Ngành công nghiệp smartphone sắp rung chuyển chỉ vì 1 kế hoạch của ARM: bán bản quyền cắt cổ, tự thiết kế chip

Thanh Thúy

Well-known member
Nhà cung cấp công nghệ cho các công ty chip Arm Holdings đang phát triển chiến lược dài hạn để tăng giá bản quyền lên tới 300%, thảo luận về việc tự thiết kế chip, hướng đến cạnh tranh với chính những khách hàng lớn nhất của mình.


Trong nhiều thập kỷ, công ty Anh này hoạt động khá kín tiếng dù nắm giữ vai trò cốt lõi trong doanh số bán chip hàng tỷ USD mỗi năm. Arm cấp phép sở hữu trí tuệ cho Apple, Qualcomm, Microsoft và các công ty khác sử dụng để thiết kế chip, thu một khoản phí bản quyền nhỏ cho mỗi chip được sản xuất bằng công nghệ của Arm.

Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của điện thoại thông minh và chip trung tâm dữ liệu tiết kiệm năng lượng, doanh thu của Arm vẫn còn nhỏ so với khách hàng. Doanh thu năm tài chính 2024 của Arm là 3,23 tỷ USD, trong khi doanh thu từ phần cứng của Apple (tất cả đều sử dụng chip dựa trên Arm) gấp hơn 90 lần. Tuy nhiên, CEO Masayoshi Son của SoftBank (sở hữu 90% Arm) và CEO Rene Haas của Arm, đang quyết tâm thay đổi điều đó, theo kế hoạch được tiết lộ trong một phiên tòa vào tháng trước. Arm tìm cách tăng mức phí bản quyền từ Qualcomm nhưng không thành công.


1736838055854.png


Được biết đến trong giai đoạn đầu với tên gọi "Picasso", kế hoạch của Arm có từ ít nhất năm 2019, nhằm mục đích tăng doanh thu hàng năm khoảng 1 tỷ USD trong khoảng 10 năm. Arm dự định đạt được điều này một phần bằng cách tăng mức phí bản quyền trên mỗi con chip mà khách hàng phải trả cho các bộ phận thiết kế chip được làm sẵn, sử dụng kiến trúc điện toán mới nhất được gọi là Armv9.

Các tài liệu từ tháng 8/2019 cho thấy các giám đốc điều hành của Arm đã thảo luận về việc tăng giá 300%. Vào tháng 12/2019, CEO khi đó của Arm, Simon Segars, đã nói với chủ tịch hội đồng quản trị Son của Arm rằng công ty đã đạt được thỏa thuận với Qualcomm để sử dụng công nghệ làm sẵn theo sáng kiến "Picasso". Tuy nhiên, Qualcomm và các khách hàng lớn khác như Apple đủ tinh vi để tự thiết kế chip từ đầu bằng kiến trúc Arm mà không cần đến các sản phẩm làm sẵn giá cao hơn, nghĩa là họ không nhất thiết phải chịu tất cả mức tăng giá đó.

Trong một cuộc trò chuyện trên Microsoft Teams vào ngày Qualcomm mua lại Nuvia năm 2021, Haas nói: "Chúng tôi có các thỏa thuận kế thừa sơ bộ với Qualcomm và Fender". Nuvia sẽ giúp Qualcomm ít phụ thuộc vào công nghệ làm sẵn của Arm. "Fender" là tên mã nội bộ của Apple cho Arm. Các kế hoạch mà giám đốc điều hành của Arm thảo luận bao gồm việc tiến gần hơn đến việc tạo ra một thiết kế chip hoàn chỉnh của riêng Arm. Arm bán bản thiết kế chip, nhưng hầu hết khách hàng vẫn mất hàng tháng để hoàn thiện thiết kế. Điều này gây lo ngại vì Arm có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp.


1736838071685.png


Trong một bài thuyết trình trước hội đồng quản trị Arm vào tháng 2/2022, Haas đề xuất Arm thay đổi mô hình kinh doanh, từ chỉ bán bản thiết kế sang bán chip hoặc chiplet (một khối xây dựng nhỏ hơn được sử dụng để tạo ra một số bộ xử lý). Haas tự tin rằng Arm có thể cạnh tranh với chính khách hàng của mình nếu tung ra chip hoàn chỉnh.

Vào tháng 10/2022, Son và Haas đã gặp gỡ các giám đốc điều hành của Samsung. Trong cuộc họp đó, Son nói với Samsung rằng giấy phép của Qualcomm với Arm sẽ hết hạn vào năm 2025. Điều này khiến Samsung lo ngại về khả năng cung cấp chip của Qualcomm dù CEO Cristiano Amon đã đảm bảo với Samsung rằng họ có giấy phép Arm đến năm 2033. Tuy nhiên, Samsung sau đó đã giảm thời hạn hợp đồng cung cấp chip ba năm với Qualcomm xuống còn hai năm do sự không chắc chắn này.
 
Bên trên