tran hương
Well-known member
Nạn trẻ em nhảy múa xin tiền du khách ở Sa Pa
Tình trạng trẻ em xin tiền du khách ở Sa Pa tái diễn gần đây, nhiều trường hợp chuyển sang nhảy múa phản cảm, buộc địa phương phải vào cuộc.
"Tôi rất sốc khi nhìn thấy các em bé thuần thục động tác nhảy sexy thường thấy trên Tik Tok", Thu Hoài, du khách Hà Nội, đến Sa Pa trong tháng 2 nói.
Hoài bắt gặp cảnh các em bé mặc trang phục dân tộc thiểu số bật nhạc loa kéo âm lượng lớn, nhảy múa để xin tiền khách du lịch ở quanh khu vực nhà thờ Đá. Nữ du khách ghi lại và đăng lên mạng xã hội, video thu hút hơn hai triệu lượt xem cùng hàng nghìn lượt bình luận. Đa phần cộng đồng mạng đều có phản ứng giống Thu Hoài.
Nhóm trẻ em nhảy múa tại khu vực nhà thờ Đá lan giữa tháng 2. Video: Thu Hoài
"Tôi không thể chịu nổi khi thấy cảnh này", du khách Tùng Chi nói, đồng thời mong muốn vấn nạn này nhanh chóng được dẹp vì không chỉ ảnh hưởng hình ảnh du lịch mà còn vô tình khuyến khích các em bỏ học để kiếm tiền.
Ông Đỗ Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết tình trạng trẻ em xin tiền du khách luôn là vấn đề đau đầu của địa phương. Từ sau Tết Nguyên đán, nạn trẻ em xin tiền biến tướng sang hình thức nhảy múa theo nhạc phát trên loa kéo. Đối tượng là các em nhỏ độ tuổi 5-10, hoạt động ở các khu vực trung tâm thị xã Sa Pa như quảng trường, nhà thờ Đá. Ngày thường có khoảng 4-5 em, cuối tuần được nghỉ học số lượng các em nhỏ đứng nhảy múa tăng lên hơn 10. Hoạt động của các em nhỏ này đa phần do phụ huynh đứng sau chỉ dẫn.
Ông Tân cho hay từ giữa tháng 2 địa phương đã tăng cường lực lượng xử lý các trường hợp trẻ em nhảy múa xin tiền du khách. Sau một tuần đã "dẹp" gần hết các trường hợp. Tuy nhiên, địa phương khó kiểm soát tình hình vào cuối tuần do đông khách du lịch. Các em nhỏ và phụ huynh thường lợi dụng thời điểm đông khách, canh lúc lực lượng chức năng không rà soát để đem loa ra bật nhạc nhảy múa, sau đó rút đi nhanh chóng khi bị phát hiện.
Chính quyền địa phương cũng liên tục phát loa, tuyên truyền đến du khách không cho các em nhỏ tiền. Khi thấy có thể kiếm được từ du khách, các em hoặc gia đình, thậm chí người đứng sau có thể xem đây là một nguồn thu nhập chính, dẫn đến việc bị lợi dụng, bóc lột. Về lâu dài, điều này không giúp cải thiện đời sống mà còn ảnh hưởng đến hoạt động du lịch tại địa phương.
Theo Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa, tình trạng trẻ em chèo kéo khách, nhảy múa xin tiền xuất phát từ thực tế nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số còn gặp khó khăn về kinh tế. Chính quyền đã tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi nghề nghiệp, nhưng nhiều hộ vẫn e ngại thay đổi. Một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đã hỗ trợ tạo việc làm, song việc thuyết phục người dân tham gia gặp không ít trở ngại. Các gia đình đều ký cam kết không để con em nghỉ học đi bán hàng tại trường, nhưng vào cuối tuần, khi trẻ về nhà, công tác quản lý trở nên khó khăn.
"Vấn đề này cần giải quyết thấu tình đạt lý, nếu không dễ hình thành điểm nóng an ninh", ông Tân nói.
Hiện, thị xã Sa Pa đang rà soát, lập danh sách các gia đình có trẻ nhỏ mưu sinh bằng những hình thức không phù hợp, đồng thời triển khai các giải pháp tạo sinh kế bền vững. Mục tiêu là đảm bảo quyền lợi và tương lai cho trẻ em, giữ gìn hình ảnh du lịch của địa phương.
Thị xã đã phối hợp với Công ty Du lịch bản Cát Cát tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ sinh kế cho nhiều gia đình bằng cách tham gia hỗ trợ các chương trình văn hóa - du lịch. Vào cuối tuần, trẻ em không đi học có thể vào các khu du lịch để biểu diễn ca hát, góp phần làm phong phú hoạt động tại điểm tham quan, với mức hỗ trợ 100.000 đồng mỗi ngày.
Trong vài tháng tiếp theo, địa phương sẽ hỗ trợ các em tham gia vào một số chương trình biểu diễn văn nghệ, tái hiện đời sống văn hóa các dân tộc tại công viên văn hóa ở quảng trường. Các hoạt động mang tính trải nghiệm, vừa gìn giữ bản sắc văn hóa vừa có thêm nguồn thu nhập hợp lý.
Bên cạnh hỗ trợ, Sa Pa cũng xử lý những trường hợp vi phạm. Các trường hợp lợi dụng trẻ em để kiếm tiền sẽ được lập hồ sơ, nếu phát hiện có dấu hiệu trục lợi, bóc lột, cơ quan công an sẽ điều tra và xử lý theo quy định pháp luật. Các hình thức chèo kéo khách du lịch, gây mất trật tự sẽ lập biên bản, thu hồi phương tiện như loa phát để đảm bảo môi trường du lịch lành mạnh.
Tình trạng trẻ em xin tiền du khách ở Sa Pa tái diễn gần đây, nhiều trường hợp chuyển sang nhảy múa phản cảm, buộc địa phương phải vào cuộc.
"Tôi rất sốc khi nhìn thấy các em bé thuần thục động tác nhảy sexy thường thấy trên Tik Tok", Thu Hoài, du khách Hà Nội, đến Sa Pa trong tháng 2 nói.
Hoài bắt gặp cảnh các em bé mặc trang phục dân tộc thiểu số bật nhạc loa kéo âm lượng lớn, nhảy múa để xin tiền khách du lịch ở quanh khu vực nhà thờ Đá. Nữ du khách ghi lại và đăng lên mạng xã hội, video thu hút hơn hai triệu lượt xem cùng hàng nghìn lượt bình luận. Đa phần cộng đồng mạng đều có phản ứng giống Thu Hoài.

Nhóm trẻ em nhảy múa tại khu vực nhà thờ Đá lan giữa tháng 2. Video: Thu Hoài
"Tôi không thể chịu nổi khi thấy cảnh này", du khách Tùng Chi nói, đồng thời mong muốn vấn nạn này nhanh chóng được dẹp vì không chỉ ảnh hưởng hình ảnh du lịch mà còn vô tình khuyến khích các em bỏ học để kiếm tiền.
Ông Đỗ Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cho biết tình trạng trẻ em xin tiền du khách luôn là vấn đề đau đầu của địa phương. Từ sau Tết Nguyên đán, nạn trẻ em xin tiền biến tướng sang hình thức nhảy múa theo nhạc phát trên loa kéo. Đối tượng là các em nhỏ độ tuổi 5-10, hoạt động ở các khu vực trung tâm thị xã Sa Pa như quảng trường, nhà thờ Đá. Ngày thường có khoảng 4-5 em, cuối tuần được nghỉ học số lượng các em nhỏ đứng nhảy múa tăng lên hơn 10. Hoạt động của các em nhỏ này đa phần do phụ huynh đứng sau chỉ dẫn.
Ông Tân cho hay từ giữa tháng 2 địa phương đã tăng cường lực lượng xử lý các trường hợp trẻ em nhảy múa xin tiền du khách. Sau một tuần đã "dẹp" gần hết các trường hợp. Tuy nhiên, địa phương khó kiểm soát tình hình vào cuối tuần do đông khách du lịch. Các em nhỏ và phụ huynh thường lợi dụng thời điểm đông khách, canh lúc lực lượng chức năng không rà soát để đem loa ra bật nhạc nhảy múa, sau đó rút đi nhanh chóng khi bị phát hiện.
Chính quyền địa phương cũng liên tục phát loa, tuyên truyền đến du khách không cho các em nhỏ tiền. Khi thấy có thể kiếm được từ du khách, các em hoặc gia đình, thậm chí người đứng sau có thể xem đây là một nguồn thu nhập chính, dẫn đến việc bị lợi dụng, bóc lột. Về lâu dài, điều này không giúp cải thiện đời sống mà còn ảnh hưởng đến hoạt động du lịch tại địa phương.
Theo Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa, tình trạng trẻ em chèo kéo khách, nhảy múa xin tiền xuất phát từ thực tế nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số còn gặp khó khăn về kinh tế. Chính quyền đã tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi nghề nghiệp, nhưng nhiều hộ vẫn e ngại thay đổi. Một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đã hỗ trợ tạo việc làm, song việc thuyết phục người dân tham gia gặp không ít trở ngại. Các gia đình đều ký cam kết không để con em nghỉ học đi bán hàng tại trường, nhưng vào cuối tuần, khi trẻ về nhà, công tác quản lý trở nên khó khăn.
"Vấn đề này cần giải quyết thấu tình đạt lý, nếu không dễ hình thành điểm nóng an ninh", ông Tân nói.
Hiện, thị xã Sa Pa đang rà soát, lập danh sách các gia đình có trẻ nhỏ mưu sinh bằng những hình thức không phù hợp, đồng thời triển khai các giải pháp tạo sinh kế bền vững. Mục tiêu là đảm bảo quyền lợi và tương lai cho trẻ em, giữ gìn hình ảnh du lịch của địa phương.
Thị xã đã phối hợp với Công ty Du lịch bản Cát Cát tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ sinh kế cho nhiều gia đình bằng cách tham gia hỗ trợ các chương trình văn hóa - du lịch. Vào cuối tuần, trẻ em không đi học có thể vào các khu du lịch để biểu diễn ca hát, góp phần làm phong phú hoạt động tại điểm tham quan, với mức hỗ trợ 100.000 đồng mỗi ngày.
Trong vài tháng tiếp theo, địa phương sẽ hỗ trợ các em tham gia vào một số chương trình biểu diễn văn nghệ, tái hiện đời sống văn hóa các dân tộc tại công viên văn hóa ở quảng trường. Các hoạt động mang tính trải nghiệm, vừa gìn giữ bản sắc văn hóa vừa có thêm nguồn thu nhập hợp lý.
Bên cạnh hỗ trợ, Sa Pa cũng xử lý những trường hợp vi phạm. Các trường hợp lợi dụng trẻ em để kiếm tiền sẽ được lập hồ sơ, nếu phát hiện có dấu hiệu trục lợi, bóc lột, cơ quan công an sẽ điều tra và xử lý theo quy định pháp luật. Các hình thức chèo kéo khách du lịch, gây mất trật tự sẽ lập biên bản, thu hồi phương tiện như loa phát để đảm bảo môi trường du lịch lành mạnh.