Võ Xuân Trường
Well-known member
Một thoáng Trung thu truyền thống của người Hà Nội xưa
Thay vì chen chân trong những nơi đông đúc để chụp ảnh check-in, nhiều bạn trẻ tìm đến không gian Trung thu xưa cũ để tìm hiểu về ngày Tết đoàn viên.
Đồ chơi Trung thu cổ truyền. Ảnh: Nhật Minh
Những năm trước, mỗi dịp Trung thu, Nguyễn Thanh Mai (28 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) lại rủ bạn bè mặc trang phục thật đẹp, lên phố chụp ảnh check-in. Nhưng năm nay, Mai ghé thăm Hoàng Thành Thăng Long đúng dịp Trung thu để tham quan, cảm nhận không khí ngày Tết đoàn viên ngày nhỏ.
Nhìn những chiếc đèn lồng được làm từ giấy dó, giấy bóng, nan tre, mây... hay những chiếc mặt nạ giấy, đầu sư tử, ông đánh gậy trông trăng, Mai thấy bồi hồi. "Xem những đồ vật được trưng bày tại đây, mình lại nhớ ngày trước mỗi dịp Trung thu cùng bạn bè vẽ các mặt nạ giấy bồi. Bước vào không gian Trung thu xưa, trong lòng cảm thấy bồi hồi khó tả” - Mai chia sẻ.
Tại Hoàng Thành Thăng Long, khu trưng bày có ba gian chính, mỗi gian có thiết kế và bày biện khác nhau. Nơi đây có sự xuất hiện của nhiều loại đồ chơi truyền thống như mặt nạ giấy bồi, đầu lân, trống bỏi, trống ếch, đèn cù, tiến sĩ giấy...
Khu trưng bày tại Hoàng Thành Thăng Long được chia thành ba gian với những cách trang trí khác nhau. Ảnh: Nhật Minh
Có nhiều loại đồ chơi tại đây như mặt nạ giấy bồi, tàu sắt, trống ếch. Ảnh: Nhật Minh
Toàn bộ không gian trưng bày tại đây đều được trang trí thành một khu phố tái hiện ở trung thu xưa của người Hà Nội. Đó là những gian hàng trên phố cổ hay những chiếc đèn lồng được treo trước cửa nhà.
Du khách tới đây rất đa dạng, từ trẻ em cho tới người già, thậm chí khách du lịch trong nước, nước ngoài cũng chiếm một phần không nhỏ. Sân chơi đặc sắc này giúp các em nhỏ và du khách có thêm những trải nghiệm, hiểu thêm về lịch sử văn hóa nói chung và Tết Trung thu nói riêng.
Trên trần nhà cũng được trang trí với các loại đèn khác nhau. Ảnh: Nhật Minh
Không chỉ có trẻ em mà người lớn cũng tới đây để tìm lại ký ức xưa. Ảnh: Nhật Minh
Cũng mong muốn tìm hiểu về Trung thu xưa, Trần Hà My (19 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) tìm đến Nhà 87 Mã Mây (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để tham gia chuỗi hoạt động “Tết Trung thu truyền thống 2023”.
Vừa bước đến cửa, My đã cảm nhận được không gian quen thuộc bởi những chiếc đèn lồng cá chép, mặt nạ giấy bồi, trống ếch được treo tại đây. Bên trong nhà là một không gian ấm cúng, tràn ngập sắc màu bởi những mặt nạ với hình thù các con vật, những chiếc đèn ông sao và tiến sĩ giấy.
"Nhờ đến đây, mình đã có thêm rất nhiều kiến thức về Trung thu xưa, về không gian gia đình Hà Nội đón Tết Trung thu truyền thống như thế nào" - My nói.
Trước cửa Nhà 87 Mã Mây được trang trí bằng mặt nạ giấy bồi, đèn ông sao... Ảnh: Nhật Minh
Gian bên trong là mâm cỗ Trung thu truyền thống của người Việt, với mâm ngũ quả, bánh nướng, đèn con cua, tò he... được bày biện cẩn thận.
Đây là địa điểm thích hợp cho các trẻ em để giáo dục ngoại khoá, bởi các em sẽ hiểu hơn về không khí gia đình xưa, đây là dịp cả nhà quây quần bên mâm cỗ sau những ngày làm việc mệt mỏi, vất vả. Các em nhỏ cũng hiểu được về một mâm cỗ Trung thu xưa ra sao.
Mâm cỗ Trung thu truyền thống với các loại trái cây, bánh nướng, bánh dẻo, sản vật mùa thu như cốm, ốc... Bên cạnh đó là những vật trang trí, đồ chơi như đèn con cua, tiến sĩ giấy, đầu lân giấy bồi... Ảnh: Nhật Minh
Thay vì chen chân trong những nơi đông đúc để chụp ảnh check-in, nhiều bạn trẻ tìm đến không gian Trung thu xưa cũ để tìm hiểu về ngày Tết đoàn viên.
Những năm trước, mỗi dịp Trung thu, Nguyễn Thanh Mai (28 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) lại rủ bạn bè mặc trang phục thật đẹp, lên phố chụp ảnh check-in. Nhưng năm nay, Mai ghé thăm Hoàng Thành Thăng Long đúng dịp Trung thu để tham quan, cảm nhận không khí ngày Tết đoàn viên ngày nhỏ.
Nhìn những chiếc đèn lồng được làm từ giấy dó, giấy bóng, nan tre, mây... hay những chiếc mặt nạ giấy, đầu sư tử, ông đánh gậy trông trăng, Mai thấy bồi hồi. "Xem những đồ vật được trưng bày tại đây, mình lại nhớ ngày trước mỗi dịp Trung thu cùng bạn bè vẽ các mặt nạ giấy bồi. Bước vào không gian Trung thu xưa, trong lòng cảm thấy bồi hồi khó tả” - Mai chia sẻ.
Tại Hoàng Thành Thăng Long, khu trưng bày có ba gian chính, mỗi gian có thiết kế và bày biện khác nhau. Nơi đây có sự xuất hiện của nhiều loại đồ chơi truyền thống như mặt nạ giấy bồi, đầu lân, trống bỏi, trống ếch, đèn cù, tiến sĩ giấy...
Toàn bộ không gian trưng bày tại đây đều được trang trí thành một khu phố tái hiện ở trung thu xưa của người Hà Nội. Đó là những gian hàng trên phố cổ hay những chiếc đèn lồng được treo trước cửa nhà.
Du khách tới đây rất đa dạng, từ trẻ em cho tới người già, thậm chí khách du lịch trong nước, nước ngoài cũng chiếm một phần không nhỏ. Sân chơi đặc sắc này giúp các em nhỏ và du khách có thêm những trải nghiệm, hiểu thêm về lịch sử văn hóa nói chung và Tết Trung thu nói riêng.
Cũng mong muốn tìm hiểu về Trung thu xưa, Trần Hà My (19 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) tìm đến Nhà 87 Mã Mây (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để tham gia chuỗi hoạt động “Tết Trung thu truyền thống 2023”.
Vừa bước đến cửa, My đã cảm nhận được không gian quen thuộc bởi những chiếc đèn lồng cá chép, mặt nạ giấy bồi, trống ếch được treo tại đây. Bên trong nhà là một không gian ấm cúng, tràn ngập sắc màu bởi những mặt nạ với hình thù các con vật, những chiếc đèn ông sao và tiến sĩ giấy.
"Nhờ đến đây, mình đã có thêm rất nhiều kiến thức về Trung thu xưa, về không gian gia đình Hà Nội đón Tết Trung thu truyền thống như thế nào" - My nói.
Gian bên trong là mâm cỗ Trung thu truyền thống của người Việt, với mâm ngũ quả, bánh nướng, đèn con cua, tò he... được bày biện cẩn thận.
Đây là địa điểm thích hợp cho các trẻ em để giáo dục ngoại khoá, bởi các em sẽ hiểu hơn về không khí gia đình xưa, đây là dịp cả nhà quây quần bên mâm cỗ sau những ngày làm việc mệt mỏi, vất vả. Các em nhỏ cũng hiểu được về một mâm cỗ Trung thu xưa ra sao.