Ngọt dẻo trong veo hồng da tre - thức quả vào Thu chỉ người sành ăn mới biết

Nguyễn May

Well-known member
Cứ đến nửa chừng tháng 8, nhiều người háo hức đợi để được thưởng thức những "miếng thạch thiên nhiên" dẻo ngon, trong veo của hồng da tre.

Ngoài cốm xanh bọc lá sen, ngoài thị vàng thơm nức, quả hồng cũng là thức quả đặc trưng của mùa Thu. Mặc dù hồng ngâm giòn hay hồng chén đỏ đẹp cũng được người ta ưu ái nhưng có một loại hồng mà người sành ăn thường săn lùng để mua mỗi khi thu về. Đó là hồng da tre.

Tại sao lại gọi là hồng da tre?

Hồng da tre là loại hồng đặc sản của vùng Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Hằng năm, vụ hồng da tre rất ngắn, có từ khoảng tháng nửa cuối tháng 8 đến cuối tháng 9, trong khi loại hồng khác có thể kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11.

Loại hồng được gọi tên là hồng da tre có đặc điểm rất thú vị.

Ngọt dẻo trong veo hồng da tre - thức quả vào Thu chỉ người sành ăn mới biết - Ảnh 1.
Ngọt dẻo trong veo hồng da tre - thức quả vào Thu chỉ người sành ăn mới biết - Ảnh 2.

Hồng da tre khi chưa chín vỏ cứng, có màu xanh của thân tre. Ảnh: Bếp Hoa

Hồng da tre có ngoại hình to giống như quả hồng ngâm, vỏ cứng, khi chưa chín vỏ chúng màu xanh như màu của thân tre nên gọi là da tre. Khi quả gần chín chúng sẽ chuyển dần màu sang màu cam đất, cầm lên tay mềm mọng như bóng nước. Đó là lúc hồng đã ngọt lịm, xuống nước vừa độ, thịt hồng dẻo ngọt, trong veo, phần sát vỏ mỏng ăn sần sật như thạch rất lạ miệng.

Vụ hồng da tre ngắn và sản lượng không nhiều nên giá thành của hồng da tre thường nhỉnh hơn loại hồng khác. Do quả to nên mỗi cân cũng chỉ khoảng 5 đến 7 quả, mỗi cân hồng dao động từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng/kg.

Ngọt dẻo trong veo hồng da tre - thức quả vào Thu chỉ người sành ăn mới biết - Ảnh 3.
Ngọt dẻo trong veo hồng da tre - thức quả vào Thu chỉ người sành ăn mới biết - Ảnh 4.


Vỏ hồng da tre cứng, ngoại hình quả đẹp mắt, dễ vận chuyển đi xa nên thường được nhiều người tìm mua làm quà biếu tặng người thân, bạn bè, đối tác kinh doanh. Ảnh: Bếp Hoa, Nhà hàng Bể cá.

Thưởng thức hồng da tre thế nào mới đúng?

Hồng da tre không giống hồng ngâm, có thể ăn từ lúc còn vỏ xanh. Chúng phải đợi đến khi chín mềm mới thưởng thức được. Cũng không giống với hồng giấy đỏ (hồng chén, hồng trứng), khi chín mềm chỉ cần lột vỏ cắn ngập miếng hồng là xong, lột vỏ đến đâu ăn đến đấy còn hồng da tre có cách ăn thú vị khác.

Thịt quả khi chín có màu lòng đào trong veo, nên loại hồng này cũng được gọi là hồng lòng đỏ trứng gà.

Ngọt dẻo trong veo hồng da tre - thức quả vào Thu chỉ người sành ăn mới biết - Ảnh 5.

Thịt quả hồng da tre khi chín chuyển sang trong veo, mềm nhưng không nhão, ăn sần sật như thạch. Ảnh: Nhà hàng Bể cá.


Loại hồng này được người sành ăn tìm mua khi vào mùa bởi thịt quả dù chín mềm nhưng không bị nhão, khi ăn bổ đôi quả hồng, dùng thìa nhỏ múc từng miếng thịt quả mềm trong óng nước. Hồng này mà giữ lạnh trước khi ăn độ một giờ thì hương vị lại càng thú vị. Vốn mềm mềm như thạch lại được ướp không khí mát lạnh, hồng da tre ăn như miếng thạch thơm dịu, ngọt mát xua đi mọi cái hanh khô của mùa thu.

Loại hồng da tre này được người ta ưa thích không chỉ vì hương vị, cách ăn dễ dàng mà việc vận chuyển và đóng gói làm quà biếu cũng rất phù hợp. Cứ đến độ Rằm tháng 7 là người ta cũng đã háo hức tìm chỗ đặt mua hồng da tre. Bởi chúng cũng thường được chọn để bày biện trong mâm cỗ Trung thu.

Ngọt dẻo trong veo hồng da tre - thức quả vào Thu chỉ người sành ăn mới biết - Ảnh 6.
Ngọt dẻo trong veo hồng da tre - thức quả vào Thu chỉ người sành ăn mới biết - Ảnh 7.


Hồng chín đạt độ chuẩn là phần vỏ vàng úa trong, thịt quả dẻo ngọt pha vẻ giòn sần sật, vị ngọt thơm. Ảnh: Nhà hàng Bể cá.

Hồng da tre thu hoạch khi quả già đến độ nên khoảng vài ngày là phần vỏ da tre xanh xanh ấy chuyển sang vàng úa. Nhiều người tìm mua hồng da tre về để thắp hương, bày lễ nên chúng cũng chín nhanh hơn. Để giữ hồng được lâu, khi hồng đã chín, bọc từng quả hồng vào giấy báo, cho vào ngăn mát tủ lạnh, ăn tới đâu sẽ lấy hồng ra tới đó. Khi ấy, quả hồng trong dần, nhìn rất thích mắt.

Khi hồng da tre còn xanh, không nên bỏ vào chỗ lạnh, hồng sẽ lâu chín và hương vị cũng không được đậm như lúc đầu. Để hồng chín kỹ tự nhiên, vị hồng mới đượm nhất. Khi hồng da tre chưa chín vỏ rất cứng, cho nên nhất định bạn phải chờ đến khi hồng chín mềm mới có thể thưởng thức, ăn sớm hồng sẽ rất chát.

Ngọt dẻo trong veo hồng da tre - thức quả vào Thu chỉ người sành ăn mới biết - Ảnh 8.
Ngọt dẻo trong veo hồng da tre - thức quả vào Thu chỉ người sành ăn mới biết - Ảnh 9.

Không nên ăn hồng da tre lúc xanh vì chúng rất chát. Ảnh: Bếp Hoa.

Mẹo giúp bạn nhận biết hồng ăn được là nhìn vào phần vỏ. Thường khi mua về hồng chưa chín và chưa trong. Hồng da tre xanh mua về, đặt phần núm chúc xuống đất. Bởi phần đáy quả hồng luôn chín trước nên dễ bị dập hơn phần cuống, đồng thời làm như vậy cũng giúp hồng chín đều hơn. Chỉ vài ngày theo dõi, từ màu xanh đục chuyển sang vàng úa, là hồng đã chín.

Ngọt dẻo trong veo hồng da tre - thức quả vào Thu chỉ người sành ăn mới biết - Ảnh 10.
Ngọt dẻo trong veo hồng da tre - thức quả vào Thu chỉ người sành ăn mới biết - Ảnh 11.

Từ khi vỏ xanh đục đến chuyển úa vàng để thịt quả trong dần sẽ mất khoảng vài ngày. Ảnh: Trái cây Cát Tường.

Từ miền ngược xuống miền xuôi, đặc biệt người dân Hà thành cũng rất mực thích thú tìm mua hồng da tre để bày biện, làm quà. Đặc biệt là thưởng thức hồng da tre cùng cốm non thơm ủ đậm mùi lá sen trong tiết trời thu mát mẻ có rót vài vạt nắng vàng sáng sớm thì còn gì tuyệt bằng.
 
Bên trên