Nên ăn gì khi bị ốm

VTTH.

Well-known member
Các lựa chọn thực phẩm phù hợp khi bị ốm có thể phụ thuộc vào các triệu chứng và tình trạng bệnh lý.

Theo ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng - Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, những thực phẩm tốt nhất để ăn khi bị ốm là những thực phẩm giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho vấn đề bạn đang mắc phải và giúp cảm thấy dễ chịu hơn. Nhờ đó, người ốm sẽ mau chóng phục hồi và được cung cấp năng lượng cần thiết để chữa bệnh.

Bệnh tiêu hóa

Nếu bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa, hãy cân nhắc ăn các loại thực phẩm giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mà không làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Ví dụ, với tiêu chảy, chuối và cơm là những thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, ít chất xơ, vị nhạt, dễ tiêu hóa và ngăn tình trạng phân lỏng. Chúng cũng cung cấp các chất dinh dưỡng, năng lượng thiết yếu đối với hệ tiêu hóa.

Bác sĩ Duy Tùng cho biết, những người bị tiêu chảy mức độ nhẹ có thể ăn được nhiều đồ ăn hơn so với người bị loét dạ dày, ợ nóng hoặc các tình trạng sức khỏe khác. Bên cạnh đó, đồ ăn giàu chất béo như bơ, dầu và chất béo có trong các loại hạt có thể khó tiêu hóa, dễ dẫn đến tiêu chảy, người bệnh cần cân nhắc trước khi tiêu thụ.

Những người mắc vấn đề về tiêu hóa nên ăn các món nấu chín, an toàn như trứng, rau nấu chín (tránh ăn tái, sống), rau luộc, thịt nạc (như thịt gà) hoặc cá nấu với ít dầu mỡ hoặc nêm ít gia vị...

Mất nước

Bị ốm có thể làm tăng nguy cơ mất nước, đặc biệt tình trạng sốt và tiêu chảy có thể gây mất nước nhiều hơn. Người ốm cũng có xu hướng ăn và uống ít hơn so với bình thường. Khi đó, hãy bắt đầu uống từng ngụm nhỏ và khi cảm thấy tốt hơn hãy tăng dần lượng nước. Các món ăn và thức uống phù hợp bao gồm:

Nước, trà thảo dược: Khi mất nước, nên hạn chế các đồ uống chứa caffeine (cà phê, trà đặc, cola, nước tăng lực) hoặc rượu. Thay vào đó, những đồ uống lành mạnh không chứa caffeine sẽ tốt hơn, uống ấm hay lạnh đều hữu ích. Các lựa chọn phù hợp khác người bị ốm mất nước có thể tham khảo bao gồm: sữa, sinh tố, nước ép trái cây, sữa chua...

Cố gắng theo dõi lượng nước uống và số lần đi tiểu trong ngày. Nếu không thể uống thêm nước hoặc ngừng đi tiểu hãy đi thăm khám.

Thức ăn mềm, lỏng: Thức ăn mềm và có chứa chất lỏng cũng có thể bù lại lượng nước đã mất. Các món súp, canh, cháo vừa dễ ăn vừa giúp bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể. Bạn cũng có thể thêm nước dùng vào súp, cháo để tăng lượng chất lỏng. Tuy nhiên, các món ăn lỏng có thể không cung cấp đủ dinh dưỡng về lâu dài.

Các món ăn mềm, lỏng như cháo vừa dễ ăn, vừa giúp bổ sung thêm chất lỏng cho người ốm bị mất nước. Ảnh: Freepik

Các món ăn mềm, lỏng như cháo vừa dễ ăn, vừa giúp bổ sung thêm chất lỏng cho người ốm bị mất nước. Ảnh: Freepik

Trái cây
: Nhiều loại trái cây chứa nhiều nước có thể giúp ích nếu bạn bị mất nước. Các loại trái cây điển hình bao gồm: dưa lưới, dâu tây, dưa hấu, lê, nho, cam, dứa...

Bác sĩ Duy Tùng khuyến cáo, mất nước nhẹ có thể được khắc phục tại nhà bằng cách tăng lượng nước uống vào. Tuy nhiên, mất nước nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng cần can thiệp y tế ngay lập tức.

Các triệu chứng bao gồm: không thể uống thêm nước, thay đổi trạng thái tinh thần, tăng nhịp tim, thở nhanh hơn, mắt trũng sâu, đi tiểu ít hơn hoặc không đi tiểu, khô miệng và lưỡi...

Buồn nôn, đau bụng

Khi cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, bạn có thể cảm thấy không muốn ăn, uống bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, dung nạp đủ chất lỏng hàng ngày là điều cần thiết để tránh mất nước, đặc biệt tình trạng nôn nhiều. Một số thực phẩm có thể làm dịu cơn buồn nôn, đau bụng như:

Gừng: Gừng được chứng minh có thể giúp giảm buồn nôn và nôn. Tác dụng này đã được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai và những người bị ung thư đang được điều trị hóa trị. Hãy thử nhâm nhi một vài ngụm rượu gừng, chiết xuất gừng hoặc kẹo gừng để giảm buồn nôn.

Thực phẩm khô: Các món giàu tinh bột như bánh mì nướng hoặc bánh quy nhạt đôi khi có thể giảm tải cơn buồn nôn. Những thực phẩm này có vị nhạt và dễ tiêu hóa. Chúng cũng có thể hấp thụ axit, giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày.

Khi bị ốm, cảm giác ít thèm ăn là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu gặp các triệu chứng phát sinh do việc ăn uống ít đi cần đi thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ dinh dưỡng để biết thêm thông tin về những món có thể ăn khi bị ốm hoặc mắc bất kỳ tình trạng bệnh lý nào khác
 
Bên trên