Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Nepal yêu cầu người leo núi Everest sử dụng chip
Trước mùa chinh phục Everest 2024, Nepal yêu cầu tất cả những người leo núi phải thuê và sử dụng chip theo dõi trong suốt hành trình.
Rakesh Gurung, người đứng đầu ngành du lịch Nepal, cho hay các công ty lớn đều đã sử dụng chip cho các khách hàng của họ trên hành trình chinh phục. Điều này sẽ trở thành bắt buộc đối với tất cả các nhà leo núi khác.
"Việc gắn chip sẽ giúp giảm thời gian tìm kiếm và cứu hộ trong trường hợp xảy ra tai nạn", Gurung cho hay.
Một đoàn chinh phục đỉnh Everest năm 2019. Ảnh: AP
Một đoàn chinh phục đỉnh Everest năm 2019. Ảnh: AP
Mỗi người leo núi sẽ phải trả từ 10 đến 15 USD cho một con chip được gắn chặt vào áo khoác. Khi họ trở về, con chip được trả lại cho đơn vị tổ chức để người tiếp theo sử dụng.
Con chip sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS), chia sẻ thông tin với vệ tinh. Loại chip này có chất lượng tốt, được sản xuất tại một quốc gia châu Âu.
Hiện phần lớn những người muốn lên đỉnh Everest cao 8.849 m đều phải xuất phát từ Nepal, trả 11.000 USD mỗi người cho giấy phép leo núi. Cộng thêm thiết bị an toàn, thực phẩm, oxy bổ sung, hướng dẫn viên và nhiều thứ khác, trung bình chi phí để lên đỉnh là 35.000 USD (khoảng 850 triệu đồng).
Nepal được coi là "Nóc nhà của thế giới" khi có 8 trong 10 đỉnh núi cao nhất thế giới. Quốc gia này cũng có doanh thu du lịch đáng kể từ hoạt động leo núi. Các nhà leo núi có thể mất khoảng hai tháng để hoàn thành chuyến chinh phục Everest. Thời điểm thích hợp để leo núi khá ngắn, từ tháng 4 đến tháng 6, trong đó lý tưởng nhất là giữa tháng 5.
Năm ngoái, Nepal đã cấp 478 giấy phép leo Everest, một con số kỷ lục. Có 12 người được xác nhận đã chết trên núi, 5 người khác mất tích. Việc giải cứu người gặp nạn ở Everest luôn tồn tại rủi ro, ngay cả trong những hoàn cảnh thuận lợi nhất.
Gelje Sherpa, 30 tuổi, năm ngoái đã bỏ qua cơ hội lên đỉnh Everest của mình để giải cứu một nhà leo núi người Malaysia tại "vùng tử thần" ở Everest. Đây được coi là cuộc giải cứu ngoạn mục và quan chức Bộ Du lịch Bigyan Koirala từng nói: "Gần như không thể giải cứu người leo núi ở độ cao đó".
Trước mùa chinh phục Everest 2024, Nepal yêu cầu tất cả những người leo núi phải thuê và sử dụng chip theo dõi trong suốt hành trình.
Rakesh Gurung, người đứng đầu ngành du lịch Nepal, cho hay các công ty lớn đều đã sử dụng chip cho các khách hàng của họ trên hành trình chinh phục. Điều này sẽ trở thành bắt buộc đối với tất cả các nhà leo núi khác.
"Việc gắn chip sẽ giúp giảm thời gian tìm kiếm và cứu hộ trong trường hợp xảy ra tai nạn", Gurung cho hay.
Một đoàn chinh phục đỉnh Everest năm 2019. Ảnh: AP
Một đoàn chinh phục đỉnh Everest năm 2019. Ảnh: AP
Mỗi người leo núi sẽ phải trả từ 10 đến 15 USD cho một con chip được gắn chặt vào áo khoác. Khi họ trở về, con chip được trả lại cho đơn vị tổ chức để người tiếp theo sử dụng.
Con chip sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS), chia sẻ thông tin với vệ tinh. Loại chip này có chất lượng tốt, được sản xuất tại một quốc gia châu Âu.
Hiện phần lớn những người muốn lên đỉnh Everest cao 8.849 m đều phải xuất phát từ Nepal, trả 11.000 USD mỗi người cho giấy phép leo núi. Cộng thêm thiết bị an toàn, thực phẩm, oxy bổ sung, hướng dẫn viên và nhiều thứ khác, trung bình chi phí để lên đỉnh là 35.000 USD (khoảng 850 triệu đồng).
Nepal được coi là "Nóc nhà của thế giới" khi có 8 trong 10 đỉnh núi cao nhất thế giới. Quốc gia này cũng có doanh thu du lịch đáng kể từ hoạt động leo núi. Các nhà leo núi có thể mất khoảng hai tháng để hoàn thành chuyến chinh phục Everest. Thời điểm thích hợp để leo núi khá ngắn, từ tháng 4 đến tháng 6, trong đó lý tưởng nhất là giữa tháng 5.
Năm ngoái, Nepal đã cấp 478 giấy phép leo Everest, một con số kỷ lục. Có 12 người được xác nhận đã chết trên núi, 5 người khác mất tích. Việc giải cứu người gặp nạn ở Everest luôn tồn tại rủi ro, ngay cả trong những hoàn cảnh thuận lợi nhất.
Gelje Sherpa, 30 tuổi, năm ngoái đã bỏ qua cơ hội lên đỉnh Everest của mình để giải cứu một nhà leo núi người Malaysia tại "vùng tử thần" ở Everest. Đây được coi là cuộc giải cứu ngoạn mục và quan chức Bộ Du lịch Bigyan Koirala từng nói: "Gần như không thể giải cứu người leo núi ở độ cao đó".