Muôn kiểu hủ tiếu Sài Gòn vừa lạ vừa quen

Võ Xuân Trường

Well-known member
Muôn kiểu hủ tiếu Sài Gòn vừa lạ vừa quen

Hủ tiếu gõ, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu hồ... là những kiểu hủ tiếu quen thuộc với người Sài Gòn nhưng có thể mới lạ với du khách.
Muôn kiểu hủ tiếu Sài Gòn vừa lạ vừa quen
Hủ tiếu Nam Vang xuất xứ từ Campuchia. Ảnh: Foody
Hủ tiếu gõ
Đây là món đầu tiên phải kể đến, bởi nhắc đến hủ tiếu người ta nghĩ ngay đến những xe hủ tiếu gõ khắp hè phố Sài Thành. Sợi hủ tiếu nhỏ, dai, trụng qua nước sôi cho mềm, bỏ vào tô và cho thịt nạc thái lát mỏng, có tiệm thì cho cả giò heo, trứng cút hoặc bò viên, thêm hành lá, giá đỗ và chan nước lèo.
Nước lèo được hầm từ xương, củ cải trắng tạo độ ngọt thanh, nêm gia vị vừa ăn. Một tô hủ tiếu mỗi thứ một ít, không quá đầy đặn chỉ khoảng 15.000 đồng/tô, nhưng đủ làm người ta xuýt xoa bởi hương vị thơm ngon của món bình dân này.
Hủ tiếu gõ len lỏi khắp đường phố Sài Gòn, giúp người ta xua tan cơn đói. Ảnh: Fanpage: Sài Gòn Hủ tíu gõ.
Hủ tiếu gõ len lỏi khắp đường phố Sài Gòn, giúp người ta xua tan cơn đói. Ảnh: Fanpage: Sài Gòn Hủ tíu gõ
Hủ tiếu Nam Vang
Hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia, từ “Nam Vang” là tên Hán Việt của Thủ đô Phnom Pênh. Món này được cộng đồng người Hoa ở đó mang về Việt Nam và thay đổi cho hợp khẩu vị người Việt. Một tô hủ tiếu Nam Vang có sợi hủ tiếu, gan heo, tôm luộc, thịt bằm xào thơm, rau sống ăn kèm.
Có hai cách ăn hủ tiếu Nam Vang là ăn khô hoặc ăn nước. Nếu ăn nước thì tô hủ tiếu sẽ được chan ngập nước dùng ninh từ xương và rau củ. Còn ăn khô, bạn chỉ cần thêm ít dầu tỏi phi thơm, sốt hủ tiếu sánh sệt pha từ xì dầu, đường… trộn đều là có thể thưởng thức.
Hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia. Ảnh: Hủ tiếu Nhất Quán.
Hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ Campuchia. Ảnh: Hủ tiếu Nhất Quán.
Hủ tiếu bò kho
Thịt bắp bò thái miếng vuông, ướp với sa tế, hoa hồi, muối tiêu, sả… rồi nấu với cà rốt, thêm bột cà ri, dầu điều tạo màu đỏ bắt mắt. Chần hủ tiếu sơ qua, thêm hành, ngò rồi múc bò kho vào tô và thưởng thức.
Sợi hủ tiếu mềm, thấm đẫm sốt thơm mà sánh, bò kho mềm, đậm vị cà ri đặc trưng Ấn Độ, lại hơi cay nhẹ, khiến thực khách xuýt xoa. Hủ tiếu bò kho ăn kèm với rau húng, giá, ngò gai, thêm chút chanh hoặc ớt, các hương vị của bát hủ tiếu thêm dậy mùi thu hút thực khách.
Hủ tiếu bò kho có màu sắc hấp dẫn. Ảnh: Ẩm thực quán.
Hủ tiếu bò kho có màu sắc hấp dẫn. Ảnh: Ẩm thực quán.
Hủ tiếu hồ
Hủ tiếu hồ có nguồn gốc từ người Hoa, giống như hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu hồ cũng được biến tấu để phù hợp với khẩu vị người Việt. Sợi hủ tiếu hồ có dạng bản to, mềm như bánh ướt, được cắt miếng vuông, chứ không phải sợi nhỏ thông thường.
Thay vì ăn chung với thịt bò, thịt lợn… như những loại hủ tiếu khác, hủ tiếu hồ dùng chung với lòng heo, lưỡi heo, tai heo… làm thật sạch rồi nấu lên cùng nước dừa như phá lấu, vô cùng thơm ngon.
Hủ tiếu hồ ăn kèm với cải chua. Ảnh: Chợ Bình Tây.
Hủ tiếu hồ ăn kèm với cải chua. Ảnh: Chợ Bình Tây.
Hủ tiếu mực
Đúng như tên gọi, thành phần chính của hủ tiếu mực là mực. Nước lèo được nấu từ khô mực nên ngọt, thơm mùi đặc trưng của hải sản.
Mực trứng hoặc mực ống luộc chín trong nồi nước lèo, cắt khoanh vừa ăn, rồi cho vào tô hủ tiếu cùng hành lá, có thể thêm thịt viên hoặc trứng cút. Với sợi dai, nước dùng thanh của mực tươi, ngọt thịt, hủ tiếu mực được xem là món đổi vị cho người thích hủ tiếu.
Hủ tiếu mực. Ảnh: Du lịch Cần Thơ.
Hủ tiếu mực. Ảnh: Du lịch Cần Thơ.
 
Bên trên