
Tuy nhiên, thực tế chúng ta không có quyền phán xét bất kỳ người mẹ nào trong ảnh. Bạn phải hiểu rằng trẻ không nghe lời chúng ta, chúng bắt chước chúng ta.
Có một trích đoạn rất thú vị trong bộ phim hoạt hình Building Block Chicken :
Hai cha con đang ngồi ở bàn, một người ăn đậu phộng, một người ăn kem. Đột nhiên người cha chỉ vào mấy bức tranh hình học trước mặt con trai rồi nói: “Giờ mà con còn ăn?! Làm xong bài tập về nhà chưa?”.
Nhưng đứa trẻ không hề sợ hãi: “Bố cũng đang ăn mà… Sao bố không học bài ạ?”.
Đó là một phân đoạn mới xem bạn sẽ bật cười nhưng khi ngẫm lại lại thấy nó hàm chứa một ý nghĩa khác.
Chúng ta thường thấy những hình ảnh thế này:
Cha mẹ cắm mặt vào điện thoại, con cái cũng ôm máy tính bảng xem say sưa ở bên cạnh;
Cha mẹ vừa đu phim vừa ngáp, con cái cũng ôm điện thoại vui vẻ chơi game;
Cha mẹ không bao giờ tổng kết lại công việc sau một ngày, nên con cái họ đi học về cũng chẳng chịu ôn bài…
Vậy mà chúng ta thường trách trẻ chỉ biết chơi game, không chịu học hành, không biết cố gắng. Nhiều khi cha mẹ cố gắng hết sức để ép con vào, luôn cảm thấy phiền lòng trước những hành vi nghịch ngợm của con ở một khía cạnh nào đó, nhưng họ ít biết rằng lời nói và việc làm của con thực chất chỉ là đang mô phỏng lại cha mẹ.
Con cái chính là bản sao của cha mẹ
Thay vì thúc giục, đòi hỏi con làm thế này làm thế kia, cha mẹ nên làm gương trước, muốn con trở thành người thế nào thì cha mẹ cần trở thành người như thế trước.
Con cái là bản sao của cha mẹ, việc giáo dục con cái bằng giới luật hành động, ngôn ngữ của chính mình là điều vô cùng quan trọng.
Trẻ nhìn người lớn nói chuyện và bắt chước. Dạy bằng cách làm gương là một kiểu giáo dục thầm lặng, tầm quan trọng của nó thậm chí còn lớn hơn nhiều so với những gì trẻ học được từ giáo viên ở trường.
Mỗi lời nói, việc làm, hành động của người lớn đều in sâu vào tâm trí trẻ, ảnh hưởng đến những lựa chọn, quyết định quan trọng của trẻ trong tương lai. Chúng ta không thể đồng hành cùng con suốt cuộc đời nhưng phải làm gương tốt cho con. Biết đâu đấy một trong những quyết định trong lúc vô tình của chúng ta lại có thể ảnh hưởng đến số phận cuộc đời của con cái chúng ta.
Cách đây một thời gian, một bức ảnh đã lan truyền trên mạng, khiến nhiều phụ huynh bàn tán. Trong hình xuất hiện hai bà mẹ trên tàu điện ngầm, mỗi người đi cùng hai đứa con của mình. Tuy nhiên, cảnh tượng mỗi bên mỗi khác:
Người mẹ bên trái cùng các con đọc sách, hai bé đọc rất tập trung;
Người mẹ bên phải đưa điện thoại cho con chơi, hai bé cũng rất vui vẻ.
Bên mỗi bà mẹ là một khung cảnh khác nhau
Nhìn hình ảnh, một số cư dân mạng bình luận: “Tại sao sau khi lớn lên, giữa những đứa trẻ lại có sự khác biệt lớn đến vậy?”.
Tuy nhiên, thực tế chúng ta không có quyền phán xét bất kỳ người mẹ nào trong ảnh. Bạn phải hiểu rằng trẻ không nghe lời chúng ta, chúng bắt chước chúng ta.
Có một trích đoạn rất thú vị trong bộ phim hoạt hình Building Block Chicken :
Hai cha con đang ngồi ở bàn, một người ăn đậu phộng, một người ăn kem. Đột nhiên người cha chỉ vào mấy bức tranh hình học trước mặt con trai rồi nói: “Giờ mà con còn ăn?! Làm xong bài tập về nhà chưa?”.
Nhưng đứa trẻ không hề sợ hãi: “Bố cũng đang ăn mà… Sao bố không học bài ạ?”.
Đó là một phân đoạn mới xem bạn sẽ bật cười nhưng khi ngẫm lại lại thấy nó hàm chứa một ý nghĩa khác.
Chúng ta thường thấy những hình ảnh thế này:
Cha mẹ cắm mặt vào điện thoại, con cái cũng ôm máy tính bảng xem say sưa ở bên cạnh;
Cha mẹ vừa đu phim vừa ngáp, con cái cũng ôm điện thoại vui vẻ chơi game;
Cha mẹ không bao giờ tổng kết lại công việc sau một ngày, nên con cái họ đi học về cũng chẳng chịu ôn bài…
Vậy mà chúng ta thường trách trẻ chỉ biết chơi game, không chịu học hành, không biết cố gắng. Nhiều khi cha mẹ cố gắng hết sức để ép con vào, luôn cảm thấy phiền lòng trước những hành vi nghịch ngợm của con ở một khía cạnh nào đó, nhưng họ ít biết rằng lời nói và việc làm của con thực chất chỉ là đang mô phỏng lại cha mẹ.
Con cái chính là bản sao của cha mẹ
Thay vì thúc giục, đòi hỏi con làm thế này làm thế kia, cha mẹ nên làm gương trước, muốn con trở thành người thế nào thì cha mẹ cần trở thành người như thế trước.
Con cái là bản sao của cha mẹ, việc giáo dục con cái bằng giới luật hành động, ngôn ngữ của chính mình là điều vô cùng quan trọng.
Trẻ nhìn người lớn nói chuyện và bắt chước. Dạy bằng cách làm gương là một kiểu giáo dục thầm lặng, tầm quan trọng của nó thậm chí còn lớn hơn nhiều so với những gì trẻ học được từ giáo viên ở trường.
Mỗi lời nói, việc làm, hành động của người lớn đều in sâu vào tâm trí trẻ, ảnh hưởng đến những lựa chọn, quyết định quan trọng của trẻ trong tương lai. Chúng ta không thể đồng hành cùng con suốt cuộc đời nhưng phải làm gương tốt cho con. Biết đâu đấy một trong những quyết định trong lúc vô tình của chúng ta lại có thể ảnh hưởng đến số phận cuộc đời của con cái chúng ta.