TRUNG QUỐCTừng được trả công 10.000 nhân dân tệ mỗi tháng, giờ đây Zhao Tuo chỉ nhận được 4.000 nhân dân tệ nên chọn rời nhà máy về quê.
Một ngày cuối tháng 3, Tuo, 30 tuổi, kéo lê chiếc vali lớn khỏi cánh cổng nhà máy Pegatron - đối tác lắp ráp iPhone của Apple tại Thượng Hải. Sau một thời gian làm tại đây, Tuo quyết định bắt xe về quê để "tìm một lối thoát mới".
Zaho Tuo không phải người duy nhất rời nhà máy iPhone. Một cuộc "di tản" lớn đang diễn ra khi người lao động không còn nhận được mức lương cao do quy mô sản xuất ngày một bị thu hẹp. Thu nhập của công nhân từ 10.000 nhân dân tệ (34 triệu đồng) hồi mùa xuân nay đã giảm xuống còn 3.000-4.000 nhân dân tệ (10-13,6 triệu đồng).
Một quản lý nhà máy Pegatron Thượng Hải kiểm tra thẻ nhân viên trước khi vào ca làm. Ảnh: Bloomberg
Tuo cho biết mức lương hiện tại ở nhà máy iPhone thậm chí thấp hơn thu nhập của anh ở quê. Anh nói làm việc trong nhà máy như một trò may rủi. Công nhân không được chọn làm ở bộ phận nào, việc nhiều hay ít.
Khi mới đến Pegatron, anh được giao vị trí quản lý kho hàng - công việc tương đối dễ dàng. Nhưng sau đó, anh được điều chuyển đến dây chuyền sản xuất. Tại đây, Tuo làm 10 giờ mỗi ngày, bắt con vít nhỏ như hạt gạo vào vỏ smartphone. Mỗi iPhone cần 2-8 con vít. Giai đoạn cao điểm, mỗi ngày anh phải bắt vít cho 750 điện thoại, nếu không sẽ bị trừ tiền. Những người thành thạo còn có thể lắp ráp 1.200 máy. Nếu hoàn thành chỉ tiêu và tăng ca vào những tháng cao điểm, Tuo hoàn toàn có thể kiếm được 10.000 nhân dân tệ mỗi tháng.
Như nhiều công nhân khác, anh sống tại ký túc xá. Mỗi phòng có 8 người. gần như không có chi phí phát sinh ngoài tiền ăn. "Giao tiếp xã hội tương đối ít. Thi thoảng tôi ăn tối chung với bạn cùng phòng, chỉ vậy", Tuo nói. Với thu nhập khá và chi tiêu ít, anh có thể tiết kiệm một khoản tiền tương đối để gửi về quê.
Tuy nhiên, sau ba tháng đầu năm, thu nhập của Zhao sụt 60%. Nếu tiếp tục ở lại, lương sẽ còn giảm tiếp. Lúc cao điểm, nhà máy Pegatron ở Thượng Hải cần 80.000 công nhân. Còn hiện tại, quy mô thu hẹp đáng kể.
Xu Li, 23 tuổi, công nhân ở Pegatron Thượng Hải, nói: "Trong 8 dây chuyền lắp ráp của nhà máy, 5 đã dừng, chỉ còn 3 hoạt động. Một số được chuyển ra nước ngoài trong những tháng gần đây". Li nói cảnh đìu hiu trái ngược với vài tháng trước. "Hồi đầu năm, nếu muốn làm tại nhà máy lắp ráp iPhone, bạn thậm chí phải trả tiền 'lót tay'. Giờ lương tháng chỉ còn khoảng 3.000 nhân dân tệ. Một số đồng nghiệp của tôi được chuyển đến Côn Sơn rồi lại nhanh chóng quay về vì không có việc", Li kể.
"Mùa xuân" ở các nhà máy lắp ráp iPhone ở Trung Quốc đang qua đi trong bối cảnh các xưởng lắp ráp thu hẹp quy mô, lợi nhuận thấp, đơn đặt hàng ít. Một số nhà máy đang tìm đường đưa dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc. Cuối tháng 3, nguồn tin của Reuters cho biết Pegatron đang lên kế hoạch mở cơ sở thứ hai ở Ấn Độ, chỉ sáu tháng sau khi mở nhà máy đầu tiên với khoản đầu tư 150 triệu USD.
Ấn Độ được xem là điểm đến tiềm năng để Apple chuyển dịch dần dây chuyền lắp ráp iPhone khỏi Trung Quốc. Theo thống kê của Hiệp hội Điện tử và Di động Ấn Độ từ tháng 4/2022 đến tháng 2/2023, giá trị xuất khẩu smartphone của Ấn Độ đã đạt 9 tỷ USD, trong đó iPhone chiếm hơn 50%.
Ngoài Pegatron, một số đối tác khác của Apple cũng đối mặt với tình hình ảm đạm chung. Đối tác tuyển dụng của Foxconn cho biết từ đầu năm đến nay, các đơn hàng ở nhà máy Trịnh Châu, Thẩm Quyến giảm mạnh. Nhu cầu tuyển dụng theo đó cũng biến mất. Một người trong nhà máy nói: "Nhiều đơn hàng đã được chuyển đến Ấn Độ. Từ năm ngoái, một số quản lý đã được luân chuyển công tác đến quốc gia này. Việc sa thải chỉ là vấn đề thời gian".
Theo CCTV, những năm gần đây, Việt Nam và Ấn Độ trở thành điểm đến quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Apple cam kết thúc đẩy "đa dạng hóa chuỗi cung ứng" và Ấn Độ là một trong những lựa chọn hấp dẫn. Hãng đã lắp ráp iPhone cấp thấp ở nước này từ 2017. Tuy nhiên, các nhà máy của Apple tại Ấn Độ chỉ giới hạn ở việc lắp ráp linh kiện như tấm nền, chip, vỏ và một phần đáng kể vẫn phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, giới phân tích cho rằng trong ngắn hạn, Apple khó có thể rời bỏ hoàn toàn hệ thống sản xuất hiệu quả của Trung Quốc. Nhưng với tốc độ đa dạng hóa chuỗi cung ứng, ngay cả nhà máy hàng đầu như Foxconn, Pegatron sẽ đối mặt nguy cơ bị thu hẹp và hàng trăm nghìn công nhân phải chuẩn bị cho các đợt sa thải lớn hoặc chủ động nghỉ việc do lương thấp.
Một ngày cuối tháng 3, Tuo, 30 tuổi, kéo lê chiếc vali lớn khỏi cánh cổng nhà máy Pegatron - đối tác lắp ráp iPhone của Apple tại Thượng Hải. Sau một thời gian làm tại đây, Tuo quyết định bắt xe về quê để "tìm một lối thoát mới".
Zaho Tuo không phải người duy nhất rời nhà máy iPhone. Một cuộc "di tản" lớn đang diễn ra khi người lao động không còn nhận được mức lương cao do quy mô sản xuất ngày một bị thu hẹp. Thu nhập của công nhân từ 10.000 nhân dân tệ (34 triệu đồng) hồi mùa xuân nay đã giảm xuống còn 3.000-4.000 nhân dân tệ (10-13,6 triệu đồng).
Một quản lý nhà máy Pegatron Thượng Hải kiểm tra thẻ nhân viên trước khi vào ca làm. Ảnh: Bloomberg
Tuo cho biết mức lương hiện tại ở nhà máy iPhone thậm chí thấp hơn thu nhập của anh ở quê. Anh nói làm việc trong nhà máy như một trò may rủi. Công nhân không được chọn làm ở bộ phận nào, việc nhiều hay ít.
Khi mới đến Pegatron, anh được giao vị trí quản lý kho hàng - công việc tương đối dễ dàng. Nhưng sau đó, anh được điều chuyển đến dây chuyền sản xuất. Tại đây, Tuo làm 10 giờ mỗi ngày, bắt con vít nhỏ như hạt gạo vào vỏ smartphone. Mỗi iPhone cần 2-8 con vít. Giai đoạn cao điểm, mỗi ngày anh phải bắt vít cho 750 điện thoại, nếu không sẽ bị trừ tiền. Những người thành thạo còn có thể lắp ráp 1.200 máy. Nếu hoàn thành chỉ tiêu và tăng ca vào những tháng cao điểm, Tuo hoàn toàn có thể kiếm được 10.000 nhân dân tệ mỗi tháng.
Như nhiều công nhân khác, anh sống tại ký túc xá. Mỗi phòng có 8 người. gần như không có chi phí phát sinh ngoài tiền ăn. "Giao tiếp xã hội tương đối ít. Thi thoảng tôi ăn tối chung với bạn cùng phòng, chỉ vậy", Tuo nói. Với thu nhập khá và chi tiêu ít, anh có thể tiết kiệm một khoản tiền tương đối để gửi về quê.
Tuy nhiên, sau ba tháng đầu năm, thu nhập của Zhao sụt 60%. Nếu tiếp tục ở lại, lương sẽ còn giảm tiếp. Lúc cao điểm, nhà máy Pegatron ở Thượng Hải cần 80.000 công nhân. Còn hiện tại, quy mô thu hẹp đáng kể.
Xu Li, 23 tuổi, công nhân ở Pegatron Thượng Hải, nói: "Trong 8 dây chuyền lắp ráp của nhà máy, 5 đã dừng, chỉ còn 3 hoạt động. Một số được chuyển ra nước ngoài trong những tháng gần đây". Li nói cảnh đìu hiu trái ngược với vài tháng trước. "Hồi đầu năm, nếu muốn làm tại nhà máy lắp ráp iPhone, bạn thậm chí phải trả tiền 'lót tay'. Giờ lương tháng chỉ còn khoảng 3.000 nhân dân tệ. Một số đồng nghiệp của tôi được chuyển đến Côn Sơn rồi lại nhanh chóng quay về vì không có việc", Li kể.
"Mùa xuân" ở các nhà máy lắp ráp iPhone ở Trung Quốc đang qua đi trong bối cảnh các xưởng lắp ráp thu hẹp quy mô, lợi nhuận thấp, đơn đặt hàng ít. Một số nhà máy đang tìm đường đưa dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc. Cuối tháng 3, nguồn tin của Reuters cho biết Pegatron đang lên kế hoạch mở cơ sở thứ hai ở Ấn Độ, chỉ sáu tháng sau khi mở nhà máy đầu tiên với khoản đầu tư 150 triệu USD.
Ấn Độ được xem là điểm đến tiềm năng để Apple chuyển dịch dần dây chuyền lắp ráp iPhone khỏi Trung Quốc. Theo thống kê của Hiệp hội Điện tử và Di động Ấn Độ từ tháng 4/2022 đến tháng 2/2023, giá trị xuất khẩu smartphone của Ấn Độ đã đạt 9 tỷ USD, trong đó iPhone chiếm hơn 50%.
Ngoài Pegatron, một số đối tác khác của Apple cũng đối mặt với tình hình ảm đạm chung. Đối tác tuyển dụng của Foxconn cho biết từ đầu năm đến nay, các đơn hàng ở nhà máy Trịnh Châu, Thẩm Quyến giảm mạnh. Nhu cầu tuyển dụng theo đó cũng biến mất. Một người trong nhà máy nói: "Nhiều đơn hàng đã được chuyển đến Ấn Độ. Từ năm ngoái, một số quản lý đã được luân chuyển công tác đến quốc gia này. Việc sa thải chỉ là vấn đề thời gian".
Theo CCTV, những năm gần đây, Việt Nam và Ấn Độ trở thành điểm đến quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. Apple cam kết thúc đẩy "đa dạng hóa chuỗi cung ứng" và Ấn Độ là một trong những lựa chọn hấp dẫn. Hãng đã lắp ráp iPhone cấp thấp ở nước này từ 2017. Tuy nhiên, các nhà máy của Apple tại Ấn Độ chỉ giới hạn ở việc lắp ráp linh kiện như tấm nền, chip, vỏ và một phần đáng kể vẫn phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, giới phân tích cho rằng trong ngắn hạn, Apple khó có thể rời bỏ hoàn toàn hệ thống sản xuất hiệu quả của Trung Quốc. Nhưng với tốc độ đa dạng hóa chuỗi cung ứng, ngay cả nhà máy hàng đầu như Foxconn, Pegatron sẽ đối mặt nguy cơ bị thu hẹp và hàng trăm nghìn công nhân phải chuẩn bị cho các đợt sa thải lớn hoặc chủ động nghỉ việc do lương thấp.