Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Nghệ An - Quần thể thác 7 tầng và bản Thái cổ Mường Đán trở thành điểm du lịch hấp dẫn, độc đáo nơi miền Tây xứ Nghệ.

Điểm du lịch hấp dẫn
Ngày 29.6, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An, cho biết hiện ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương phát huy tiềm năng du lịch thác 7 tầng và bản Thái cổ Mường Đán tại xã Tiền Phong (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong cũ).
Khách du lịch thích thú lưu lại khoảnh khắc tuyệt vời ở xã Tiền Phong, Nghệ An. Ảnh: Ngọc Anh
Điểm du lịch cộng đồng tại bản Thái cổ Mường Đán và quần thể thác 7 tầng là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của miền Tây Nghệ An, với sự kết hợp giữa những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và nền văn hóa dân tộc Thái độc đáo.
Du khách đến đây sẽ không chỉ được tận hưởng không gian trong lành của thiên nhiên mà còn được khám phá đời sống, phong tục tập quán của người dân bản địa.
Xã Hạnh Dịch nay là xã Tiền Phong sau sắp xếp, nằm ở khu vực miền núi phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Địa phương được thiên nhiên ưu đãi với hệ sinh thái phong phú, khí hậu mát mẻ và thảm thực vật đa dạng. Quần thể thác 7 tầng là một trong những điểm nổi bật của khu vực này, thu hút du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ, với những dòng thác trong vắt uốn lượn giữa rừng già.
Bản Thái cổ Mường Đán tại xã Tiền Phong, Nghệ An. Ảnh: Ngọc Anh
Bên cạnh đó, đây còn là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái cổ, với những ngôi nhà sàn truyền thống và nền văn hóa đậm đà bản sắc.
Điểm du lịch cộng đồng tại bản Thái cổ Mường Đán là một trong những nơi còn giữ nguyên vẹn các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái.
Du khách đến đây sẽ được trải nghiệm những hoạt động thú vị như dệt vải thổ cẩm, thưởng thức các món ăn dân tộc đặc trưng như ếch sần, gà chạy nương, thịt bò giàng, và tham gia các hoạt động văn nghệ truyền thống như cồng chiêng, nhảy sạp hay đốt lửa trại.
Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường
Văn hóa ẩm thực của người Thái. Ảnh: Ngọc Anh
Theo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An, du lịch cộng đồng tại bản Mường Đán không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc mà còn mang lại những cơ hội phát triển kinh tế cho người dân địa phương.
Nhờ vào sự phát triển của du lịch, nhiều hộ gia đình trong bản đã cải thiện được sinh kế, đồng thời bảo tồn được những ngôi nhà sàn, sản phẩm thổ cẩm, và các nghề truyền thống của người Thái.
Những năm gần đây, chính quyền địa phương đã tích cực hỗ trợ, cải thiện cơ sở vật chất cho các hộ gia đình tham gia vào du lịch cộng đồng, từ việc xây dựng các homestay đến việc nâng cấp các tiện nghi phục vụ du khách.
Bản Mường Đán còn lưu giữ những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái. Ảnh: Ngọc Anh
Du khách không chỉ được thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời mà còn có cơ hội tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như tắm thác, chèo thuyền SUP, đạp xe, hay tham gia các hoạt động đánh chài bắt cá, giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ thiên nhiên.
Ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, đánh giá cao du lịch cộng đồng tại bản Mường Đán: “Mô hình phát triển bền vững không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương mà còn giúp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Chúng tôi kỳ vọng mô hình này sẽ được nhân rộng và trở thành một điểm sáng trong phát triển du lịch tại Nghệ An”.


Điểm du lịch hấp dẫn
Ngày 29.6, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An, cho biết hiện ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương phát huy tiềm năng du lịch thác 7 tầng và bản Thái cổ Mường Đán tại xã Tiền Phong (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong cũ).

Điểm du lịch cộng đồng tại bản Thái cổ Mường Đán và quần thể thác 7 tầng là một trong những điểm du lịch hấp dẫn của miền Tây Nghệ An, với sự kết hợp giữa những thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và nền văn hóa dân tộc Thái độc đáo.
Du khách đến đây sẽ không chỉ được tận hưởng không gian trong lành của thiên nhiên mà còn được khám phá đời sống, phong tục tập quán của người dân bản địa.
Xã Hạnh Dịch nay là xã Tiền Phong sau sắp xếp, nằm ở khu vực miền núi phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Địa phương được thiên nhiên ưu đãi với hệ sinh thái phong phú, khí hậu mát mẻ và thảm thực vật đa dạng. Quần thể thác 7 tầng là một trong những điểm nổi bật của khu vực này, thu hút du khách bởi vẻ đẹp kỳ vĩ, với những dòng thác trong vắt uốn lượn giữa rừng già.

Bên cạnh đó, đây còn là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái cổ, với những ngôi nhà sàn truyền thống và nền văn hóa đậm đà bản sắc.
Điểm du lịch cộng đồng tại bản Thái cổ Mường Đán là một trong những nơi còn giữ nguyên vẹn các giá trị văn hóa truyền thống của người Thái.
Du khách đến đây sẽ được trải nghiệm những hoạt động thú vị như dệt vải thổ cẩm, thưởng thức các món ăn dân tộc đặc trưng như ếch sần, gà chạy nương, thịt bò giàng, và tham gia các hoạt động văn nghệ truyền thống như cồng chiêng, nhảy sạp hay đốt lửa trại.
Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

Theo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An, du lịch cộng đồng tại bản Mường Đán không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc mà còn mang lại những cơ hội phát triển kinh tế cho người dân địa phương.
Nhờ vào sự phát triển của du lịch, nhiều hộ gia đình trong bản đã cải thiện được sinh kế, đồng thời bảo tồn được những ngôi nhà sàn, sản phẩm thổ cẩm, và các nghề truyền thống của người Thái.
Những năm gần đây, chính quyền địa phương đã tích cực hỗ trợ, cải thiện cơ sở vật chất cho các hộ gia đình tham gia vào du lịch cộng đồng, từ việc xây dựng các homestay đến việc nâng cấp các tiện nghi phục vụ du khách.

Du khách không chỉ được thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời mà còn có cơ hội tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như tắm thác, chèo thuyền SUP, đạp xe, hay tham gia các hoạt động đánh chài bắt cá, giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ thiên nhiên.
Ông Trần Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An, đánh giá cao du lịch cộng đồng tại bản Mường Đán: “Mô hình phát triển bền vững không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho người dân địa phương mà còn giúp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Chúng tôi kỳ vọng mô hình này sẽ được nhân rộng và trở thành một điểm sáng trong phát triển du lịch tại Nghệ An”.