'Ngàn xưa Thăng Long' - một góc nhìn về sử Việt

Quang Minh

Well-known member
GS Lê Văn Lan cho rằng "thủ chiếu" của vua Lý Công Uẩn là "Chiếu định đô" chứ không phải "Chiếu dời đô" như cách hiểu hiện nay.

Tác giả Lê Văn Lan ra mắt tác phẩm dịp kỷ niệm 70 năm ngày Tiếp quản Thủ đô Hà Nội (10/10), gồm bốn nội dung chính: Chuyện về thời tiền Thăng Long, Chuyện về thời định đô Thăng Long, Chuyện về nền văn hóa Thăng Long Chuyện về hùng khí Thăng Long. Những câu chuyện kể ngắn gọn, chọn lọc những truyền thuyết, câu chuyện lịch sử, văn hóa về mảnh đất và con người Thăng Long ngàn năm văn vật, được sắp xếp theo trình tự thời gian.

Bìa "Ngàn xưa Thăng Long", sách 260 trang. Ảnh: HanoiBooks
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 710.438px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Bìa Ngàn xưa Thăng Long, sách 260 trang. Ảnh: HanoiBooks

Bìa "Ngàn xưa Thăng Long", sách 260 trang. Ảnh: HanoiBooks

Bên cạnh các câu chuyện phổ biến, ông Lê Văn Lan cho biết muốn cung cấp thêm kiến thức nhằm "đính chính lại những sai lầm trong cách hiểu sử Việt". Ông cho rằng "thủ chiếu" của Lý Công Uẩn chính xác là "Chiếu định đô" chứ không phải "Chiếu dời đô" như cách hiểu hiện nay. Trong bài Lời trên đỉnh gò Đống Đa, tác giả nói Quang Trung không hề đắp 12 gò hài cốt quân Mãn Thanh xâm lược thành gò Đống Đa. Thật ra, 12 gò hài cốt quân Thanh là do Tổng đốc Đặng Văn Hòa sống vào thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, tức là sau thời vua Quang Trung cả nửa thế kỷ cho gom đắp nên và sau đó đã bị mất đi theo thời gian. Còn gò Đống Đa rộng hơn 6.000 m2, cao hơn 10 m vốn là một cao điểm tự nhiên, ít nhất đã được nhận diện và ghi chép trong tư liệu sách vở từ thế kỷ thứ 17.

Huyết thư Trần tình biểu được cho là của Tổng đốc Hoàng Diệu viết khi tử tiết trong trận kháng Pháp giữ thành Hà Nội ngày 25/4/1882 thật ra là của một nhóm sĩ phu yêu nước sau đó cảm kích trước cái chết của Tổng đốc Hoàng Diệu mà viết ra.


Sách tập trung vào hai chủ đề. Chủ đề thứ nhất là những câu chuyện truyền thuyết, lịch sử về Thăng Long qua hai thời kỳ trước và sau khi vua Lý Công Uẩn định đô. Câu chuyện kể tiêu biểu như Thần núi Rốn Rồng - Thánh sông Tô Lịch về sự hình thành cặp đôi biểu tượng "sông Tô - núi Nùng". Thần Rùa vàng và tòa thành ốc với cây nỏ thần là truyền thuyết mà nhiều người dân đất Việt biết đến. Hay câu chuyện về người anh hùng dân tộc Lý Bí, tức là Lý Nam Đế, người Việt Nam đầu tiên tự xưng là "đế" trong niềm tự hào đối sánh với các vị hoàng đế Trung Hoa. Và còn có truyền thuyết Đường đến kinh thành rồng hiện lên để lý giải vì sao mảnh đất này có tên là Thăng Long.

Sau khi kinh đô đất nước dời về Thăng Long, tác phẩm tập trung kể về văn hóa và con người Thăng Long, với mục đích tôn vinh, ca ngợi những công lao của người xưa đóng góp cho mảnh đất kinh đô nói riêng và Việt Nam nói chung. Những truyền thuyết, huyền thoại lại được tiếp tục nối dài với những câu chuyện Vụ án hồ mù sương, tức là hồ Dâm Đàm, nói về nỗi oan của thái sư Lê Văn Thịnh khi bị kết tội hóa hổ hại vua.

Câu chuyện về người xây Văn Miếu là thái tử Lý Nhật Tôn, tức sau này là vua Lý Thánh Tông "phản ánh rất rõ trí tuệ và tình thương, là cốt lõi và phẩm chất cao quý đẹp đẽ của nền văn hóa Thăng Long". Lễ nhường ngôi ở điện Thiên An kể về quá trình chuyển giao quyền lực êm thấm giữa nhà Lý và nhà Trần thông qua cuộc hôn nhân chính trị giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh.

Nhiều gương mặt anh hùng dân tộc lẫy lừng như Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Lê Phụ Trần, Nguyễn Trãi và danh nhân như Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Ỷ Lan, Lê Quý Đôn, Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Siêu xuất hiện, như lời của tác giả Lê Văn Lan: "Trong lịch sử nghìn năm, hơn nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, hùng khí Thăng Long luôn tồn tại, làm cơ sở cho vô vàn nhân vật và thế ứng xử anh hùng. Không chỉ ra trận, chiến đấu mà còn làm thơ, viết văn".

Giáo sư Lê Văn Lan. Ảnh: HanoiBooks
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 444.025px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Giáo sư Lê Văn Lan. Ảnh: HanoiBooks

Giáo sư Lê Văn Lan. Ảnh: HanoiBooks

Tác giả Lê Văn Lan, 90 tuổi, quê Hà Nội. Ông từng theo học chuyên ngành lịch sử cổ đại và trung đại Việt Nam, nhất là về cổ sử. Ông là một trong những thành viên đầu tiên của Viện Sử học, thuộc thế hệ những người sáng lập. Lê Văn Lan từng có dịp làm việc cùng những tên tuổi đầu ngành của nền sử học hiện đại Việt Nam như học giả Đào Duy Anh, giáo sư Trần Văn Giàu, Văn Tân.

Nhiều năm qua, ông làm cố vấn môn Lịch sử cho chương trình Đường lên đỉnh Olympia của Đài Truyền hình Việt Nam, phụ trách chuyên mục giải đáp các vấn đề lịch sử của báo Khoa học và Đời sống. Ông có khoảng 500 bài viết lịch sử dành cho độc giả trẻ.
 
Bên trên