Từ Minh Quân
Well-known member
Mỹ dự kiến khảo sát và đánh giá chuỗi cung ứng nhằm giải quyết "lo ngại về an ninh quốc gia" từ chip đời cũ có nguồn gốc Trung Quốc.
Theo thông báo tuần này, Bộ Thương mại Mỹ bắt đầu khảo sát chuỗi cung ứng bán dẫn và cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ từ tháng 1/2024, nhằm xác định cách những đơn vị này tìm nguồn cung cho chip đời cũ (legacy chip) từ Trung Quốc, trước khi giải ngân gói hỗ trợ gần 40 tỷ USD về sản xuất bán dẫn.
Đạo luật CHIPS và Khoa học của Mỹ năm 2022 định nghĩa, legacy chip là mẫu chip không có công nghệ hiện đại, kích cỡ lớn do sản xuất trên tiến trình từ 28 nm trở lên, nhưng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu nhờ sự phổ biến trong máy tính, xe điện, phần cứng quân sự...
Một bảng mạch chứa các linh kiện bán dẫn đời cũ. Ảnh: Bảo Lâm
Một báo cáo do Bộ Thương mại Mỹ công bố cho thấy Trung Quốc đã hỗ trợ cho các công ty bán dẫn trong nước số tiền ước tính 150 tỷ USD trong thập kỷ qua, chủ yếu liên quan đến legacy chip, tạo ra "sân chơi toàn cầu không bình đẳng cho Mỹ và các nước khác".
"Trong vài năm qua, chúng tôi thấy những dấu hiệu tiềm ẩn về các hoạt động từ Trung Quốc trong việc mở rộng hoạt động sản xuất chip đời cũ, khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh hơn", Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chỉ trích động thái từ Mỹ: "Mỹ đang mở rộng khái niệm an ninh quốc gia, lạm dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu, có hành vi phân biệt đối xử, đối xử không công bằng với doanh nghiệp của các nước khác, đồng thời chính trị hóa, vũ khí hóa vấn đề kinh tế và khoa học công nghệ".
Cuối tuần trước, bà Raimondo nhấn mạnh sẽ đưa ra khoản ưu đãi trị giá hàng tỷ USD nhằm "định hình lại hoạt động sản xuất chip của Mỹ". "Việc giải quyết các hành động phi thị trường, đe dọa chuỗi cung ứng legacy chip của Mỹ từ chính phủ nước ngoài là vấn đề an ninh quốc gia", bà cho biết.
Cũng trong thông báo của Bộ Thương mại Mỹ, các công ty chip có trụ sở tại Mỹ chiếm khoảng một nửa doanh thu bán dẫn toàn cầu nhưng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ doanh nghiệp nước ngoài, vốn được chính phủ nước họ hậu thuẫn. Thông báo cũng chỉ ra chi phí sản xuất bán dẫn của Mỹ "cao hơn 30-45% so với phần còn lại của thế giới", kêu gọi hỗ trợ lâu dài cho việc chế tạo trong nước.
Legacy chip hiện là chiến trường mới của ngành bán dẫn. Mỹ và châu Âu gần đây tìm nhiều cách chặn Trung Quốc sản xuất chip tiên tiến, nhưng không ngăn được nước này đầu tư vào chip dùng công nghệ thấp.
Theo một số nguồn tin, việc Trung Quốc đổ hàng tỷ USD vào legacy chip đang làm dấy lên lo ngại mới. Các quan chức cấp cao của Mỹ và EU cho rằng công ty Trung Quốc có thể bán phá giá chip đời cũ trong tương lai, khiến đối thủ nước ngoài khó cạnh tranh, thậm chí ngừng kinh doanh. Quan trọng hơn, phương Tây sau đó có thể phải quay lại phụ thuộc các công ty Trung Quốc.
Khác với chip tiên tiến được sản xuất trên tiến trình như 5 hay 3 nm, legacy chip được sản xuất với công nghệ 28 nm trở lên, vốn có mặt cách đây hơn một thập kỷ. Dù thành phần đơn giản, chúng rất cần thiết cho hàng loạt sản phẩm từ máy tính, xe điện cho đến thiết bị quân sự như tên lửa và radar. Tầm quan trọng của chip này cũng thể hiện trong thời kỳ đại dịch, khi "cú sốc nguồn cung" làm chao đảo lĩnh vực bán dẫn, khiến các công ty lớn nhỏ đều lao đao, thiệt hại hàng tỷ USD.
Theo thông báo tuần này, Bộ Thương mại Mỹ bắt đầu khảo sát chuỗi cung ứng bán dẫn và cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ từ tháng 1/2024, nhằm xác định cách những đơn vị này tìm nguồn cung cho chip đời cũ (legacy chip) từ Trung Quốc, trước khi giải ngân gói hỗ trợ gần 40 tỷ USD về sản xuất bán dẫn.
Đạo luật CHIPS và Khoa học của Mỹ năm 2022 định nghĩa, legacy chip là mẫu chip không có công nghệ hiện đại, kích cỡ lớn do sản xuất trên tiến trình từ 28 nm trở lên, nhưng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu nhờ sự phổ biến trong máy tính, xe điện, phần cứng quân sự...
Một bảng mạch chứa các linh kiện bán dẫn đời cũ. Ảnh: Bảo Lâm
Một báo cáo do Bộ Thương mại Mỹ công bố cho thấy Trung Quốc đã hỗ trợ cho các công ty bán dẫn trong nước số tiền ước tính 150 tỷ USD trong thập kỷ qua, chủ yếu liên quan đến legacy chip, tạo ra "sân chơi toàn cầu không bình đẳng cho Mỹ và các nước khác".
"Trong vài năm qua, chúng tôi thấy những dấu hiệu tiềm ẩn về các hoạt động từ Trung Quốc trong việc mở rộng hoạt động sản xuất chip đời cũ, khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh hơn", Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chỉ trích động thái từ Mỹ: "Mỹ đang mở rộng khái niệm an ninh quốc gia, lạm dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu, có hành vi phân biệt đối xử, đối xử không công bằng với doanh nghiệp của các nước khác, đồng thời chính trị hóa, vũ khí hóa vấn đề kinh tế và khoa học công nghệ".
Cuối tuần trước, bà Raimondo nhấn mạnh sẽ đưa ra khoản ưu đãi trị giá hàng tỷ USD nhằm "định hình lại hoạt động sản xuất chip của Mỹ". "Việc giải quyết các hành động phi thị trường, đe dọa chuỗi cung ứng legacy chip của Mỹ từ chính phủ nước ngoài là vấn đề an ninh quốc gia", bà cho biết.
Cũng trong thông báo của Bộ Thương mại Mỹ, các công ty chip có trụ sở tại Mỹ chiếm khoảng một nửa doanh thu bán dẫn toàn cầu nhưng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ doanh nghiệp nước ngoài, vốn được chính phủ nước họ hậu thuẫn. Thông báo cũng chỉ ra chi phí sản xuất bán dẫn của Mỹ "cao hơn 30-45% so với phần còn lại của thế giới", kêu gọi hỗ trợ lâu dài cho việc chế tạo trong nước.
Legacy chip hiện là chiến trường mới của ngành bán dẫn. Mỹ và châu Âu gần đây tìm nhiều cách chặn Trung Quốc sản xuất chip tiên tiến, nhưng không ngăn được nước này đầu tư vào chip dùng công nghệ thấp.
Theo một số nguồn tin, việc Trung Quốc đổ hàng tỷ USD vào legacy chip đang làm dấy lên lo ngại mới. Các quan chức cấp cao của Mỹ và EU cho rằng công ty Trung Quốc có thể bán phá giá chip đời cũ trong tương lai, khiến đối thủ nước ngoài khó cạnh tranh, thậm chí ngừng kinh doanh. Quan trọng hơn, phương Tây sau đó có thể phải quay lại phụ thuộc các công ty Trung Quốc.
Khác với chip tiên tiến được sản xuất trên tiến trình như 5 hay 3 nm, legacy chip được sản xuất với công nghệ 28 nm trở lên, vốn có mặt cách đây hơn một thập kỷ. Dù thành phần đơn giản, chúng rất cần thiết cho hàng loạt sản phẩm từ máy tính, xe điện cho đến thiết bị quân sự như tên lửa và radar. Tầm quan trọng của chip này cũng thể hiện trong thời kỳ đại dịch, khi "cú sốc nguồn cung" làm chao đảo lĩnh vực bán dẫn, khiến các công ty lớn nhỏ đều lao đao, thiệt hại hàng tỷ USD.