Nguyễn Mai
Well-known member
Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi trẻ có lòng biết ơn, con sẽ có xu hướng suy nghĩ những điều tích cực, từ đó giúp chúng thêm yêu đời, hạnh phúc.
Lòng biết ơn giúp trẻ khi trưởng thành sẽ biết trân trọng giá trị cuộc sống. Vậy làm thế nào để dạy trẻ về lòng biết ơn?
Cha mẹ làm gương cho con
Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến tương lai của con cái. Trẻ sẽ có xu hướng bắt chước lại những hành vi của cha mẹ và dần hình thành nhân cách của chúng.
Vì vậy phụ huynh nên làm gương cho trẻ về lòng biết ơn để con noi theo. Trong gia đình, cha mẹ nên hiếu kính với ông bà, vợ chồng nên biết ơn đến nhau, thậm chí, khi con giúp mình, cha mẹ cũng nên nói lời cảm ơn đến trẻ... Có như vậy con mới học tập và làm theo.
Mặt khác khi được bố mẹ nói lời cảm ơn những lúc con làm việc tốt, trẻ rất vui và chắc chắn sẽ phát huy.
Ảnh minh hoạ
Tham gia làm việc nhà
Bạn hãy giúp con nhận thức những nỗ lực người khác đã trải qua vì điều đó khiến chúng tỏ ra biết ơn hơn. Một trong những cách để thực hiện là cho con tham gia vào các nhiệm vụ trong gia đình.
Ví dụ, nếu cảm thấy con vô ơn trước những bữa ăn bạn nấu, hãy cho con tham gia vào quá trình này để chúng hiểu thức ăn không xuất hiện một cách tự nhiên trên đĩa. Có thể con không thích ăn những thứ bạn nấu nhưng sẽ bắt đầu đánh giá cao nỗ lực của bạn.
Khuyến khích trẻ giúp đỡ người khác
Một cách khác để dạy trẻ về lòng biết ơn đó là cha mẹ hãy cùng trẻ giúp đỡ những người khác khó khăn hơn mình. Tích trữ những món đồ không dùng đến như sách, đồ chơi, quần áo và quyên góp cho những người cần giúp đỡ là một ví dụ tuyệt vời để thúc đẩy sự rộng lượng, hào phóng ở trẻ.
Hãy đưa con bạn đến thăm những người có điều kiện khó khăn để trẻ có cơ hội nhìn thấy thực tế cuộc sống và từ đó trở nên tử tế, tốt bụng với mọi người.
Nói lời cảm ơn
Đôi khi, một lời nói cảm ơn sẽ đúng người, đúng chỗ sẽ thể hiện lòng biết ơn trước những hỗ trợ mà mình nhận được. Chính vì vậy, nói lời cảm ơn sẽ là cách hành xử đầu tiên mà cha mẹ dạy các bé trong cuộc đời. Biết cách thể hiện lòng biết ơn của mình sẽ giúp các bé biết cách hành xử đúng mực, biết trân trọng sự giúp đỡ mà mình nhận được.
Hãy thường xuyên khuyến khích và tập cho trẻ nói lời cảm ơn và điều này sẽ hình thành nên tính cách tốt cho các bé để biết chủ động bày tỏ sự biết ơn cũng như ghi nhớ về những hỗ trợ của mọi người xung quanh.
Ảnh minh hoạ
Dạy trẻ giúp đỡ người khác
Một cách khác để dạy trẻ về lòng biết ơn đó là cha mẹ hãy cùng trẻ giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Những hành động nhỏ như hỏi thăm, ủng hộ người nghèo,... sẽ tập cho trẻ thói quen hỗ trợ hoàn cảnh khốn khó, yếu thế trong cuộc sống.
Ngoài ra, việc nhận được lời cảm ơn từ người mà mình giúp đỡ sẽ giúp trẻ dần hiểu rằng, làm việc tốt sẽ mang đến nhiều ý nghĩa, giá trị tốt đẹp cho xã hội.
Cha mẹ cũng đừng quên dành lời khen ngợi hoặc phần thưởng nhỏ nếu trẻ có những hành động giúp đỡ người khác để khuyến khích các con duy trì trong việc chủ động giúp đỡ mọi người.
Lập danh sách việc cần làm để thể hiện sự biết ơn
Hãy yêu cầu con lập danh sách điều biết ơn và giúp con bắt đầu bày tỏ tấm lòng. Ví dụ, bạn có thể hướng dẫn con viết một tấm thiệp hay lời tri ân.
Tặng một lọ "biết ơn"
Bạn có thể chuẩn bị một chiếc bình để mọi người trong nhà viết ra những điều biết ơn và đặt chúng vào bình đó. Bạn hãy thường xuyên nhắc nhở con ghi chép các câu chuyện lên giấy để thả vào bình.
Nếu con chưa hiểu, hãy cho chúng xem một câu chuyện của bạn. Chẳng hạn, "Con rất biết ơn vì bà đã trồng hoa và mang tới cho gia đình. Con cảm thấy hạnh phúc mỗi khi nhìn thấy chúng". Từ đó, con bạn sẽ bắt đầu tìm kiếm những câu chuyện tương tự.
Hàng tuần, cả nhà sẽ tổ chức một buổi ngồi lại với nhau để cùng đọc những mẩu giấy. Việc làm này khiến trẻ có ý thức hơn về lòng biết ơn.
Lòng biết ơn giúp trẻ khi trưởng thành sẽ biết trân trọng giá trị cuộc sống. Vậy làm thế nào để dạy trẻ về lòng biết ơn?
Cha mẹ làm gương cho con
Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến tương lai của con cái. Trẻ sẽ có xu hướng bắt chước lại những hành vi của cha mẹ và dần hình thành nhân cách của chúng.
Vì vậy phụ huynh nên làm gương cho trẻ về lòng biết ơn để con noi theo. Trong gia đình, cha mẹ nên hiếu kính với ông bà, vợ chồng nên biết ơn đến nhau, thậm chí, khi con giúp mình, cha mẹ cũng nên nói lời cảm ơn đến trẻ... Có như vậy con mới học tập và làm theo.
Mặt khác khi được bố mẹ nói lời cảm ơn những lúc con làm việc tốt, trẻ rất vui và chắc chắn sẽ phát huy.
Ảnh minh hoạ
Tham gia làm việc nhà
Bạn hãy giúp con nhận thức những nỗ lực người khác đã trải qua vì điều đó khiến chúng tỏ ra biết ơn hơn. Một trong những cách để thực hiện là cho con tham gia vào các nhiệm vụ trong gia đình.
Ví dụ, nếu cảm thấy con vô ơn trước những bữa ăn bạn nấu, hãy cho con tham gia vào quá trình này để chúng hiểu thức ăn không xuất hiện một cách tự nhiên trên đĩa. Có thể con không thích ăn những thứ bạn nấu nhưng sẽ bắt đầu đánh giá cao nỗ lực của bạn.
Khuyến khích trẻ giúp đỡ người khác
Một cách khác để dạy trẻ về lòng biết ơn đó là cha mẹ hãy cùng trẻ giúp đỡ những người khác khó khăn hơn mình. Tích trữ những món đồ không dùng đến như sách, đồ chơi, quần áo và quyên góp cho những người cần giúp đỡ là một ví dụ tuyệt vời để thúc đẩy sự rộng lượng, hào phóng ở trẻ.
Hãy đưa con bạn đến thăm những người có điều kiện khó khăn để trẻ có cơ hội nhìn thấy thực tế cuộc sống và từ đó trở nên tử tế, tốt bụng với mọi người.
Nói lời cảm ơn
Đôi khi, một lời nói cảm ơn sẽ đúng người, đúng chỗ sẽ thể hiện lòng biết ơn trước những hỗ trợ mà mình nhận được. Chính vì vậy, nói lời cảm ơn sẽ là cách hành xử đầu tiên mà cha mẹ dạy các bé trong cuộc đời. Biết cách thể hiện lòng biết ơn của mình sẽ giúp các bé biết cách hành xử đúng mực, biết trân trọng sự giúp đỡ mà mình nhận được.
Hãy thường xuyên khuyến khích và tập cho trẻ nói lời cảm ơn và điều này sẽ hình thành nên tính cách tốt cho các bé để biết chủ động bày tỏ sự biết ơn cũng như ghi nhớ về những hỗ trợ của mọi người xung quanh.
Ảnh minh hoạ
Dạy trẻ giúp đỡ người khác
Một cách khác để dạy trẻ về lòng biết ơn đó là cha mẹ hãy cùng trẻ giúp đỡ những người khó khăn hơn mình. Những hành động nhỏ như hỏi thăm, ủng hộ người nghèo,... sẽ tập cho trẻ thói quen hỗ trợ hoàn cảnh khốn khó, yếu thế trong cuộc sống.
Ngoài ra, việc nhận được lời cảm ơn từ người mà mình giúp đỡ sẽ giúp trẻ dần hiểu rằng, làm việc tốt sẽ mang đến nhiều ý nghĩa, giá trị tốt đẹp cho xã hội.
Cha mẹ cũng đừng quên dành lời khen ngợi hoặc phần thưởng nhỏ nếu trẻ có những hành động giúp đỡ người khác để khuyến khích các con duy trì trong việc chủ động giúp đỡ mọi người.
Lập danh sách việc cần làm để thể hiện sự biết ơn
Hãy yêu cầu con lập danh sách điều biết ơn và giúp con bắt đầu bày tỏ tấm lòng. Ví dụ, bạn có thể hướng dẫn con viết một tấm thiệp hay lời tri ân.
Tặng một lọ "biết ơn"
Bạn có thể chuẩn bị một chiếc bình để mọi người trong nhà viết ra những điều biết ơn và đặt chúng vào bình đó. Bạn hãy thường xuyên nhắc nhở con ghi chép các câu chuyện lên giấy để thả vào bình.
Nếu con chưa hiểu, hãy cho chúng xem một câu chuyện của bạn. Chẳng hạn, "Con rất biết ơn vì bà đã trồng hoa và mang tới cho gia đình. Con cảm thấy hạnh phúc mỗi khi nhìn thấy chúng". Từ đó, con bạn sẽ bắt đầu tìm kiếm những câu chuyện tương tự.
Hàng tuần, cả nhà sẽ tổ chức một buổi ngồi lại với nhau để cùng đọc những mẩu giấy. Việc làm này khiến trẻ có ý thức hơn về lòng biết ơn.