Thanh Tuấn
Well-known member
Tháng 11 đến, Tây Bắc đón chào sắc vàng rực rỡ của loài hoa dã quỳ.
Hoa dã quỳ nở nhiều ở Mộc Châu (Sơn La) được người dân gọi với cái tên dân dã là “hoa báo đông” vì hoa chỉ nở khi những đợt gió lạnh mùa đông tràn về.
Mọc lên từ những triền đồi khô cằn và khí hậu khắc nghiệt, dã quỳ như tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự kiên cường của thiên nhiên và con người nơi đây.
Hoa dã quỳ phủ một sắc vàng rực rỡ trên cao nguyên Tây Bắc. Ảnh: Chu Danh Hiếu
Sắc vàng rực rỡ của hoa làm sáng bừng cả cao nguyên, như một biểu tượng cho niềm hy vọng, may mắn và khát vọng vươn lên, hòa quyện cùng vẻ đẹp hoang sơ, phóng khoáng của nơi đây.
Hoa dã quỳ mọc thành từng cụm lớn dọc các đồi dốc, ven đường, và rải rác quanh các bản làng, không quá dày đặc nhưng cũng đủ để tô điểm cho khung cảnh vốn đẹp của miền cao nguyên Mộc Châu.
Những bông hoa dã quỳ bung nở trong nắng sớm. Ảnh: Oanh Bùi
Mỗi bông hoa dã quỳ là một điểm nhấn nhỏ nhưng đầy sức sống, tạo nên sự giao thoa giữa màu vàng ấm áp của hoa và màu xanh ngắt của cây cỏ, hòa cùng bầu không khí yên bình của vùng đất này.
Những đoạn đường men theo đồi, qua các bản làng như Pa Phách, bản Áng, hay đèo Hua Tạt, đều phủ kín hoa dã quỳ vàng, tạo nên một cung đường như mơ trong mắt các nhiếp ảnh gia và du khách đam mê xê dịch.
Hoa dã quỳ nở rộ hai bên đường lên các bản lành. Ảnh: Chu Danh Hiếu
Chị Aki Lan, một du khách từ Hà Nội, chia sẻ cảm xúc lần đầu được trải nghiệm mùa dã quỳ Mộc Châu: “Sáng sớm, thời tiết se lạnh của vùng cao, cùng với những hạt sương long lanh đọng lại trên cánh hoa khiến tôi mê mẩn và không ngừng chụp ảnh. Tôi cảm thấy mình thật sự được “chữa lành” bởi không gian núi rừng, hương thơm đất trời và cảnh đẹp nơi đây”.
Chị Lan đã thức dậy từ sớm để check in cùng hoa dã quỳ. Ảnh: Aki Lan
Không chỉ là điểm đến cho những người yêu thiên nhiên, Mộc Châu còn đem lại những trải nghiệm văn hóa độc đáo khi du khách có dịp tham gia vào cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái, H’Mông ở đây.
Tại bản Áng, du khách có thể hòa mình vào cuộc sống của người dân địa phương, thưởng thức các món ăn truyền thống như cơm lam, cá nướng và nhâm nhi chén rượu cần. Những món ăn dân dã và thân thiện, nồng hậu của người dân khiến du khách cảm nhận rõ hơn sắc đẹp văn hóa Tây Bắc.
Hoa dã quỳ nở nhiều ở Mộc Châu (Sơn La) được người dân gọi với cái tên dân dã là “hoa báo đông” vì hoa chỉ nở khi những đợt gió lạnh mùa đông tràn về.
Mọc lên từ những triền đồi khô cằn và khí hậu khắc nghiệt, dã quỳ như tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự kiên cường của thiên nhiên và con người nơi đây.
Sắc vàng rực rỡ của hoa làm sáng bừng cả cao nguyên, như một biểu tượng cho niềm hy vọng, may mắn và khát vọng vươn lên, hòa quyện cùng vẻ đẹp hoang sơ, phóng khoáng của nơi đây.
Hoa dã quỳ mọc thành từng cụm lớn dọc các đồi dốc, ven đường, và rải rác quanh các bản làng, không quá dày đặc nhưng cũng đủ để tô điểm cho khung cảnh vốn đẹp của miền cao nguyên Mộc Châu.
Mỗi bông hoa dã quỳ là một điểm nhấn nhỏ nhưng đầy sức sống, tạo nên sự giao thoa giữa màu vàng ấm áp của hoa và màu xanh ngắt của cây cỏ, hòa cùng bầu không khí yên bình của vùng đất này.
Những đoạn đường men theo đồi, qua các bản làng như Pa Phách, bản Áng, hay đèo Hua Tạt, đều phủ kín hoa dã quỳ vàng, tạo nên một cung đường như mơ trong mắt các nhiếp ảnh gia và du khách đam mê xê dịch.
Chị Aki Lan, một du khách từ Hà Nội, chia sẻ cảm xúc lần đầu được trải nghiệm mùa dã quỳ Mộc Châu: “Sáng sớm, thời tiết se lạnh của vùng cao, cùng với những hạt sương long lanh đọng lại trên cánh hoa khiến tôi mê mẩn và không ngừng chụp ảnh. Tôi cảm thấy mình thật sự được “chữa lành” bởi không gian núi rừng, hương thơm đất trời và cảnh đẹp nơi đây”.
Không chỉ là điểm đến cho những người yêu thiên nhiên, Mộc Châu còn đem lại những trải nghiệm văn hóa độc đáo khi du khách có dịp tham gia vào cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái, H’Mông ở đây.
Tại bản Áng, du khách có thể hòa mình vào cuộc sống của người dân địa phương, thưởng thức các món ăn truyền thống như cơm lam, cá nướng và nhâm nhi chén rượu cần. Những món ăn dân dã và thân thiện, nồng hậu của người dân khiến du khách cảm nhận rõ hơn sắc đẹp văn hóa Tây Bắc.