Nguyễn Mai
Well-known member
Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của con trẻ, vậy nên cha mẹ cần hết sức để ý đến con.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí tâm lý gia đình năm 2015, đại học Michigan đã tiến hành phân tích dữ liệu của hơn 8.000 gia đình ở Mỹ từ năm 1968 đến năm 2008, cho thấy tác động của cha mẹ ảnh hưởng đến điểm số của con cái như thế nào. Từ đây, chúng ta sẽ thấy phong cách nuôi dạy của cha mẹ, môi trường gia đình, nền tảng giáo dục, thu nhập và các yếu tố khác có thể dự đoán thành tích học tập trong tương lai của trẻ. Các yếu tố này bao gồm:
1. Phản ứng của cha mẹ đối với thành tích kém của con: khi cha mẹ nhận thấy thành tích của con mình không đạt như mong đợi, loại phản ứng của cha mẹ được chia thành trừng phạt và các hành vi chủ động khác.
Trừng phạt là việc đối xử nghiêm khắc với trẻ, dạy dỗ trẻ, hạn chế các hoạt động vui chơi giải trí của trẻ, v.v. Còn các hành vi chủ động khác bao gồm liên hệ với giáo viên, trò chuyện với trẻ, chú ý hơn đến các hoạt động của trẻ và giúp trẻ làm bài tập về nhà.
2. Sự ấm áp của gia đình: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tạo cho trẻ một môi trường ấm áp và ổn định về mặt cảm xúc có thể khiến trẻ chấp nhận sự giáo dục của cha mẹ hơn.
3. Kích thích nhận thức: Chẳng hạn như thường xuyên trò chuyện với trẻ, mua sách cho trẻ, đưa trẻ đến viện bảo tàng và những cách khác để thúc đẩy sự phát triển nhận thức của trẻ.
4. Các biến nhân khẩu học của cha mẹ: trình độ học vấn của cha mẹ, thu nhập, chủng tộc…
Các phát hiện cho thấy rằng, trẻ nhận nhiều kích thích nhận thức hơn khi còn nhỏ sẽ có nhiều khả năng đạt được thành tích học tập tốt hơn trong tương lai, trong khi trừng phạt trẻ lại khiến trẻ giảm thành tích học tập. Trình độ học vấn của cha mẹ càng cao thì càng có thể dự đoán rằng, cha mẹ sẽ kích thích nhận thức cho con cái nhiều hơn và con cái có nhiều khả năng có thành tích học tập tốt.
Kết quả của nghiên cứu này được kết hợp với phân tích và thảo luận của các nhà nghiên cứu đằng sau, và cách giải thích phổ biến là:
1. Muốn con sau này có thành tích học tập tốt, tốt nhất là hãy thường xuyên trò chuyện với con khi con còn nhỏ, mua sách cho con, tham gia nhiều hoạt động có lợi cho sự phát triển nhận thức.
2. Khi con học chưa tốt, bớt phạt con, nhưng phải hiểu vì sao con học chưa tốt, giúp con thay đổi có mục tiêu. Trừng phạt trẻ sẽ khiến trẻ có những cảm xúc tiêu cực về việc học, chưa chắc đã giải quyết được nguyên nhân thực sự khiến trẻ học chưa tốt.
3. Thường xuyên khuyến khích, hỗ trợ và khen ngợi trẻ. Mặc dù điều này không có tác dụng dự đoán mạnh mẽ đối với thành tích học tập nhưng việc cho trẻ một ngôi nhà ấm áp, không khí vui vẻ sẽ có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.
4. Từ tuổi dậy thì, dù cha mẹ có phạt con khi con học không tốt hay cho con nhiều cơ hội để nâng cao nhận thức thì cũng ít ảnh hưởng đến thành tích học tập của con. Tuy nhiên, nếu những việc như trừng phạt diễn ra với tần suất lớn, chúng vẫn có thể làm giảm hứng thú học tập và quyền tự chủ của trẻ.
5. Gia đình khá giả hay không không ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích học tập của con trẻ, nhưng gia đình dành bao nhiêu tiền và tâm sức cho sự phát triển nhận thức của con là rất quan trọng.
Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc con trẻ học giỏi hay không phụ thuộc phần lớn vào gen di truyền của cha mẹ.
Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát khác như gen và môi trường, điều cha mẹ có thể làm và có tác động lớn đến thành tích học tập của con cái họ là: Cho trẻ những kích thích nhận thức, bớt trừng phạt con trẻ, chú ý nuôi dưỡng hứng thú học tập của trẻ, cho trẻ một môi trường sống hạnh phúc.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí tâm lý gia đình năm 2015, đại học Michigan đã tiến hành phân tích dữ liệu của hơn 8.000 gia đình ở Mỹ từ năm 1968 đến năm 2008, cho thấy tác động của cha mẹ ảnh hưởng đến điểm số của con cái như thế nào. Từ đây, chúng ta sẽ thấy phong cách nuôi dạy của cha mẹ, môi trường gia đình, nền tảng giáo dục, thu nhập và các yếu tố khác có thể dự đoán thành tích học tập trong tương lai của trẻ. Các yếu tố này bao gồm:
1. Phản ứng của cha mẹ đối với thành tích kém của con: khi cha mẹ nhận thấy thành tích của con mình không đạt như mong đợi, loại phản ứng của cha mẹ được chia thành trừng phạt và các hành vi chủ động khác.
Trừng phạt là việc đối xử nghiêm khắc với trẻ, dạy dỗ trẻ, hạn chế các hoạt động vui chơi giải trí của trẻ, v.v. Còn các hành vi chủ động khác bao gồm liên hệ với giáo viên, trò chuyện với trẻ, chú ý hơn đến các hoạt động của trẻ và giúp trẻ làm bài tập về nhà.
2. Sự ấm áp của gia đình: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc tạo cho trẻ một môi trường ấm áp và ổn định về mặt cảm xúc có thể khiến trẻ chấp nhận sự giáo dục của cha mẹ hơn.
3. Kích thích nhận thức: Chẳng hạn như thường xuyên trò chuyện với trẻ, mua sách cho trẻ, đưa trẻ đến viện bảo tàng và những cách khác để thúc đẩy sự phát triển nhận thức của trẻ.
4. Các biến nhân khẩu học của cha mẹ: trình độ học vấn của cha mẹ, thu nhập, chủng tộc…
Các phát hiện cho thấy rằng, trẻ nhận nhiều kích thích nhận thức hơn khi còn nhỏ sẽ có nhiều khả năng đạt được thành tích học tập tốt hơn trong tương lai, trong khi trừng phạt trẻ lại khiến trẻ giảm thành tích học tập. Trình độ học vấn của cha mẹ càng cao thì càng có thể dự đoán rằng, cha mẹ sẽ kích thích nhận thức cho con cái nhiều hơn và con cái có nhiều khả năng có thành tích học tập tốt.
Kết quả của nghiên cứu này được kết hợp với phân tích và thảo luận của các nhà nghiên cứu đằng sau, và cách giải thích phổ biến là:
1. Muốn con sau này có thành tích học tập tốt, tốt nhất là hãy thường xuyên trò chuyện với con khi con còn nhỏ, mua sách cho con, tham gia nhiều hoạt động có lợi cho sự phát triển nhận thức.
2. Khi con học chưa tốt, bớt phạt con, nhưng phải hiểu vì sao con học chưa tốt, giúp con thay đổi có mục tiêu. Trừng phạt trẻ sẽ khiến trẻ có những cảm xúc tiêu cực về việc học, chưa chắc đã giải quyết được nguyên nhân thực sự khiến trẻ học chưa tốt.
3. Thường xuyên khuyến khích, hỗ trợ và khen ngợi trẻ. Mặc dù điều này không có tác dụng dự đoán mạnh mẽ đối với thành tích học tập nhưng việc cho trẻ một ngôi nhà ấm áp, không khí vui vẻ sẽ có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.
4. Từ tuổi dậy thì, dù cha mẹ có phạt con khi con học không tốt hay cho con nhiều cơ hội để nâng cao nhận thức thì cũng ít ảnh hưởng đến thành tích học tập của con. Tuy nhiên, nếu những việc như trừng phạt diễn ra với tần suất lớn, chúng vẫn có thể làm giảm hứng thú học tập và quyền tự chủ của trẻ.
5. Gia đình khá giả hay không không ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích học tập của con trẻ, nhưng gia đình dành bao nhiêu tiền và tâm sức cho sự phát triển nhận thức của con là rất quan trọng.
Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc con trẻ học giỏi hay không phụ thuộc phần lớn vào gen di truyền của cha mẹ.
Ngoài những yếu tố không thể kiểm soát khác như gen và môi trường, điều cha mẹ có thể làm và có tác động lớn đến thành tích học tập của con cái họ là: Cho trẻ những kích thích nhận thức, bớt trừng phạt con trẻ, chú ý nuôi dưỡng hứng thú học tập của trẻ, cho trẻ một môi trường sống hạnh phúc.