Nguyễn Mai
Well-known member
Không thể phủ nhận sự thật rằng, nhiều gia đình ngày nay có điều kiện tốt nên có thể thỏa mãn bất cứ thứ gì con mình muốn. Tuy nhiên, không phải cái gì mua cho con nhiều cũng tốt.
Để đáp ứng sở thích của con mình, một số bố mẹ rất chịu chi trong vấn đề mua đồ chơi. Thống kê cho thấy tại Mỹ, trung bình chi phí đồ chơi cho trẻ em từ 2 đến 12 tuổi là trên 6.500 USD. Tại Australia, ngành công nghiệp đồ chơi trị giá hơn 3,7 tỷ AUD mỗi năm. Số lượng tiêu thụ đồ chơi trực tuyến đã tăng mạnh trong Covid-19, đặc biệt trong các dịp lễ hội.
Còn người Anh chi hơn 3 tỉ bảng Anh mỗi năm cho đồ chơi và các cuộc khảo sát cho thấy một đứa trẻ điển hình sở hữu 238 đồ chơi, nhưng bố mẹ cho rằng chúng chỉ chơi với 12 món đồ 'yêu thích' mỗi ngày, chỉ chiếm 5% đồ chơi.
Chúng ta thường tặng các loại đồ chơi cho trẻ em vào các dịp sinh nhật, lễ hội và với nhiều gia đình, đang mua cho con vô tội vạ vì nghĩ đây là hành động của yêu thương. Ngoài ra còn có một thực tế là cha mẹ bận rộn, mệt mỏi nên lấp đầy khoảng thời gian trống của con bằng những khối xanh đỏ tím vàng này.
Có quá nhiều đồ chơi khiến trẻ không tập trung, khó học hỏi và phát triển các kỹ năng quan trọng.
Tuy nhiên, việc mua nhiều đồ chơi cho trẻ chưa hẳn đã tốt.
Các nhà tâm lý học tại Đại học Harvard đã đưa ra kết luận về vấn đề này: Trẻ có quá nhiều đồ chơi hoàn toàn không tốt cho trí não.
Trong một thí nghiệm, người ta chia 36 đứa trẻ thành 2 nhóm, mỗi nhóm 18 người. Nhóm trẻ thứ 1, mỗi đứa trẻ được cho 18 món đồ chơi. Nhóm trẻ thứ 2, mỗi đứa trẻ được cho 4 món đồ chơi.
Kết quả cho thấy, nhóm trẻ thứ 2 rất thích chơi với những món đồ mình hiện có, thậm chí còn sáng tạo, đổi mới cách chơi. Còn nhóm trẻ thứ 1 vì quá nhiều đồ chơi nên chỉ một lúc là chán, không tập trung chơi được cái nào quá lâu, cũng chẳng bộc lộ cảm xúc vui thích khi có đồ chơi.
Giải thích về kết quả khác biệt này, các nhà khoa học cho rằng có 2 yếu tố chính:
Ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ
Quá nhiều đồ chơi sẽ không mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, ngược lại còn khiến chúng mất tập trung, không có hứng thú. Trẻ dễ dàng chơi một món đồ nào đó trong thời gian ngắn, chúng không cần phải đợi tìm hiểu cách chơi, cũng không thấy thú vị với món đồ này và dễ dàng chuyển sang thứ khác hấp dẫn hơn.
Không có ý thức về việc nâng niu
Nếu có nhiều đồ chơi, trẻ sẽ không trân trọng món đồ mình đang có. Khi trẻ quen với việc này, chúng sẽ không có cảm giác khao khát và nâng niu món đồ chơi mới nào nữa.
Khi có nhiều đồ chơi, trẻ cũng có xu hướng không trân trọng chúng.
Một bà mẹ kể câu chuyện của mình: nhà không có điều kiện kinh tế nên cô ít mua đồ chơi cho con. Một lần, con trai cô được mẹ mua cho một chiếc ôtô, nó coi chiếc xe như báu vật, đi ngủ cũng mang theo bên gối.
Một hôm, mẹ đưa cậu bé đến nhà bạn chơi, một gia đình có điều kiện nên con của họ có rất nhiều xe, cô nghĩ con trai chắc sẽ thích mê. Nhưng sự thực không phải thế.
Cậu bé ban đầu vồ lấy chiếc xe cứu hỏa, nhưng nhanh chóng sau đó lại quay sang chiếc xe đua, rồi cuối cùng là tranh giành chiếc xe cứu thương với bạn, hai đứa lao vào đánh nhau và khóc lóc. Khi mẹ nhắc nhở vì sao lại tranh giành với bạn, rất nhiều đồ chơi như vậy không đủ hay sao, thằng bé òa khóc. Bà mẹ nhận ra: nhiều món đồ chơi như vậy khiến cho nó bị phân tâm, nó cũng không biết thực sự mình thích gì.
Rõ ràng, khi có quá nhiều sự lựa chọn, trẻ khó có được 100% niềm yêu thích và hạnh phúc. Ngược lại, nếu đứa trẻ không phải chọn lựa quá nhiều, chỉ cần có một hoặc hai đồ chơi, nó có thể chơi món đồ đó với tất cả niềm yêu thích bản năng. Những đứa trẻ chỉ có một, hay hai món đồ chơi sẽ luôn nhớ về món đồ đó suốt thời thơ ấu, thậm chí là cả đời.
Nhà tâm lý học Cathy Silva tại Đại học Oxford cũng đã có nghiên cứu về việc số lượng đồ chơi ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ. Cô đã chọn 3.000 đứa trẻ từ 3 – 5 tuổi và theo dõi chúng trong thời gian dài. Cô phát hiện ra rằng, những đứa trẻ có ít đồ chơi ở nhà có chỉ số IQ cao hơn đáng kể so với những đứa trẻ có nhiều đồ chơi.
Cathy cho rằng, nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do trẻ có quá nhiều đồ chơi sẽ khó tập trung vào một thứ. Khi có ít đồ chơi, trẻ sẽ tập trung vào món đồ mình thích, điều này có lợi cho sự phát triển tư duy của trẻ.
Câu trả lời này cũng khiến nhiều bậc phụ huynh bất ngờ, nhưng không thể phủ nhận rằng, việc mua cho trẻ quá nhiều đồ chơi sẽ mang lại một số tác động tiêu cực.
Tương tự, nghiên cứu năm 2017 của Đại học Toledo ở Ohio (Mỹ) cũng đã cho những trẻ ở độ tuổi biết đi vào phòng chơi hai lần. Trong lần đầu tiên, căn phòng chỉ được trang bị bốn món đồ và lần thứ hai có 16 món. Kết quả cho thấy lần thứ hai, trẻ chạm tay vào nhiều đồ chơi hơn, trong khi lần đầu chúng chơi với các món đồ chăm chú, lâu và chơi theo nhiều cách khác nhau.
Hóa ra, việc cung cấp đồ chơi ít hơn đòi hỏi trẻ phải sáng tạo, khám phá hơn và có nhiều lợi ích hơn về sự phát triển nhận thức. Ngược lại khi có quá nhiều đồ xung quanh, trẻ em thường không biết chơi gì và cuối cùng sẽ nhảy từ món này sang món khác.
Khi có nhiều đồ chơi, trẻ cũng có xu hướng không trân trọng chúng. Một khi giảm đi, chúng ta đang dạy trẻ sự cảm kích, biết ơn và trân trọng, cũng như phát triển nhiều đức tính quý khác như sự kiên trì, ngăn nắp và thích trải nghiệm thiên nhiên hơn.
Có ít đồ chơi giúp trẻ thích trải nghiệm thiên nhiên hơn.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên các nghiên cứu cho biết rằng quá nhiều đồ chơi có thể làm trẻ mất tập trung. Trong những năm 1990, các nhà nghiên cứu Đức, Elke Schubert và Rainer Strick đã tiến hành thử nghiệm, đồ chơi đã được đưa ra khỏi nhà trẻ Munich trong ba tháng.
Chỉ sau vài tuần, các em đã điều chỉnh lại và cuộc chơi trở nên sáng tạo và mang tính xã hội hơn rất nhiều. Họ đã xuất bản các phát hiện của họ trong một cuốn sách, Nhà trẻ không đồ chơi (The Toy-free Nursery).
Trong cuốn sách của mình, ClutterFree with Kids, tác giả Joshua Becker cũng cho rằng đồ chơi dành cho trẻ em ít hơn là tốt hơn vì những phòng chơi nhỏ giúp khuyến khích sự sáng tạo, giúp phát triển các khoảng chú ý và dạy trẻ về việc chăm sóc tài sản của mình.
Ông nói: "Một đứa trẻ hiếm khi học cách đánh giá cao đồ chơi trước mặt chúng khi có vô số các lựa chọn vẫn còn lại trên kệ. Khi trẻ em có quá nhiều đồ chơi, chúng sẽ tự nhiên chăm sóc chúng ít hơn. Chúng sẽ không học về giá trị món đồ nếu luôn có lựa chọn sẵn sàng thay thế".
"Ít đồ chơi khiến trẻ em trở nên tháo vát bằng cách giải quyết vấn đề chỉ với những vật liệu đang có trong tay. Và tháo vát là một món quà không giới hạn".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Behavior and Developmenta.
Vậy các bậc cha mẹ nên làm thế nào?
Bước đầu tiên để sắp xếp lại đồ chơi là kiểm kê tất cả món đồ trong nhà bạn, chia thành các hạng mục, giữ lại những món con thích, còn lại cho hoặc bán đi. Với đồ chơi giữ lại chỉ để cho trẻ chơi 1/3, 2/3 còn lại cất vào kho.
Hàng tháng bạn luân phiên mang ra cho con chơi để có trải nghiệm thú vị. Chơi xoay vòng có thể làm không gian nhà cửa gọn gàng và quan trọng đem đến sự mới lạ. Sắp xếp đồ chơi cũng có thể giúp cha mẹ hình thành thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong gia đình.
Thứ hai, cha mẹ nên lựa chọn các loại đồ chơi để tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, chẳng hạn như:
Sách tranh
Trong mắt nhiều bậc phụ huynh, sách tranh là sách chứ không phải đồ chơi. Trên thực tế, sách tranh đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và khả năng diễn đạt của trẻ.
Trên thị trường cũng có rất nhiều đồ chơi kết hợp truyện tranh như thế này. Sách tranh rất tốt cho sự phát triển trí não và khả năng sáng tạo của trẻ.
Đồ chơi thể thao
Nhảy dây, ném bóng, trượt patin… đều là những món đồ chơi thể thao. Những món đồ chơi này không chỉ giúp trẻ nâng cao sức khỏe mà còn rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, kích thích phát triển trí não, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao.
Đồ chơi giáo dục
Đồ chơi giáo dục cũng là một trong những loại đồ chơi được nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm. Cờ vua, xếp hình, khối xây dựng… có thể giúp trẻ nâng cao trí tưởng tượng và khả năng tư duy không gian.
Để đáp ứng sở thích của con mình, một số bố mẹ rất chịu chi trong vấn đề mua đồ chơi. Thống kê cho thấy tại Mỹ, trung bình chi phí đồ chơi cho trẻ em từ 2 đến 12 tuổi là trên 6.500 USD. Tại Australia, ngành công nghiệp đồ chơi trị giá hơn 3,7 tỷ AUD mỗi năm. Số lượng tiêu thụ đồ chơi trực tuyến đã tăng mạnh trong Covid-19, đặc biệt trong các dịp lễ hội.
Còn người Anh chi hơn 3 tỉ bảng Anh mỗi năm cho đồ chơi và các cuộc khảo sát cho thấy một đứa trẻ điển hình sở hữu 238 đồ chơi, nhưng bố mẹ cho rằng chúng chỉ chơi với 12 món đồ 'yêu thích' mỗi ngày, chỉ chiếm 5% đồ chơi.
Chúng ta thường tặng các loại đồ chơi cho trẻ em vào các dịp sinh nhật, lễ hội và với nhiều gia đình, đang mua cho con vô tội vạ vì nghĩ đây là hành động của yêu thương. Ngoài ra còn có một thực tế là cha mẹ bận rộn, mệt mỏi nên lấp đầy khoảng thời gian trống của con bằng những khối xanh đỏ tím vàng này.
Có quá nhiều đồ chơi khiến trẻ không tập trung, khó học hỏi và phát triển các kỹ năng quan trọng.
Tuy nhiên, việc mua nhiều đồ chơi cho trẻ chưa hẳn đã tốt.
Các nhà tâm lý học tại Đại học Harvard đã đưa ra kết luận về vấn đề này: Trẻ có quá nhiều đồ chơi hoàn toàn không tốt cho trí não.
Trong một thí nghiệm, người ta chia 36 đứa trẻ thành 2 nhóm, mỗi nhóm 18 người. Nhóm trẻ thứ 1, mỗi đứa trẻ được cho 18 món đồ chơi. Nhóm trẻ thứ 2, mỗi đứa trẻ được cho 4 món đồ chơi.
Kết quả cho thấy, nhóm trẻ thứ 2 rất thích chơi với những món đồ mình hiện có, thậm chí còn sáng tạo, đổi mới cách chơi. Còn nhóm trẻ thứ 1 vì quá nhiều đồ chơi nên chỉ một lúc là chán, không tập trung chơi được cái nào quá lâu, cũng chẳng bộc lộ cảm xúc vui thích khi có đồ chơi.
Giải thích về kết quả khác biệt này, các nhà khoa học cho rằng có 2 yếu tố chính:
Ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ
Quá nhiều đồ chơi sẽ không mang lại cho trẻ nhiều niềm vui, ngược lại còn khiến chúng mất tập trung, không có hứng thú. Trẻ dễ dàng chơi một món đồ nào đó trong thời gian ngắn, chúng không cần phải đợi tìm hiểu cách chơi, cũng không thấy thú vị với món đồ này và dễ dàng chuyển sang thứ khác hấp dẫn hơn.
Không có ý thức về việc nâng niu
Nếu có nhiều đồ chơi, trẻ sẽ không trân trọng món đồ mình đang có. Khi trẻ quen với việc này, chúng sẽ không có cảm giác khao khát và nâng niu món đồ chơi mới nào nữa.
Khi có nhiều đồ chơi, trẻ cũng có xu hướng không trân trọng chúng.
Một bà mẹ kể câu chuyện của mình: nhà không có điều kiện kinh tế nên cô ít mua đồ chơi cho con. Một lần, con trai cô được mẹ mua cho một chiếc ôtô, nó coi chiếc xe như báu vật, đi ngủ cũng mang theo bên gối.
Một hôm, mẹ đưa cậu bé đến nhà bạn chơi, một gia đình có điều kiện nên con của họ có rất nhiều xe, cô nghĩ con trai chắc sẽ thích mê. Nhưng sự thực không phải thế.
Cậu bé ban đầu vồ lấy chiếc xe cứu hỏa, nhưng nhanh chóng sau đó lại quay sang chiếc xe đua, rồi cuối cùng là tranh giành chiếc xe cứu thương với bạn, hai đứa lao vào đánh nhau và khóc lóc. Khi mẹ nhắc nhở vì sao lại tranh giành với bạn, rất nhiều đồ chơi như vậy không đủ hay sao, thằng bé òa khóc. Bà mẹ nhận ra: nhiều món đồ chơi như vậy khiến cho nó bị phân tâm, nó cũng không biết thực sự mình thích gì.
Rõ ràng, khi có quá nhiều sự lựa chọn, trẻ khó có được 100% niềm yêu thích và hạnh phúc. Ngược lại, nếu đứa trẻ không phải chọn lựa quá nhiều, chỉ cần có một hoặc hai đồ chơi, nó có thể chơi món đồ đó với tất cả niềm yêu thích bản năng. Những đứa trẻ chỉ có một, hay hai món đồ chơi sẽ luôn nhớ về món đồ đó suốt thời thơ ấu, thậm chí là cả đời.
Nhà tâm lý học Cathy Silva tại Đại học Oxford cũng đã có nghiên cứu về việc số lượng đồ chơi ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ. Cô đã chọn 3.000 đứa trẻ từ 3 – 5 tuổi và theo dõi chúng trong thời gian dài. Cô phát hiện ra rằng, những đứa trẻ có ít đồ chơi ở nhà có chỉ số IQ cao hơn đáng kể so với những đứa trẻ có nhiều đồ chơi.
Cathy cho rằng, nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do trẻ có quá nhiều đồ chơi sẽ khó tập trung vào một thứ. Khi có ít đồ chơi, trẻ sẽ tập trung vào món đồ mình thích, điều này có lợi cho sự phát triển tư duy của trẻ.
Câu trả lời này cũng khiến nhiều bậc phụ huynh bất ngờ, nhưng không thể phủ nhận rằng, việc mua cho trẻ quá nhiều đồ chơi sẽ mang lại một số tác động tiêu cực.
Tương tự, nghiên cứu năm 2017 của Đại học Toledo ở Ohio (Mỹ) cũng đã cho những trẻ ở độ tuổi biết đi vào phòng chơi hai lần. Trong lần đầu tiên, căn phòng chỉ được trang bị bốn món đồ và lần thứ hai có 16 món. Kết quả cho thấy lần thứ hai, trẻ chạm tay vào nhiều đồ chơi hơn, trong khi lần đầu chúng chơi với các món đồ chăm chú, lâu và chơi theo nhiều cách khác nhau.
Hóa ra, việc cung cấp đồ chơi ít hơn đòi hỏi trẻ phải sáng tạo, khám phá hơn và có nhiều lợi ích hơn về sự phát triển nhận thức. Ngược lại khi có quá nhiều đồ xung quanh, trẻ em thường không biết chơi gì và cuối cùng sẽ nhảy từ món này sang món khác.
Khi có nhiều đồ chơi, trẻ cũng có xu hướng không trân trọng chúng. Một khi giảm đi, chúng ta đang dạy trẻ sự cảm kích, biết ơn và trân trọng, cũng như phát triển nhiều đức tính quý khác như sự kiên trì, ngăn nắp và thích trải nghiệm thiên nhiên hơn.
Có ít đồ chơi giúp trẻ thích trải nghiệm thiên nhiên hơn.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên các nghiên cứu cho biết rằng quá nhiều đồ chơi có thể làm trẻ mất tập trung. Trong những năm 1990, các nhà nghiên cứu Đức, Elke Schubert và Rainer Strick đã tiến hành thử nghiệm, đồ chơi đã được đưa ra khỏi nhà trẻ Munich trong ba tháng.
Chỉ sau vài tuần, các em đã điều chỉnh lại và cuộc chơi trở nên sáng tạo và mang tính xã hội hơn rất nhiều. Họ đã xuất bản các phát hiện của họ trong một cuốn sách, Nhà trẻ không đồ chơi (The Toy-free Nursery).
Trong cuốn sách của mình, ClutterFree with Kids, tác giả Joshua Becker cũng cho rằng đồ chơi dành cho trẻ em ít hơn là tốt hơn vì những phòng chơi nhỏ giúp khuyến khích sự sáng tạo, giúp phát triển các khoảng chú ý và dạy trẻ về việc chăm sóc tài sản của mình.
Ông nói: "Một đứa trẻ hiếm khi học cách đánh giá cao đồ chơi trước mặt chúng khi có vô số các lựa chọn vẫn còn lại trên kệ. Khi trẻ em có quá nhiều đồ chơi, chúng sẽ tự nhiên chăm sóc chúng ít hơn. Chúng sẽ không học về giá trị món đồ nếu luôn có lựa chọn sẵn sàng thay thế".
"Ít đồ chơi khiến trẻ em trở nên tháo vát bằng cách giải quyết vấn đề chỉ với những vật liệu đang có trong tay. Và tháo vát là một món quà không giới hạn".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Behavior and Developmenta.
Vậy các bậc cha mẹ nên làm thế nào?
Bước đầu tiên để sắp xếp lại đồ chơi là kiểm kê tất cả món đồ trong nhà bạn, chia thành các hạng mục, giữ lại những món con thích, còn lại cho hoặc bán đi. Với đồ chơi giữ lại chỉ để cho trẻ chơi 1/3, 2/3 còn lại cất vào kho.
Hàng tháng bạn luân phiên mang ra cho con chơi để có trải nghiệm thú vị. Chơi xoay vòng có thể làm không gian nhà cửa gọn gàng và quan trọng đem đến sự mới lạ. Sắp xếp đồ chơi cũng có thể giúp cha mẹ hình thành thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong gia đình.
Thứ hai, cha mẹ nên lựa chọn các loại đồ chơi để tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, chẳng hạn như:
Sách tranh
Trong mắt nhiều bậc phụ huynh, sách tranh là sách chứ không phải đồ chơi. Trên thực tế, sách tranh đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và khả năng diễn đạt của trẻ.
Trên thị trường cũng có rất nhiều đồ chơi kết hợp truyện tranh như thế này. Sách tranh rất tốt cho sự phát triển trí não và khả năng sáng tạo của trẻ.
Đồ chơi thể thao
Nhảy dây, ném bóng, trượt patin… đều là những món đồ chơi thể thao. Những món đồ chơi này không chỉ giúp trẻ nâng cao sức khỏe mà còn rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, kích thích phát triển trí não, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao.
Đồ chơi giáo dục
Đồ chơi giáo dục cũng là một trong những loại đồ chơi được nhiều bậc phụ huynh rất quan tâm. Cờ vua, xếp hình, khối xây dựng… có thể giúp trẻ nâng cao trí tưởng tượng và khả năng tư duy không gian.