Trước bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, ngành giáo dục TP.HCM dự kiến từ năm học 2024 - 2025, học sinh từ lớp 3 sẽ được học về trí tuệ nhân tạo một cách bài bản.
Tiếp cận trí tuệ nhân tạo từ sinh hoạt CLB
Hơn 3 năm trở lại đây, tại TP.HCM có Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tổ chức thí điểm cho học sinh (HS) tiếp cận với kiến thức về trí tuệ nhân tạo (AI). Theo đó, HS được cung cấp nền tảng về toán với công nghệ trí tuệ, kỹ năng lập mô hình toán cho các vấn đề thực tế, kỹ năng lập trình bậc cao, kỹ năng sáng tạo trong việc sử dụng AI như công cụ bổ trợ trí tuệ cho người dùng; tạo lợi thế cho HS thành thạo 3 ngôn ngữ (Anh văn, code máy tính và toán). Bên cạnh đó, HS còn có kinh nghiệm thực tế qua các dự án lập trình AI, các câu lạc bộ (CLB); phát triển các kỹ năng điều hành, kỹ năng cộng tác và làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và viết báo cáo khoa học...
ẢNH: PHƯỢNG HOA
Skip in 6
CÓ C2 MÁT LÀNH, SAO PHẢI GẮT?
facebook.com
Tìm Hiểu Thêm
Trong khi đó, một số trường phổ thông bước đầu cho HS làm quen với khái niệm, thuật ngữ về AI, về dữ liệu lớn qua hình thức sinh hoạt CLB. Chẳng hạn, từ đầu năm học 2023 - 2024, mỗi tuần 2 buổi, những HS có sự yêu thích tìm hiểu về AI của Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) dành thời gian 45 phút để tham gia CLB Trí tuệ nhân tạo của trường. Phụ trách giảng dạy của CLB là các giảng viên công nghệ thông tin đang công tác tại các trường ĐH, được nhà trường mời về giảng dạy miễn phí cho HS.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, cho biết nhà trường hướng tới giúp HS bước đầu làm quen với khái niệm, thuật ngữ về AI. Qua đó, khơi gợi trong các em đam mê đúng đắn với lập trình, theo đuổi để trở thành những chuyên gia trong tương lai.
"Đây là những HS đã thực sự xác định được năng lực, đam mê của bản thân với AI, để định hướng nghề nghiệp sau này. Các em đã thiết kế các mô hình, sản phẩm do ban giám hiệu đặt hàng để ứng dụng trong nhà trường. Ví dụ, phần mềm nhận diện đồng phục nhà trường sẽ tiếp tục được các em phát triển để nhà trường ứng dụng trong điểm danh, quản trị HS", ông Phú chia sẻ.
Là một thành viên trong nhóm thiết kế phần mềm nhận diện đồng phục nhà trường, dựa trên kiến thức huấn luyện mô hình AI được trang bị trong thời gian sinh hoạt CLB, Nguyễn Minh Huy, HS lớp 10A11, Trường THPT Bùi Thị Xuân, chia sẻ: "Việc nhà trường đưa AI vào để chúng em được làm quen sớm đã mở ra thêm môi trường cho chúng em trải nghiệm, định hướng nghề nghiệp, hoàn thiện các kỹ năng số cho bản thân…".
Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (Q.1) đã mở CLB STEM sáng tạo thu hút HS tham gia sinh hoạt mỗi tuần một buổi với thời lượng 60 phút. Ở đây, HS tìm hiểu về các công cụ đơn giản liên quan đến AI như cách tạo account mBlock với email ảo, cách quản lý, hệ thống các văn bản, ảnh để ứng dụng trong việc học…
Bà Lê Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, cho biết các chuyên gia mà nhà trường mời về tổ chức sinh hoạt trong CLB với HS sẽ cho các em tiếp cận với khái niệm AI một cách nhẹ nhàng và trực quan, làm quen với những thuật ngữ đơn giản, sơ khởi. "Hiện nay, CLB mới chỉ đang tổ chức dạy cho HS theo hình thức tự nguyện. Với những HS có nhu cầu, nhà trường phối hợp với chuyên gia trong lĩnh vực này để đứng lớp giảng dạy cho HS. Mục tiêu mà CLB hướng tới đó là làm sao cho HS yêu thích công nghệ thông tin, có các kỹ năng cơ bản về lĩnh vực này, qua đó ứng dụng vào trong việc học…", Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Hưng Đạo chia sẻ.
Đưa AI vào từng tiết học
Trong tiết học giáo dục công dân về lòng biết ơn, giáo viên (GV) Nguyễn Thị Phương của Trường THCS Phan Sào Nam (Q.3) đã ứng dụng AI giúp HS tiếp cận bài học, công nghệ một cách chủ động, thích thú và hào hứng.
Theo đó, từ tài khoản ChatGPT do GV thiết lập và hướng dẫn sử dụng, mỗi HS chủ động đề nghị công cụ này hỗ trợ thực hiện yêu cầu liên quan đến bài học như vẽ tranh về tình mẫu tử, tạo hiệu ứng cho bức tranh… Cô Nguyễn Thị Phương cho hay khi hiện nay, chatGPT đã rất phổ biến, ngay cả khi GV không hướng dẫn thì nhiều HS cũng đã tiếp cận, làm quen. Vì vậy trong bối cảnh công nghệ phát triển, GV cần chủ động cùng HS tiếp cận để có sự định hướng cũng như giúp các em thấy được vai trò tích cực của công nghệ.
Tiến sĩ Phạm Đăng Khoa, Trưởng phòng GD-ĐT Q.3, cho rằng HS đã được từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại thì GV cũng không thể "giậm chân tại chỗ". Trong kỷ nguyên số hiện nay, việc GV áp dụng công nghệ mới, AI vào tổ chức tiết dạy không chỉ giúp cá nhân hóa quá trình học tập, phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng HS mà còn tăng cường hiệu quả giáo dục bằng cách cung cấp các phương tiện học tập đa dạng và linh hoạt.
Học sinh yêu thích tìm hiểu về AI của Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) có thể tham gia CLB Trí tuệ nhân tạo của trường
TÂM NGUYỄN
Sẽ giảng dạy AI bắt đầu từ khối lớp 3
Đề cập đến ứng dụng AI trong giáo dục, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết một trong 9 nhiệm vụ trọng tâm được UBND TP.HCM nêu ra trong kế hoạch thực hiện chương trình nghiên cứu và phát triển ứng dụng AI năm 2024 vừa được UBND TP.HCM phê duyệt là triển khai Đề án đào tạo nguồn nhân lực AI. Trong đó, UBND TP yêu cầu Sở GD-ĐT tiếp tục triển khai các đề án, đề tài về tổ chức nội dung giảng dạy AI cho HS phổ thông TP; giải pháp đào tạo chuyển giao công nghệ, tập huấn GV dạy môn học trí thông minh nhân tạo AI - Robotics.
Cụ thể, lãnh đạo Sở GD-ĐT cho hay sở này đã đặt hàng Trường ĐH Sài Gòn xây dựng đề tài khoa học: Xây dựng nội dung giảng dạy AI cho HS phổ thông TP.HCM. Trong đó, đơn vị thực hiện xây dựng nội dung tổng quát giảng dạy AI cho HS phổ thông, bắt đầu từ khối lớp 3. Đề tài sẽ do Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM thành lập hội đồng đánh giá. Sau khi được hội đồng thông qua, đề tài sẽ là cơ sở để các trường triển khai giảng dạy cho các khối lớp. Nếu đề án được thông qua theo đúng tiến độ, từ năm học 2024 - 2025, TP.HCM có thể đưa AI vào giảng dạy trong trường phổ thông một cách đại trà. Việc tập huấn, bồi dưỡng GV giảng dạy môn học này sẽ được Sở phối hợp với Trường ĐH Sài Gòn triển khai.
Tập huấn cho GV tiếp cận với AI
Tháng 3 vừa qua, Phòng GD-ĐT Q.3 đã tổ chức lớp tập huấn "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy và học" cho hơn 1.000 GV các trường tiểu học, THCS trên địa bàn. Khóa học này nằm trong chuỗi các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực công nghệ thông tin, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số trong giáo dục. Trong khóa học, GV được tìm hiểu về AI, sử dụng các ứng dụng trong các hoạt động tương tác trên lớp, soạn bài giảng, kiểm tra, đánh giá HS…
Giáo viên của Trường THCS Lê Quý Đôn chia sẻ, chuyển đổi số trong giáo dục luôn đòi hỏi GV phải không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực. Trước đây, yêu cầu đổi mới chỉ đòi hỏi GV thay đổi phương pháp dạy học. Hiện nay, đổi mới giáo dục đặt ra cho GV năng lực ứng dụng công nghệ trong dạy và học, sử dụng AI trong dạy học thế nào cho phù hợp.
Tiến sĩ Phạm Đăng Khoa nhìn nhận: "AI giống như một đứa trẻ và chính GV sẽ "nuôi dưỡng" theo cách của mình. Sử dụng AI như thế nào để hỗ trợ công tác giảng dạy lại phụ thuộc vào chính mỗi GV. Theo đó, GV phải có kiến thức để thẩm định và phải biết điều chỉnh theo thực tế của bài học để không bị lệ thuộc. Chính vì vậy, GV cần được trang bị cái nhìn đúng đắn, để không còn e dè từ đó tận dụng hiệu quả các ứng dụng của AI giúp bài giảng sống động. Qua đó, GV mạnh dạn khi xây dựng chiến lược chuyển đổi số trong môn học và hoạt động giáo dục để đạt mục tiêu chuyển đổi số của ngành giáo dục cũng như xây dựng các lớp học số, trường học số".
Tiếp cận trí tuệ nhân tạo từ sinh hoạt CLB
Hơn 3 năm trở lại đây, tại TP.HCM có Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tổ chức thí điểm cho học sinh (HS) tiếp cận với kiến thức về trí tuệ nhân tạo (AI). Theo đó, HS được cung cấp nền tảng về toán với công nghệ trí tuệ, kỹ năng lập mô hình toán cho các vấn đề thực tế, kỹ năng lập trình bậc cao, kỹ năng sáng tạo trong việc sử dụng AI như công cụ bổ trợ trí tuệ cho người dùng; tạo lợi thế cho HS thành thạo 3 ngôn ngữ (Anh văn, code máy tính và toán). Bên cạnh đó, HS còn có kinh nghiệm thực tế qua các dự án lập trình AI, các câu lạc bộ (CLB); phát triển các kỹ năng điều hành, kỹ năng cộng tác và làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề và viết báo cáo khoa học...
ẢNH: PHƯỢNG HOA
Skip in 6
CÓ C2 MÁT LÀNH, SAO PHẢI GẮT?
facebook.com
Tìm Hiểu Thêm
Trong khi đó, một số trường phổ thông bước đầu cho HS làm quen với khái niệm, thuật ngữ về AI, về dữ liệu lớn qua hình thức sinh hoạt CLB. Chẳng hạn, từ đầu năm học 2023 - 2024, mỗi tuần 2 buổi, những HS có sự yêu thích tìm hiểu về AI của Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) dành thời gian 45 phút để tham gia CLB Trí tuệ nhân tạo của trường. Phụ trách giảng dạy của CLB là các giảng viên công nghệ thông tin đang công tác tại các trường ĐH, được nhà trường mời về giảng dạy miễn phí cho HS.
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, cho biết nhà trường hướng tới giúp HS bước đầu làm quen với khái niệm, thuật ngữ về AI. Qua đó, khơi gợi trong các em đam mê đúng đắn với lập trình, theo đuổi để trở thành những chuyên gia trong tương lai.
"Đây là những HS đã thực sự xác định được năng lực, đam mê của bản thân với AI, để định hướng nghề nghiệp sau này. Các em đã thiết kế các mô hình, sản phẩm do ban giám hiệu đặt hàng để ứng dụng trong nhà trường. Ví dụ, phần mềm nhận diện đồng phục nhà trường sẽ tiếp tục được các em phát triển để nhà trường ứng dụng trong điểm danh, quản trị HS", ông Phú chia sẻ.
Là một thành viên trong nhóm thiết kế phần mềm nhận diện đồng phục nhà trường, dựa trên kiến thức huấn luyện mô hình AI được trang bị trong thời gian sinh hoạt CLB, Nguyễn Minh Huy, HS lớp 10A11, Trường THPT Bùi Thị Xuân, chia sẻ: "Việc nhà trường đưa AI vào để chúng em được làm quen sớm đã mở ra thêm môi trường cho chúng em trải nghiệm, định hướng nghề nghiệp, hoàn thiện các kỹ năng số cho bản thân…".
Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (Q.1) đã mở CLB STEM sáng tạo thu hút HS tham gia sinh hoạt mỗi tuần một buổi với thời lượng 60 phút. Ở đây, HS tìm hiểu về các công cụ đơn giản liên quan đến AI như cách tạo account mBlock với email ảo, cách quản lý, hệ thống các văn bản, ảnh để ứng dụng trong việc học…
Bà Lê Thị Thanh Hương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, cho biết các chuyên gia mà nhà trường mời về tổ chức sinh hoạt trong CLB với HS sẽ cho các em tiếp cận với khái niệm AI một cách nhẹ nhàng và trực quan, làm quen với những thuật ngữ đơn giản, sơ khởi. "Hiện nay, CLB mới chỉ đang tổ chức dạy cho HS theo hình thức tự nguyện. Với những HS có nhu cầu, nhà trường phối hợp với chuyên gia trong lĩnh vực này để đứng lớp giảng dạy cho HS. Mục tiêu mà CLB hướng tới đó là làm sao cho HS yêu thích công nghệ thông tin, có các kỹ năng cơ bản về lĩnh vực này, qua đó ứng dụng vào trong việc học…", Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Hưng Đạo chia sẻ.
Đưa AI vào từng tiết học
Trong tiết học giáo dục công dân về lòng biết ơn, giáo viên (GV) Nguyễn Thị Phương của Trường THCS Phan Sào Nam (Q.3) đã ứng dụng AI giúp HS tiếp cận bài học, công nghệ một cách chủ động, thích thú và hào hứng.
Theo đó, từ tài khoản ChatGPT do GV thiết lập và hướng dẫn sử dụng, mỗi HS chủ động đề nghị công cụ này hỗ trợ thực hiện yêu cầu liên quan đến bài học như vẽ tranh về tình mẫu tử, tạo hiệu ứng cho bức tranh… Cô Nguyễn Thị Phương cho hay khi hiện nay, chatGPT đã rất phổ biến, ngay cả khi GV không hướng dẫn thì nhiều HS cũng đã tiếp cận, làm quen. Vì vậy trong bối cảnh công nghệ phát triển, GV cần chủ động cùng HS tiếp cận để có sự định hướng cũng như giúp các em thấy được vai trò tích cực của công nghệ.
Tiến sĩ Phạm Đăng Khoa, Trưởng phòng GD-ĐT Q.3, cho rằng HS đã được từng bước tiếp cận với công nghệ hiện đại thì GV cũng không thể "giậm chân tại chỗ". Trong kỷ nguyên số hiện nay, việc GV áp dụng công nghệ mới, AI vào tổ chức tiết dạy không chỉ giúp cá nhân hóa quá trình học tập, phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng HS mà còn tăng cường hiệu quả giáo dục bằng cách cung cấp các phương tiện học tập đa dạng và linh hoạt.
Học sinh yêu thích tìm hiểu về AI của Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) có thể tham gia CLB Trí tuệ nhân tạo của trường
TÂM NGUYỄN
Sẽ giảng dạy AI bắt đầu từ khối lớp 3
Đề cập đến ứng dụng AI trong giáo dục, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết một trong 9 nhiệm vụ trọng tâm được UBND TP.HCM nêu ra trong kế hoạch thực hiện chương trình nghiên cứu và phát triển ứng dụng AI năm 2024 vừa được UBND TP.HCM phê duyệt là triển khai Đề án đào tạo nguồn nhân lực AI. Trong đó, UBND TP yêu cầu Sở GD-ĐT tiếp tục triển khai các đề án, đề tài về tổ chức nội dung giảng dạy AI cho HS phổ thông TP; giải pháp đào tạo chuyển giao công nghệ, tập huấn GV dạy môn học trí thông minh nhân tạo AI - Robotics.
Cụ thể, lãnh đạo Sở GD-ĐT cho hay sở này đã đặt hàng Trường ĐH Sài Gòn xây dựng đề tài khoa học: Xây dựng nội dung giảng dạy AI cho HS phổ thông TP.HCM. Trong đó, đơn vị thực hiện xây dựng nội dung tổng quát giảng dạy AI cho HS phổ thông, bắt đầu từ khối lớp 3. Đề tài sẽ do Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM thành lập hội đồng đánh giá. Sau khi được hội đồng thông qua, đề tài sẽ là cơ sở để các trường triển khai giảng dạy cho các khối lớp. Nếu đề án được thông qua theo đúng tiến độ, từ năm học 2024 - 2025, TP.HCM có thể đưa AI vào giảng dạy trong trường phổ thông một cách đại trà. Việc tập huấn, bồi dưỡng GV giảng dạy môn học này sẽ được Sở phối hợp với Trường ĐH Sài Gòn triển khai.
Tập huấn cho GV tiếp cận với AI
Tháng 3 vừa qua, Phòng GD-ĐT Q.3 đã tổ chức lớp tập huấn "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy và học" cho hơn 1.000 GV các trường tiểu học, THCS trên địa bàn. Khóa học này nằm trong chuỗi các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực công nghệ thông tin, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số trong giáo dục. Trong khóa học, GV được tìm hiểu về AI, sử dụng các ứng dụng trong các hoạt động tương tác trên lớp, soạn bài giảng, kiểm tra, đánh giá HS…
Giáo viên của Trường THCS Lê Quý Đôn chia sẻ, chuyển đổi số trong giáo dục luôn đòi hỏi GV phải không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực. Trước đây, yêu cầu đổi mới chỉ đòi hỏi GV thay đổi phương pháp dạy học. Hiện nay, đổi mới giáo dục đặt ra cho GV năng lực ứng dụng công nghệ trong dạy và học, sử dụng AI trong dạy học thế nào cho phù hợp.
Tiến sĩ Phạm Đăng Khoa nhìn nhận: "AI giống như một đứa trẻ và chính GV sẽ "nuôi dưỡng" theo cách của mình. Sử dụng AI như thế nào để hỗ trợ công tác giảng dạy lại phụ thuộc vào chính mỗi GV. Theo đó, GV phải có kiến thức để thẩm định và phải biết điều chỉnh theo thực tế của bài học để không bị lệ thuộc. Chính vì vậy, GV cần được trang bị cái nhìn đúng đắn, để không còn e dè từ đó tận dụng hiệu quả các ứng dụng của AI giúp bài giảng sống động. Qua đó, GV mạnh dạn khi xây dựng chiến lược chuyển đổi số trong môn học và hoạt động giáo dục để đạt mục tiêu chuyển đổi số của ngành giáo dục cũng như xây dựng các lớp học số, trường học số".