đinhlinh11
Bé Tleoo
Cấu trúc màu trắng kỳ lạ lấy lên từ đáy biển ngoài khơi bang Oregon - Mỹ hứa hẹn dẫn đường cho các nhà khoa học trong cuộc tìm kiếm sự sống trên các mặt trăng Sao Mộc và Sao Thổ.
Cuộc nghiên cứu phối hợp giữa nhiều cơ sở học thuật tại Mỹ, với sự hỗ trợ của Chương trình Sinh vật học của NASA, đã xác định một loại protein chưa từng được biết đến trước đây, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định cấu trúc của trầm tích.
Protein đó thuộc về các vi khuẩn biển sâu có khả năng mã hóa các gien khác với bất kỳ gien nào từng được biết đến ở sinh vật trên bề mặt địa cầu, theo GS Jennifer Glasss từ Trường Khoa học Trái Đất và khí quyển thuộc Viện Công nghiệ Georgia (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu.
Methane clathrate được một tàu nghiên cứu Đức lấy lên từ đại dương
Trên hành tinh của chúng ta, các trầm tích rắn gọi là methane clathrate hình thành khi các sinh vật trong nước biển chuyển đổi các vật liệu hữu cơ - như tàn tích của sinh vật hữu cơ - thành khí methane dưới dạng bị "nhốt trong lồng".
Kho chứa này dần đầy khí methane. Nhiều loại vi sinh vật bắt đầu ăn chúng, phần còn lại sẽ thoát ra khỏi nước biển và hòa vào khí quyển.
Chính các sinh vật ăn methane đó đã tác động để kho chứa màu trắng kỳ lạ ấy tồn tại bất chấp áp suất cực đoan của đáy biển, do đó cấu trúc này cũng tiết lộ ngược lại các chi tiết về những loài vi khuẩn biến sâu bí ẩn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy một loại protein gọi là "protein liên kết với clathrate của vi khuẩn" (CbpAS) ảnh hưởng đến sự phát triển của methane clathrate bằng cách tương tác với cấu trúc của nó.
Điều đáng nói, theo các nghiên cứu trước đây của NASA, người ta tin rằng methane clathrate cũng tồn tại trong nhiều thế giới ngoài hành tinh, vì dụ như mặt trăng Titan, Enceladus của Sao Thổ hay Europa của Sao Mộc.
Theo tờ Space, các phát hiện từ nghiên cứu mới cho thấy nếu vi khuẩn tồn tại ở các thế giới khác, chúng có thể đã làm điều tương tự để tạo ra methane clathrate cũng như ảnh hưởng đến thành phần của nước biển và bầu khí quyển của các thế giới đó.
Vì vậy, nhóm tác giả kết luận rằng để tìm thấy sự sống ngoài hành tinh, có lẽ chúng ta cần lần theo dấu vết của methane.
Cuộc nghiên cứu phối hợp giữa nhiều cơ sở học thuật tại Mỹ, với sự hỗ trợ của Chương trình Sinh vật học của NASA, đã xác định một loại protein chưa từng được biết đến trước đây, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định cấu trúc của trầm tích.
Protein đó thuộc về các vi khuẩn biển sâu có khả năng mã hóa các gien khác với bất kỳ gien nào từng được biết đến ở sinh vật trên bề mặt địa cầu, theo GS Jennifer Glasss từ Trường Khoa học Trái Đất và khí quyển thuộc Viện Công nghiệ Georgia (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu.
Trên hành tinh của chúng ta, các trầm tích rắn gọi là methane clathrate hình thành khi các sinh vật trong nước biển chuyển đổi các vật liệu hữu cơ - như tàn tích của sinh vật hữu cơ - thành khí methane dưới dạng bị "nhốt trong lồng".
Kho chứa này dần đầy khí methane. Nhiều loại vi sinh vật bắt đầu ăn chúng, phần còn lại sẽ thoát ra khỏi nước biển và hòa vào khí quyển.
Chính các sinh vật ăn methane đó đã tác động để kho chứa màu trắng kỳ lạ ấy tồn tại bất chấp áp suất cực đoan của đáy biển, do đó cấu trúc này cũng tiết lộ ngược lại các chi tiết về những loài vi khuẩn biến sâu bí ẩn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy một loại protein gọi là "protein liên kết với clathrate của vi khuẩn" (CbpAS) ảnh hưởng đến sự phát triển của methane clathrate bằng cách tương tác với cấu trúc của nó.
Điều đáng nói, theo các nghiên cứu trước đây của NASA, người ta tin rằng methane clathrate cũng tồn tại trong nhiều thế giới ngoài hành tinh, vì dụ như mặt trăng Titan, Enceladus của Sao Thổ hay Europa của Sao Mộc.
Theo tờ Space, các phát hiện từ nghiên cứu mới cho thấy nếu vi khuẩn tồn tại ở các thế giới khác, chúng có thể đã làm điều tương tự để tạo ra methane clathrate cũng như ảnh hưởng đến thành phần của nước biển và bầu khí quyển của các thế giới đó.
Vì vậy, nhóm tác giả kết luận rằng để tìm thấy sự sống ngoài hành tinh, có lẽ chúng ta cần lần theo dấu vết của methane.