Nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và phát sinh độc tố. Vậy chọn lựa thực phẩm ra sao, phòng tránh ngộ độc?

Ngọc Vàng

Well-known member
Mùa nắng nóng, bí quyết nào chọn thực phẩm sạch, tránh ngộ độc?
tác giả
THU HIẾN








Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn rau, củ, quả theo mùa để giảm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật phòng tránh ngộ độc - Ảnh: THU HIẾN

Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn rau, củ, quả theo mùa để giảm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật phòng tránh ngộ độc - Ảnh: THU HIẾN
Chú ý lựa chọn thực phẩm tươi phòng ngộ độc
Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết thực phẩm có thể gây ngộ độc do bị ô nhiễm vi sinh vật, ô nhiễm hoá học hoặc ngay trong bản thân thực phẩm đã có sẵn chất độc.
Người dân lưu ý nên lựa chọn thực phẩm còn tươi, vẫn giữ được trạng thái vốn có của nó, không có màu sắc và mùi vị thay đổi hoặc có biểu hiện ôi thiu.
Đối với thịt nên chọn thịt tươi đã qua kiểm dịch, mặt ngoài khô bóng, khối thịt rắn chắc, khi ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra.
Phủ tạng động vật phải còn tươi như mới giết mổ hoặc được bảo quản lạnh, không bị nhạt màu, không có mùi ôi, không có các vết chấm đỏ hay vết tím bầm.
Với cá, nên chọn cá đang sống hay vừa mới chết nhưng mắt vẫn trong suốt, mang màu đỏ tươi, vây óng ánh, hậu môn thụt sâu, thịt cá chắc, có độ đàn hồi, dính chặt vào xương sống.
Với trứng có vỏ còn nguyên màu hồng, trong suốt khi soi qua ánh sáng (có thể có chấm hồng ở giữa), không có các vết đen hoặc vân màu xám, không có mùi thối của trứng đã bị hỏng.
Rửa kỹ rau trước khi sử dụng tránh ngộ độc
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ CKI Trần Thị Hiếu - khoa dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức - cho biết khi thu hoạch rau, củ, hoa màu khuyến cáo lần phun thuốc trừ sâu tối thiểu là trước 7 ngày để đảm bảo chuyển hóa hết lượng thuốc trừ sâu.
Nếu thời gian phun thuốc trừ sâu sát thời gian thu hoạch, trữ lượng thuốc trừ sâu trên thực vật sẽ tồn dư rất nhiều có thể gây ngộ độc khi ăn phải.

Nhiều người tin tưởng chọn những loại rau, củ hữu cơ, thế nhưng giá thành khá cao nên không phải ai cũng có thể tiếp cận được.
Vì vậy, trong điều kiện chọn rau củ với mức giá đáp ứng được, chúng ta nên thận trọng đối với những loại rau lá hoặc rau trái không phải gọt vỏ như: rau muống, cải xoong, xà lách, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải để làm dưa, rau má, đậu đũa, khổ qua, dưa leo, cà chua, nho, táo, mận...
Theo bác sĩ Hiếu, để giảm bớt tác hại thuốc bảo vệ thực vật, cách dễ dàng nhất đối với củ, quả là gọt vỏ trước khi ăn.
Đồng thời rau, củ, quả nên ngâm 10 phút trở lên, ngâm bằng nước muối loãng hoặc dung dịch kiềm. Không nên dùng hóa chất để ngâm rửa, bởi một vài loại hóa chất có thể phản ứng với nhau vô tình gây độc cho cơ thể. Sau khi ngâm, rửa, nên để ráo nước hẳn, tránh các chất sau ngâm rửa có thể khuếch tán ra bên ngoài.
Bác sĩ Hiếu nhấn mạnh cách tốt nhất là nên chọn rau, củ, quả theo mùa vì nếu vụ mùa tốt lượng dùng thuốc bảo vệ thực vật sẽ giảm xuống, ít gây hại. Chú ý ăn chín uống sôi.
Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo các loại rau, củ phải gọt vỏ khi ăn thường an toàn hơn như: bí, bầu, mướp...
Khi lựa chọn rau quả nên chọn rau quả còn tươi, toàn vẹn, không bị trầy xước, có hình dạng bên ngoài bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay.
Đồng thời, rau quả không bị héo úa, giập nát, hoặc dính các chất lạ. Một số loại quả bên trong hư hỏng nhưng bên ngoài vẫn còn tươi do sử dụng hóa chất bảo quản, do đó phải xem kỹ trước khi mua.
Lưu ý tránh mua rau quả gọt vỏ và cắt sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì ngoài việc nguồn nước ngầm không đảm bảo vệ sinh hay có hòa các hóa chất độc hại để giữ trắng, giòn, các sinh tố vốn có trong rau tươi như sinh tố C, dễ bị hòa tan và mất đi trong nước ngầm.
Rửa quả nhiều lần tránh ngộ độc?
Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo để phòng tránh ngộ độc do ăn phải rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, người tiêu dùng nên: ngâm kỹ, rửa sạch từng lá, nhất là các kẽ lá cho thật sạch, gọt vỏ các loại quả ăn tươi.
Riêng đối với các loại rau lá nhỏ như xà lách xoong, rau dền, bông cải thì nên pha vào nước rửa 1-2 muỗng cà phê muối để sâu bọ và côn trùng bò ra khỏi kẽ lá. Đối với các loại rau củ, trái cây, để nguyên củ, rửa sạch trước khi gọt vỏ.
Rau quả phải ngâm ngập trong nước sạch 15-20 phút, rửa nhiều lần (ít nhất 3-4 lần) trong chậu nước đầy để loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật tồn dư.
Nấu chín và mở vung khi nấu cũng là cách tốt để loại trừ phần lớn dư lượng hóa chất thực vật còn sót lại qua đường bay hơi.
Nhiều người bất chấp nguy hiểm lấn chiếm lòng đường trước chợ đầu mối Thủ Đức, bày bán rau củ quả... Nhiều người chạy xe máy ngược chiều khiến giao thông khu vực hỗn loạn.
 
Bên trên