Bui Kieu My
Bùi Kiều My
1Tiêm chủng đầy đủ theo lịch
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non yếu, chưa đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, điều này khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn và có nguy cơ biến chứng cao.
Hầu hết các bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trong mùa giao mùa đều có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Trong 2 năm đầu đời, đây là giai đoạn vàng để trẻ được tiêm chủng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm phổ biến như sởi, rubella, quai bị, bại liệt, viêm não Nhật Bản, ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, phế cầu, rotavirus, thủy đậu và lao.
Tiêm chủng đầy đủ theo lịch
2Tránh tiếp xúc nguồn lây bệnh
Cả người chăm sóc và trẻ nhỏ cần rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với người bệnh. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với người đang mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và virus. Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi, cần đeo khẩu trang cho trẻ và hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người.
Người lớn nên hướng dẫn trẻ hình thành thói quen vệ sinh tốt như: Không cho tay vào mắt, mũi, miệng; sử dụng khăn giấy để lau mũi, miệng khi cần thiết; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay áo. Thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ như bình sữa, núm vú, đồ chơi bằng nước sạch và các chất tẩy rửa phù hợp.
Động vật nuôi trong nhà cũng có thể là nguồn lây nhiễm các bệnh cho trẻ, do đó bạn cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với phân và nước tiểu của vật nuôi. Vệ sinh chuồng trại, đồ dùng của vật nuôi thường xuyên, tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi là những biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả trẻ và gia đình.
Tránh tiếp xúc nguồn lây bệnh
3Chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ
Bữa ăn hàng ngày của trẻ cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như protein (có trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ), carbohydrate (có trong gạo, mì, khoai...), chất béo (có trong dầu thực vật, các loại hạt), vitamin và khoáng chất (có nhiều trong trái cây, rau xanh). Protein và vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và củng cố hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại bệnh tật.
Các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, như cam, quýt, bưởi, dâu tây, rau lá xanh đậm, các loại hạt là những "siêu thực phẩm" giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ. Probiotic có trong sữa chua và một số thực phẩm lên men khác cũng rất hữu ích cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ chứa kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh nhiễm trùng. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn. Nếu vì lý do nào đó không thể cho con bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên cố gắng duy trì việc cho con bú càng lâu càng tốt.
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ
4Giữ ấm đường thở cho trẻ
Nhiệt độ lý tưởng cho phòng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên dao động trong khoảng 25-28 độ C. Không gian sống cần thoáng mát, tránh gió lùa trực tiếp, đặc biệt là vào mùa lạnh.
Khi đưa trẻ ra ngoài, bạn cần trang bị đầy đủ quần áo ấm cho trẻ bao gồm mũ, găng tay, áo khoác và giày ấm. Việc đeo khẩu trang cũng giúp bảo vệ đường hô hấp của trẻ khỏi bụi bẩn và vi khuẩn.
Tuy nhiên, việc giữ ấm cho trẻ cần vừa phải. Quần áo quá dày hoặc đắp quá nhiều chăn có thể khiến trẻ bị đổ mồ hôi, khi mồ hôi bay hơi sẽ làm trẻ cảm thấy lạnh hơn và dễ bị cảm lạnh. Mồ hôi ứ đọng trên da còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây các bệnh ngoài da.
Ngoài ra, việc giữ ấm đồ ăn, thức uống cho trẻ cũng cần thiết, đặc biệt là vào mùa lạnh, giúp trẻ tránh bị đau bụng do ăn uống đồ lạnh.
Giữ ấm đường thở cho trẻ
5Cho trẻ vận động, vệ sinh đúng cách
Bạn nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 8h-9h30 và 15h-17h vào mùa đông để giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D, từ đó tăng cường hấp thu canxi và hỗ trợ hệ miễn dịch. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý chọn những nơi thoáng đãng, ít người qua lại để tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
Tắm rửa hàng ngày sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, mồ hôi và bụi bẩn bám trên da. Nhiệt độ nước tắm lý tưởng cho trẻ là từ 33-36 độ C. Cha mẹ nên sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm chính xác, tránh trường hợp nước quá nóng làm tổn thương da trẻ.
Khi tắm cho trẻ, phòng tắm cần được giữ ấm, tránh gió lùa. Thời gian tắm thích hợp cho trẻ là khoảng 5-7 phút. Lưu ý không để quạt sưởi hoặc điều hòa thổi trực tiếp vào người trẻ để tránh gây khô da hoặc bỏng.
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non yếu, chưa đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, điều này khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn và có nguy cơ biến chứng cao.
Hầu hết các bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt là trong mùa giao mùa đều có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Trong 2 năm đầu đời, đây là giai đoạn vàng để trẻ được tiêm chủng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm phổ biến như sởi, rubella, quai bị, bại liệt, viêm não Nhật Bản, ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, phế cầu, rotavirus, thủy đậu và lao.
2Tránh tiếp xúc nguồn lây bệnh
Cả người chăm sóc và trẻ nhỏ cần rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch, đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với người bệnh. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với người đang mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và virus. Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi, cần đeo khẩu trang cho trẻ và hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người.
Người lớn nên hướng dẫn trẻ hình thành thói quen vệ sinh tốt như: Không cho tay vào mắt, mũi, miệng; sử dụng khăn giấy để lau mũi, miệng khi cần thiết; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay áo. Thường xuyên vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ như bình sữa, núm vú, đồ chơi bằng nước sạch và các chất tẩy rửa phù hợp.
Động vật nuôi trong nhà cũng có thể là nguồn lây nhiễm các bệnh cho trẻ, do đó bạn cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với phân và nước tiểu của vật nuôi. Vệ sinh chuồng trại, đồ dùng của vật nuôi thường xuyên, tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi là những biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả trẻ và gia đình.
3Chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ
Bữa ăn hàng ngày của trẻ cần cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như protein (có trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ), carbohydrate (có trong gạo, mì, khoai...), chất béo (có trong dầu thực vật, các loại hạt), vitamin và khoáng chất (có nhiều trong trái cây, rau xanh). Protein và vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và củng cố hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại bệnh tật.
Các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, như cam, quýt, bưởi, dâu tây, rau lá xanh đậm, các loại hạt là những "siêu thực phẩm" giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ. Probiotic có trong sữa chua và một số thực phẩm lên men khác cũng rất hữu ích cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ chứa kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều bệnh nhiễm trùng. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn. Nếu vì lý do nào đó không thể cho con bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên cố gắng duy trì việc cho con bú càng lâu càng tốt.
4Giữ ấm đường thở cho trẻ
Nhiệt độ lý tưởng cho phòng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên dao động trong khoảng 25-28 độ C. Không gian sống cần thoáng mát, tránh gió lùa trực tiếp, đặc biệt là vào mùa lạnh.
Khi đưa trẻ ra ngoài, bạn cần trang bị đầy đủ quần áo ấm cho trẻ bao gồm mũ, găng tay, áo khoác và giày ấm. Việc đeo khẩu trang cũng giúp bảo vệ đường hô hấp của trẻ khỏi bụi bẩn và vi khuẩn.
Tuy nhiên, việc giữ ấm cho trẻ cần vừa phải. Quần áo quá dày hoặc đắp quá nhiều chăn có thể khiến trẻ bị đổ mồ hôi, khi mồ hôi bay hơi sẽ làm trẻ cảm thấy lạnh hơn và dễ bị cảm lạnh. Mồ hôi ứ đọng trên da còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây các bệnh ngoài da.
Ngoài ra, việc giữ ấm đồ ăn, thức uống cho trẻ cũng cần thiết, đặc biệt là vào mùa lạnh, giúp trẻ tránh bị đau bụng do ăn uống đồ lạnh.
5Cho trẻ vận động, vệ sinh đúng cách
Bạn nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 8h-9h30 và 15h-17h vào mùa đông để giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D, từ đó tăng cường hấp thu canxi và hỗ trợ hệ miễn dịch. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý chọn những nơi thoáng đãng, ít người qua lại để tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.
Tắm rửa hàng ngày sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, mồ hôi và bụi bẩn bám trên da. Nhiệt độ nước tắm lý tưởng cho trẻ là từ 33-36 độ C. Cha mẹ nên sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm chính xác, tránh trường hợp nước quá nóng làm tổn thương da trẻ.
Khi tắm cho trẻ, phòng tắm cần được giữ ấm, tránh gió lùa. Thời gian tắm thích hợp cho trẻ là khoảng 5-7 phút. Lưu ý không để quạt sưởi hoặc điều hòa thổi trực tiếp vào người trẻ để tránh gây khô da hoặc bỏng.