Múa lân, thổi lửa đêm Trung thu ở ngoại thành Hà Nội

tran hương

Well-known member
Múa lân, thổi lửa đêm Trung thu ở ngoại thành Hà Nội
Hàng chục thanh niên thôn Cao Hạ, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức múa lân, thổi lửa, đi vòng quanh làng, khuấy động không khí đêm Trung thu truyền thống.
1

Dịp Tết Trung thu hằng nam, thanh niên thôn Cao Hạ tổ chức múa lân, khuấy động không khí, duy trì nét văn hóa truyền thống của làng. Đội lân có khoảng 15 người, diễu hành khắp thôn xóm, vừa biểu diễn múa vừa thổi lửa cho người dân và trẻ nhỏ xem.

Đầu lân được trang trí đèn led nhiều màu sắc, bắt mắt, đi trước đoàn là thanh niên cầm đuốc dẫn đường.
Tư trang của đoàn lân do dân làng quyên góp và đội múa lân tự tay làm. Thao tác múa do đội tìm hiểu, tự tập luyện.

Những khoảng đất rộng và đủ an toàn trong thôn là nơi đoàn lân dừng lại múa và phun lửa. Các thành viên trong đoàn cho biết họ phải luyện tập nhuần nhuyễn, giữ khoảng cách khi biểu diễn trước đám đông.


Người dân thôn Cao Hạ kéo nhau ra trước nhà để xem đoàn lân biểu diễn và diễu hành qua.

Sau mỗi màn biểu diễn, đoàn lân đi tới đâu đều được người dân hai bên đường lì xì, chúc may mắn.

Đoàn múa lân đi qua đình làng, sau đó tiếp tục đi vào biểu diễn khắp các xóm, tạo nên không khí rộn ràng.


Ngoài đường làng thanh niên múa lân, trong sân nhà người dân Cao Hạ, những người cao tuổi dành thời gian bên mâm cúng, khấn xin những điều tốt đẹp đến với gia đình.
"Khi còn thanh niên tôi cũng đi múa lân, cũng phun lửa. Ở đây là vậy, Trung thu ở Cao Hạ trang trọng lắm", ông Nguyễn Văn Quý, 74 tuổi, nói.

Mâm cúng có tên "trông trăng" thường đặt ở khoảng sân trước nhà, gồm vật phẩm hình nộm "ông tiến sĩ", biểu thị cho sự hiếu học và mong muốn có người học cao của người dân Cao Hạ. Mâm cỗ không thể thiếu quả bưởi hoặc nải chuối, bánh nướng, bánh dẻo, những món đặc trưng dịp Trung thu.

Em nhỏ được mẹ chụp hình bên mâm cúng Trung thu đặt ở đầu thôn Cao Hạ.


Sau khoảng ba tiếng khi đoàn lân đã rước xong, các gia đình hóa vàng và phá cỗ Trung thu.
 
Bên trên