Nguyên Linh
Well-known member
Miền ký ức về ngày bé dường như chưa bao giờ bị lãng quên, nhưng hình ảnh của những món đồ cũ kĩ đang dần trở thành xa lạ. Từ bộ trường kỷ màu nâu trầm, lò xô hay cái chạn đựng bát mộc mạc, tất cả đều được gìn giữ sâu thẳm trong lòng mỗi người.
Cùng khơi dậy những miền ký ức tốt đẹp ấy nhé!
1. Chạn
Trước 1975, đầu hết các gia đình ở Hà Nội đều sở hữu một cái chạn đựng bát, tên gọi tiếng Pháp là Gác măng giê (garde-manger).
"Có một qui tắc hẳn hoi cho việc sản xuất chạn. Bao giờ nó cũng được đóng thành ba tầng. Dưới cùng là tầng không cánh để úp xoong nồi. Giữa là tầng nan gỗ thưa để xếp bát đĩa. Trên cùng là tầng có lưới vây ba mặt kể cả cánh. Bên hông chạn bao giờ cũng treo một giỏ tre cắm đũa, muôi, thìa. Bốn chân chạn thường là bốn chiếc bát mẻ đổ đầy nước để chống kiến bò lên.
Đến thời bao cấp khó khăn thì cái chạn hầu như được đóng chỉ bằng gỗ dầu thừa đuôi theo ở các nhà máy. Có lẽ chính vì thế nó cũng chẳng đủ tiêu chuẩn để thành một mặt hàng bán phân phối như cái giường" - theo Báo điện tử Xây Dựng
Có thể nói, hình ảnh cái chạn đã gắn bó với người dân Việt Nam trong hàng chục năm. Gần gũi đến mức chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu “Đến cái chạn còn không có mà úp bát” hay “Chó chui gầm chạn” dùng để châm biếm, ẩn dụ về hoàn cảnh khó khăn lúc bấy giờ.
Lấy cảm hứng từ chạn gỗ, các nhà sản xuất thời nay đã biến hóa những kệ tủ, kệ trang trí với thiết kế hiện đại hơn nhưng vẫn duy trì vẻ mộc mạc vốn có. Những năm gần đây, xu hướng nội thất với sắc nâu trầm đang dần trở lại và được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong những ngôi nhà mang phong cách Mid-Century Modern (hiện đại giữa thế kỷ)
2. Đi văng
Ngày nay cả đi văng và trường kỷ đều xuất hiện ngày một ít và được thay thế bởi những chiếc sofa hiện đại. Trong khi trước đây, những chiếc đi văng đã từng là món đồ khẳng định đẳng cấp và chỉ dành cho những gia đình khá giả.
Tương tự thiết kế của những Sofa bed, đi văng được dùng như ghế ngồi phòng khách, có thể linh hoạt kéo ra để trở thành giường ngủ.
Bên cạnh màu gỗ nâu đỏ, hay gỗ nâu trầm ấm để mang lại vẻ sang trọng cho ngôi nhà, đi văng còn có các ngăn chứa đồ cực rộng rãi bên dưới, thường dùng để giày dép hoặc sách báo
3. Lò xô
"Lò xô xuất hiện ở Nam Kỳ từ thời Pháp, đoán có lẽ những năm sau 1900 khi dầu hôi có mặt ở Sài Gòn đầu tiên.
Cấu tạo cái lò xô cũng giống như cái đèn đầu thôi, nhưng lò xô nó hình vuông hoặc tròn, dưới là cái bầu đựng dầu kín có chừa cái lổ có nút đặng đổ dầu hôi vô, trên là một hệ thống tim đèn nối từ bình dầu quấn lên cái vĩ sắt hoặc gan dưới đít nồi. Khi xài người nấu chỉ cần lấy cái cây mồi lửa, chịu khó đốt từng sợi bấc đó là cái lò xô bật cháy, nấu xong thì lum khum thò miêng vô chịu khó thổi cho nó tắt.
Lò xô lớn có 12 sợi bấc lận" - theo Nguyễn Gia Việt.
Vào những năm 80-90, các cặp vợ chồng mới cưới còn được tặng bếp lò xô như một món quà cưới quý giá, thay cho lời chúc giữ lửa hạnh phúc của hôn nhân.
4. Tủ "búp phê"
Tủ chè hay còn gọi tủ búp phê là một loại tủ thường được làm bằng gỗ, sử dụng trong nhà để trưng bày các loại đồ sành sứ như ly tách, chén dĩa hay rượu, trà để tránh gián và bụi bẩn.
"Ở Việt Nam, tủ chè thường được thiết kế theo kiểu tủ dài nằm ngang, có bốn chân nhô cao, tủ được chia làm ba phần, hai phần cánh thường có cánh cửa đóng mở, phần giữa (bụng tủ) thường được lắp kính để trưng đồ.
Tủ chè thường được trang trí họa tiết tinh xảo, làm điểm nhấn trong phòng khách hay phòng tiếp khách. Từ ngày xưa, tủ chè cổ chỉ thịnh hành ở các tỉnh phía Bắc, nhưng từ cuộc di cư vào Nam đã được người miền Nam biết đến bởi tính nghệ thuật và thủ công rất cao.
Ngày xưa, tủ chè thường làm bằng gỗ quý, gỗ để làm tủ chè thường là ba loại chủ yếu. Gỗ trắc có giá trị cao nhất sau đó là Gỗ Gụ kế tới là Gỗ Lim. Thời chiến tranh Việt Nam, tại miền Nam, thường dùng bằng ván ép nhựa mica" - Theo wikipedia.
Có thể nói, thiết kế của tủ búp phê ngày xưa có tính ứng dụng rất cao và phù hợp trong nhiều không gian khác nhau. Chính vì thế, kiểu dáng này vẫn thường hiện diện trên các tủ búp phê, tủ tivi hiện đại nhưng được tiết chế các chi tiết chạm khắc.
5. Trường kỷ
Trường là dài, kỷ là ghế.
Những bộ bàn ghế trường kỳ được xem là biểu tượng văn hóa của gia đình Việt xưa, và được cả ba miền Bắc Trung Nam yêu thích.
Để đóng được bộ trường kỷ, người ta thường dùng gỗ Gụ, gỗ Trắc, gỗ Hương, gỗ Tre,... và điêu khắc tỉ mỉ với nhiều kiểu dáng khác nhau.
Với vẻ ngoài sang trọng, bộ bàn ghế trường kỷ có thể dùng đón tiếp khách quý. Một chiếc ghế dài có thể ngồi thoải mái đến 4 người, do đó trường kỷ cũng có thể trở thành bàn ăn cỗ, bàn làm việc, hay đơn giản là cho những bữa cơm gia đình.
Kê trường kỷ ngoài trời hoặc trong sân để hóng mát, ngắm trăng, thưởng thức trà bánh cũng là thú vui tiêu khiển của rất nhiều người. Nếu ghép đôi hai chiếc trường cũng tạo thành một chiếc giường ngủ rộng rãi.
6. Tủ kiếng
Một món đồ tưởng chừng như giản đơn nhưng lại chứa chan bao kỷ niệm về gia đình, chắc chắn phải nhắc đến chiếc tủ quần áo mộc mạc đã từng có mặt trong bất kì tổ ấm nào ở miền Tây sông nước.
"Đó là cái tủ với kiểu dáng khá đơn giản cao khoảng hai mét, bề rộng khoảng một mét. Nó chỉ có hai ngăn: một ngăn với cánh cửa bằng gỗ, bên trong được chia làm nhiều hộc nhỏ có thể cất giữ giấy tờ; ngăn còn lại với cánh cửa ốp bằng tấm kiếng thật to, ngăn này được dùng để treo quần áo nên rất trống trải không chia thành hộc nhỏ; ngoài ra, phía bên dưới hai ngăn này còn có hai hộc tủ nhỏ khá tiện lợi" - Báo Dân Việt
Cùng khơi dậy những miền ký ức tốt đẹp ấy nhé!
1. Chạn
Trước 1975, đầu hết các gia đình ở Hà Nội đều sở hữu một cái chạn đựng bát, tên gọi tiếng Pháp là Gác măng giê (garde-manger).
"Có một qui tắc hẳn hoi cho việc sản xuất chạn. Bao giờ nó cũng được đóng thành ba tầng. Dưới cùng là tầng không cánh để úp xoong nồi. Giữa là tầng nan gỗ thưa để xếp bát đĩa. Trên cùng là tầng có lưới vây ba mặt kể cả cánh. Bên hông chạn bao giờ cũng treo một giỏ tre cắm đũa, muôi, thìa. Bốn chân chạn thường là bốn chiếc bát mẻ đổ đầy nước để chống kiến bò lên.
Đến thời bao cấp khó khăn thì cái chạn hầu như được đóng chỉ bằng gỗ dầu thừa đuôi theo ở các nhà máy. Có lẽ chính vì thế nó cũng chẳng đủ tiêu chuẩn để thành một mặt hàng bán phân phối như cái giường" - theo Báo điện tử Xây Dựng
Có thể nói, hình ảnh cái chạn đã gắn bó với người dân Việt Nam trong hàng chục năm. Gần gũi đến mức chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu “Đến cái chạn còn không có mà úp bát” hay “Chó chui gầm chạn” dùng để châm biếm, ẩn dụ về hoàn cảnh khó khăn lúc bấy giờ.
Lấy cảm hứng từ chạn gỗ, các nhà sản xuất thời nay đã biến hóa những kệ tủ, kệ trang trí với thiết kế hiện đại hơn nhưng vẫn duy trì vẻ mộc mạc vốn có. Những năm gần đây, xu hướng nội thất với sắc nâu trầm đang dần trở lại và được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong những ngôi nhà mang phong cách Mid-Century Modern (hiện đại giữa thế kỷ)
2. Đi văng
Ngày nay cả đi văng và trường kỷ đều xuất hiện ngày một ít và được thay thế bởi những chiếc sofa hiện đại. Trong khi trước đây, những chiếc đi văng đã từng là món đồ khẳng định đẳng cấp và chỉ dành cho những gia đình khá giả.
Tương tự thiết kế của những Sofa bed, đi văng được dùng như ghế ngồi phòng khách, có thể linh hoạt kéo ra để trở thành giường ngủ.
Bên cạnh màu gỗ nâu đỏ, hay gỗ nâu trầm ấm để mang lại vẻ sang trọng cho ngôi nhà, đi văng còn có các ngăn chứa đồ cực rộng rãi bên dưới, thường dùng để giày dép hoặc sách báo
3. Lò xô
"Lò xô xuất hiện ở Nam Kỳ từ thời Pháp, đoán có lẽ những năm sau 1900 khi dầu hôi có mặt ở Sài Gòn đầu tiên.
Cấu tạo cái lò xô cũng giống như cái đèn đầu thôi, nhưng lò xô nó hình vuông hoặc tròn, dưới là cái bầu đựng dầu kín có chừa cái lổ có nút đặng đổ dầu hôi vô, trên là một hệ thống tim đèn nối từ bình dầu quấn lên cái vĩ sắt hoặc gan dưới đít nồi. Khi xài người nấu chỉ cần lấy cái cây mồi lửa, chịu khó đốt từng sợi bấc đó là cái lò xô bật cháy, nấu xong thì lum khum thò miêng vô chịu khó thổi cho nó tắt.
Lò xô lớn có 12 sợi bấc lận" - theo Nguyễn Gia Việt.
Vào những năm 80-90, các cặp vợ chồng mới cưới còn được tặng bếp lò xô như một món quà cưới quý giá, thay cho lời chúc giữ lửa hạnh phúc của hôn nhân.
4. Tủ "búp phê"
Tủ chè hay còn gọi tủ búp phê là một loại tủ thường được làm bằng gỗ, sử dụng trong nhà để trưng bày các loại đồ sành sứ như ly tách, chén dĩa hay rượu, trà để tránh gián và bụi bẩn.
"Ở Việt Nam, tủ chè thường được thiết kế theo kiểu tủ dài nằm ngang, có bốn chân nhô cao, tủ được chia làm ba phần, hai phần cánh thường có cánh cửa đóng mở, phần giữa (bụng tủ) thường được lắp kính để trưng đồ.
Tủ chè thường được trang trí họa tiết tinh xảo, làm điểm nhấn trong phòng khách hay phòng tiếp khách. Từ ngày xưa, tủ chè cổ chỉ thịnh hành ở các tỉnh phía Bắc, nhưng từ cuộc di cư vào Nam đã được người miền Nam biết đến bởi tính nghệ thuật và thủ công rất cao.
Ngày xưa, tủ chè thường làm bằng gỗ quý, gỗ để làm tủ chè thường là ba loại chủ yếu. Gỗ trắc có giá trị cao nhất sau đó là Gỗ Gụ kế tới là Gỗ Lim. Thời chiến tranh Việt Nam, tại miền Nam, thường dùng bằng ván ép nhựa mica" - Theo wikipedia.
Có thể nói, thiết kế của tủ búp phê ngày xưa có tính ứng dụng rất cao và phù hợp trong nhiều không gian khác nhau. Chính vì thế, kiểu dáng này vẫn thường hiện diện trên các tủ búp phê, tủ tivi hiện đại nhưng được tiết chế các chi tiết chạm khắc.
5. Trường kỷ
Trường là dài, kỷ là ghế.
Những bộ bàn ghế trường kỳ được xem là biểu tượng văn hóa của gia đình Việt xưa, và được cả ba miền Bắc Trung Nam yêu thích.
Để đóng được bộ trường kỷ, người ta thường dùng gỗ Gụ, gỗ Trắc, gỗ Hương, gỗ Tre,... và điêu khắc tỉ mỉ với nhiều kiểu dáng khác nhau.
Với vẻ ngoài sang trọng, bộ bàn ghế trường kỷ có thể dùng đón tiếp khách quý. Một chiếc ghế dài có thể ngồi thoải mái đến 4 người, do đó trường kỷ cũng có thể trở thành bàn ăn cỗ, bàn làm việc, hay đơn giản là cho những bữa cơm gia đình.
Kê trường kỷ ngoài trời hoặc trong sân để hóng mát, ngắm trăng, thưởng thức trà bánh cũng là thú vui tiêu khiển của rất nhiều người. Nếu ghép đôi hai chiếc trường cũng tạo thành một chiếc giường ngủ rộng rãi.
6. Tủ kiếng
Một món đồ tưởng chừng như giản đơn nhưng lại chứa chan bao kỷ niệm về gia đình, chắc chắn phải nhắc đến chiếc tủ quần áo mộc mạc đã từng có mặt trong bất kì tổ ấm nào ở miền Tây sông nước.
"Đó là cái tủ với kiểu dáng khá đơn giản cao khoảng hai mét, bề rộng khoảng một mét. Nó chỉ có hai ngăn: một ngăn với cánh cửa bằng gỗ, bên trong được chia làm nhiều hộc nhỏ có thể cất giữ giấy tờ; ngăn còn lại với cánh cửa ốp bằng tấm kiếng thật to, ngăn này được dùng để treo quần áo nên rất trống trải không chia thành hộc nhỏ; ngoài ra, phía bên dưới hai ngăn này còn có hai hộc tủ nhỏ khá tiện lợi" - Báo Dân Việt