Nghiên cứu phát triển tụy nhân tạo để giúp các bệnh nhân bị tiểu đường

toringuyen0509

Well-known member
Nghiên cứu phát triển tụy nhân tạo để giúp các bệnh nhân bị tiểu đường


Các nhà khoa học tại trường đại học Cambrige chia sẻ họ đang nghiên cứu phát triển tuy nhân tạo để giúp những người bệnh bị bệnh tiểu đường cả loại 1 lẫn loại 2 cải thiện chất lượng điều trị cũng như chất lượng cuộc sống.

Ý tưởng về tụy nhân tạo, thiết bị giúp điều tiết lượng insulin cho người bệnh, đã được coi là giải pháp tối ưu đối với những người bị tiểu đường loại 1, là dạng có tính di truyền. Tuy nhiên trong nghiên cứu mới này việc dùng tụy nhân tạo còn được mở rộng hơn, hướng tới những người bị tiểu đường loại 2, vốn thường xảy ra ở những người béo phì hoặc những người cao tuổi khi thay đổi về chuyển hóa trong cơ thể.

Theo số liệu thì hiện có khoảng từ 20% đến 30% số bệnh nhân đang bị tiểu đường loại 2 sử dụng liệu pháp tiêm insulin hàng ngày để ổn định đường huyết. Với hệ thống tự động mà nhóm nghiên cứu họ kỳ vọng sẽ giúp loại bỏ sự bất tiện này và cứ đến thời gian được chọn tụy nhân tạo sẽ "sản sinh" ra insulin. Một trong những ưu điểm của hệ thống này đó là các thiết bị được dùng đều dễ tìm và không phải kê đơn, đó là máy đo lượng đường trong máu và 1 bơm insulin thông thường. Tất cả sẽ kết hợp với phần mềm có tên CamAPS HX để dự đoán lượng insulin cần có trong máu là bao nhiêu để giúp giữ chúng ở mức được thiết lập trước đó. Người bệnh sẽ chỉ cần đeo bộ cảm biến, bơm insulin và cầm theo điện thoại là được.

[IMG]


Kết quả ban đầu cho thấy những người thử đeo hệ thống này có lượng đường trong máu ổn định hơn gấp đôi so với những người đo và tiêm insulin thủ công. Con số này tương ứng với việc họ sẽ có thêm 8 giờ trong 1 ngày không phải ngồi lo nghĩ lượng đường đã xuống quá thấp hay chưa để tiêm thuốc. Nghiên cứu này có 26 người bị tiểu đường loại 2 được thử nghiệm theo 2 cách trái ngược nhau. Cách 1 là dùng hệ thống tự động rồi quay trở lại việc tiêm insulin hàng này, cách 2 là ngược lại, tiêm trước rồi dùng hệ thống sau 1 khoảng thời gian nhất định.

Số liệu cho thấy nững người dùng hệ thống này có lượng đường trong máu ở mức an toàn trong 2/3 khoảng thời gian trong ngày. Cao gấp đôi so với n hững người dùng cách thủ công. Hơn thế nữa có tới 2/3 người dùng cách thủ công có lượng đường trong máu cao hơn mức cần thiết so với những người dùng cách tự động. Điều quan trọng đó là không 1 ai trong thử nghiệm bị hụt đường huyết và có tới 9/10 người dùng hệ thống tự động chia sẻ họ không còn phải lo căn giờ để đo và tiêm thuốc nữa. Nếu các thử nghiệm trên diện rộng mà thành công thì chắc chắn đây sẽ là 1 công nghệ đơn giản, rẻ, nhưng đem lại sự thay đổi rất lớn cho hàng triệu người đang mắc căn bệnh này trên thế giới.
 
Bên trên