Thanh Thúy
Well-known member
Sau gần 2 năm che chắn phục vụ trùng tu, di tích Chùa Cầu (thành phố Hội An, Quảng Nam) đã lộ diện, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách.
Sau thời gian trùng tu, những ngày này, khuôn viên di tích Chùa Cầu, thành phố Hội An xuất hiện trở lại với một hình ảnh mới, nhiều khách đến tham quan, chụp ảnh.
Hiện nay, toàn bộ phần khung sắt và mái tôn bao bọc xung quanh chùa đã được tháo dỡ sau thời gian trùng tu. Chùa Cầu lộ diện trong sự thích thú, ngạc nhiên của người dân, du khách (Ảnh: Quốc Tuấn).
Di tích Chùa Cầu đã được hoàn thành toàn bộ các hạng mục trùng tu gồm: hệ nền, móng, mố, trụ cầu; hệ sàn, khung gỗ, mái; hệ thống điện, chống mối công trình... (Ảnh: Ngô Linh).
Di tích được quét sơn màu đỏ, màu sắc này đã tồn tại từ trước năm 1985 - thời điểm Chùa Cầu được công nhận là di tích cấp quốc gia (Ảnh: Ngô Linh).
Trên trần cầu và dưới các cấu kiện gỗ, những cây gỗ mới bố trí đan xen gỗ cũ khá hài hòa. Những phần gỗ còn tốt được giữ lại tối đa (Ảnh: Nguyễn Nam).
Sàn Chùa Cầu sau tu bổ vẫn giữ nguyên mặt sàn cong. Theo Trung tâm Quản lý và bảo tồn di sản văn hóa Hội An, dù tư liệu lịch sử trước năm 1986 đều cho thấy sàn bằng và việc nâng sàn vào lần tu bổ năm 1986 không nêu rõ lý do nhưng với gần 40 năm tồn tại, hình ảnh sàn cong như hiện nay đã in đậm vào tiềm thức, ký ức người dân Hội An cũng như bạn bè, du khách gần xa.
Chưa kể, hình ảnh, hình thức kiến trúc Chùa Cầu cong đã tồn tại từ trước khi Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, trong đó Chùa Cầu được xem là một hạt nhân nổi bật.
Đồng thời, mặt sàn ở giữa cầu cong có sự đồng điệu với nét cong của lan can, hành lang, mái ngói sẽ tôn thêm nét duyên dáng cho Chùa Cầu (Ảnh: Ngô Linh).
Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Chùa Cầu đã trở thành biểu tượng của phố cổ, góp phần làm nên một Hội An xứng tầm Di sản văn hóa thế giới. Chùa Cầu được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia năm 1990.
Hình ảnh Chùa Cầu được in trên tờ tiền polymer 20.000 đồng hiện hành của Việt Nam. Dù đã qua 7 lần sửa chữa, nhưng trước sự bào mòn của thời gian cùng tác động của con người lẫn thiên tai, Chùa Cầu xuống cấp nghiêm trọng.
Du khách chụp ảnh cùng di tích Chùa Cầu (Ảnh: Ngô Linh).
Cuối năm 2022, dự án đại trùng tu Chùa Cầu với tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng được tỉnh Quảng Nam triển khai. Đây được xem là lần trùng tu theo phương pháp hạ giải quy mô, bài bản nhất.
Thành phố Hội An đang hoàn thiện các công đoạn cuối cùng để đưa di tích Chùa Cầu phục vụ du lịch (Ảnh: Ngô Linh).
Chùa Cầu - Hội An lộ diện sau khi trùng tu (Video: Ngô Linh).
Theo đại diện lãnh đạo thành phố Hội An, trong quá trình tu bổ Chùa Cầu, cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn vì có những ý kiến khác nhau về việc trùng tu một số hạng mục.
Việc tu bổ đến nay sắp hoàn thành, gần như không có gì thay đổi với hiện trạng trước đây. Dự kiến đầu tháng 8 tới, thành phố Hội An làm lễ khánh thành, đưa công trình vào hoạt động.
Sau thời gian trùng tu, những ngày này, khuôn viên di tích Chùa Cầu, thành phố Hội An xuất hiện trở lại với một hình ảnh mới, nhiều khách đến tham quan, chụp ảnh.
Hiện nay, toàn bộ phần khung sắt và mái tôn bao bọc xung quanh chùa đã được tháo dỡ sau thời gian trùng tu. Chùa Cầu lộ diện trong sự thích thú, ngạc nhiên của người dân, du khách (Ảnh: Quốc Tuấn).
Di tích Chùa Cầu đã được hoàn thành toàn bộ các hạng mục trùng tu gồm: hệ nền, móng, mố, trụ cầu; hệ sàn, khung gỗ, mái; hệ thống điện, chống mối công trình... (Ảnh: Ngô Linh).
Di tích được quét sơn màu đỏ, màu sắc này đã tồn tại từ trước năm 1985 - thời điểm Chùa Cầu được công nhận là di tích cấp quốc gia (Ảnh: Ngô Linh).
Trên trần cầu và dưới các cấu kiện gỗ, những cây gỗ mới bố trí đan xen gỗ cũ khá hài hòa. Những phần gỗ còn tốt được giữ lại tối đa (Ảnh: Nguyễn Nam).
Sàn Chùa Cầu sau tu bổ vẫn giữ nguyên mặt sàn cong. Theo Trung tâm Quản lý và bảo tồn di sản văn hóa Hội An, dù tư liệu lịch sử trước năm 1986 đều cho thấy sàn bằng và việc nâng sàn vào lần tu bổ năm 1986 không nêu rõ lý do nhưng với gần 40 năm tồn tại, hình ảnh sàn cong như hiện nay đã in đậm vào tiềm thức, ký ức người dân Hội An cũng như bạn bè, du khách gần xa.
Chưa kể, hình ảnh, hình thức kiến trúc Chùa Cầu cong đã tồn tại từ trước khi Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, trong đó Chùa Cầu được xem là một hạt nhân nổi bật.
Đồng thời, mặt sàn ở giữa cầu cong có sự đồng điệu với nét cong của lan can, hành lang, mái ngói sẽ tôn thêm nét duyên dáng cho Chùa Cầu (Ảnh: Ngô Linh).
Trải qua hơn 400 năm lịch sử, Chùa Cầu đã trở thành biểu tượng của phố cổ, góp phần làm nên một Hội An xứng tầm Di sản văn hóa thế giới. Chùa Cầu được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia năm 1990.
Hình ảnh Chùa Cầu được in trên tờ tiền polymer 20.000 đồng hiện hành của Việt Nam. Dù đã qua 7 lần sửa chữa, nhưng trước sự bào mòn của thời gian cùng tác động của con người lẫn thiên tai, Chùa Cầu xuống cấp nghiêm trọng.
Du khách chụp ảnh cùng di tích Chùa Cầu (Ảnh: Ngô Linh).
Cuối năm 2022, dự án đại trùng tu Chùa Cầu với tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng được tỉnh Quảng Nam triển khai. Đây được xem là lần trùng tu theo phương pháp hạ giải quy mô, bài bản nhất.
Thành phố Hội An đang hoàn thiện các công đoạn cuối cùng để đưa di tích Chùa Cầu phục vụ du lịch (Ảnh: Ngô Linh).
Chùa Cầu - Hội An lộ diện sau khi trùng tu (Video: Ngô Linh).
Theo đại diện lãnh đạo thành phố Hội An, trong quá trình tu bổ Chùa Cầu, cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn vì có những ý kiến khác nhau về việc trùng tu một số hạng mục.
Việc tu bổ đến nay sắp hoàn thành, gần như không có gì thay đổi với hiện trạng trước đây. Dự kiến đầu tháng 8 tới, thành phố Hội An làm lễ khánh thành, đưa công trình vào hoạt động.