Nét tài hoa nghề làm quạt giấy dó châm kim làng Vác

Thanh Tuấn

Well-known member
Cuộc sống càng hiện đại, hình ảnh quạt giấy dó từ ngày xưa dần dần biến mất. Tuy vậy, làng Vác vẫn lưu giữ nét nghề văn hoá cổ truyền làm quạt.
Nét tài hoa nghề làm quạt giấy dó châm kim làng Vác
Nghệ nhân Mai Thị Chơi với đôi bàn tay vàng lưu giữ nét văn hoá cổ truyền châm kim trên giấy dó ở làng Vác. Ảnh: Phương Anh
Làng Vác hay còn gọi là làng Kẻ Vác hay Canh Hoạch, thuộc xứ Đoài, huyện Thanh Oai. Nơi này lưu giữ những hình bóng xưa của làng nghề làm quạt giấy lớn nhất nhì miền Bắc. Giữa những nếp nhà cao tầng hiện đại, chỉ còn lại một số gia đình theo nghề đến ngày nay.
Quạt Vác bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ 18, cách đây khoảng gần 200 năm. Nghề làm quạt do cụ Mai Đức Siêu - người được coi là ông tổ của làng khởi nghiệp.
Về sau, nhiều gia đình trong làng theo nghề, ban đầu chủ yếu bán cho người dân làng xung quanh. Từ đó, người dân làng Vác đã mang các loại quạt kỹ, quạt quý đi xuất khẩu.
Bà Mai Thị Choi, năm nay hơn 70 tuổi, tiếp nối nghề cha ông để lại. Chia sẻ với báo Lao Động, nghệ nhân làng Vác này cho hay: “Cụ Mai Đức Mậu là cụ thân sinh của tôi, người đầu tiên tạo ra kĩ thuật châm kim trên quạt như ngày nay. Năm 1946, cụ Mậu cùng thanh niên trong làng đã làm một chiếc quạt biếu Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm ngày sinh của Người và giờ đang được trưng bày ở bảo tàng Hồ Chí Minh như một kỉ vật nối tiếng của Làng Vác”.
Nghệ nhân Mai Thị Chơi đang châm kim trên quạt giấy dó. Ảnh: Phương Anh
Nghệ nhân Mai Thị Choi đang châm kim trên quạt giấy dó. Ảnh: Phương Anh
Từ nhỏ, bà Choi đã được bố dạy và truyền nghề cho. Sau hơn 50 năm làm nghề, đến giờ bà là đôi bàn tay vàng ở làng Vác nổi tiếng khắp gần xa.
Do đã có tuổi bà Mai Thị Choi bày tỏ về công đoạn châm kim trên quạt giấy: “Giờ tôi có tuổi, không đủ sức khoẻ nên chỉ nhận châm kim chứ không làm đủ các công đoạn tạo quạt”.
Thông thường, bà Choi mất khoảng 30 phút sẽ châm kim để hoàn thành một chiếc quạt hoàn chỉnh, còn tuỳ vào độ cầu kì sẽ tiêu tốn thời gian hơn. Trung bình mỗi ngày bà làm được 20 đến 30 chiếc quạt.
”Mọi người thường đặt hàng quanh năm, nhất là khi có sự kiện hay chương trình truyền thống thì sẽ có nhiều đơn hơn”, nữ nghệ nhân chia sẻ.
Hộp đựng kim châm của bà Mai Thị Choi. Ảnh: Phương Anh
Hộp đựng kim châm của bà Mai Thị Choi. Ảnh: Phương Anh
Khi châm kim, bà Choi thường xếp kim thành những mảng to nhỏ kích cỡ khác nhau. Tuy làm như vậy nhanh, cách này không làm được những hoa văn cầu kì hơn. Khi khách hàng muốn hoạ tiết đẹp hơn, bà thường nhờ hoạ sĩ phác thảo trước hình ảnh sau đó mới châm kim theo.
Hình ảnh quạt kim châm trên gió với hoạ tiết khá cầu kì do bà Mai Thi Choi dành nhiều công sức làm nên. Ảnh: Phương Anh
Hình ảnh quạt kim châm trên gió với hoạ tiết khá cầu kì do bà Mai Thi Choi dành nhiều công sức làm nên. Ảnh: Phương Anh
Hiện nay, ngoài chất liệu giấy dó còn có thêm nhiều chất liệu khác. Tuy quạt giấy dó đã mai một dần, đâu đó vẫn có những người nghệ nhân nỗ lực cố gắng giữ lại nét đẹp văn hoá cổ xưa này như bà Choi.
 
Bên trên