nhatlinh2000
Well-known member
Hải Dương nổi tiếng gần xa với món bánh đậu xanh huyền thoại. Thế nhưng, nơi đây còn có một món bánh khác thơm ngọt chẳng kém, đó chính là bánh gấc, là đặc sản nức tiếng của vùng đất Ninh Giang, cách trung tâm thành phố Hải Dương chừng 30km.
(Ảnh: Tạp dề đỏ)
Với những người con của Hải Dương, bánh gấc là kỷ niệm tuổi thơ, là mỗi sáng đứng trước cổng, mong ngóng mẹ hay bà đi chợ về, lục tìm trong chiếc làn cũ đầy rau với cá rồi òa lên vui sướng khi tìm thấy thức quà vặt dẻo ngon, thơm ngọt.
Xé lớp lá chuối khô bao bọc bên ngoài, bất cứ ai cũng bị ấn tượng ngay với hương thơm dịu nhẹ của bột nếp được hòa trộn với gấc. Bánh dẻo, dính nhưng mềm và không nhão, khi nhai lại không bị giắt răng nên trẻ em hay người già đều thích. Ăn đến phần nhân bánh, thực khách còn ấn tượng hơn với vị béo, bùi, ngọt của hạt sen, mứt bí, đỗ xanh, dừa nạo, thoang thoảng hương thơm của dầu chuối.
(Ảnh: Tạp dề đỏ)
Vỏ bọc bánh gấc là hỗn hợp từ thịt gấc, bột nếp, đường kính trắng đem trộn cùng nhau theo một tỷ lệ có sẵn. Để làm bánh này, đầu tiên, gấc chín phải được rửa sạch, cắt vỏ rồi nạo lấy phần thịt gấc dẻo mềm. Sau đó, đem phần thịt gấc đi trộn với bột nếp để thành lớp dẻo dính đặc trưng.
Gạo nếp phải chọn lại nếp cái hoa vàng, ngâm nước lạnh cho đến khi thử hạt gạo vào miệng mà hạt tan ra là được. Sau đó, người ta sẽ vớt gạo ra, để ráo nước rồi cho vào máy xay thành bột. Bột phải dẻo, mềm, mịn và mùi thơm từ chút dầu chuối mới đạt yêu cầu.
Nhân bánh gấc là một bản "hòa ca" của mứt bí, hạt sen, đậu xanh, dừa, mỡ lợn, dầu chuối trộn đều. Nhân bánh phải được trộn khéo léo, không bị nhão quá hoặc cứng quá, giữa nhân là miếng mỡ lợn ướp đường. Sau cùng tất cả được vo tròn lại, phủ lớp vỏ bánh bên ngoài rồi lăn qua với vừng rang vàng.
Trước đây, bánh gấc chỉ được làm thủ công, bán cho người dân địa phương mua về làm quà bánh. Giờ đây, nhiều cơ sở sản xuất đã được trang bị máy móc để tăng sản lượng, mang bánh gấc đi xa hơn và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn.
(Ảnh: Internet)
Có lẽ người dân ở Ninh Giang, Hải Dương không ai là không yêu thích món bánh dân dã của quê hương. Và họ lại thêm tự hào khi thức quà quê của tuổi thơ năm nào nay đã là đặc sản có mặt tại nhiều nơi trong cả nước, cùng với bánh đậu xanh trở thành đại diện cho ẩm thực quê nhà.
(Ảnh: Tạp dề đỏ)
Với những người con của Hải Dương, bánh gấc là kỷ niệm tuổi thơ, là mỗi sáng đứng trước cổng, mong ngóng mẹ hay bà đi chợ về, lục tìm trong chiếc làn cũ đầy rau với cá rồi òa lên vui sướng khi tìm thấy thức quà vặt dẻo ngon, thơm ngọt.
Xé lớp lá chuối khô bao bọc bên ngoài, bất cứ ai cũng bị ấn tượng ngay với hương thơm dịu nhẹ của bột nếp được hòa trộn với gấc. Bánh dẻo, dính nhưng mềm và không nhão, khi nhai lại không bị giắt răng nên trẻ em hay người già đều thích. Ăn đến phần nhân bánh, thực khách còn ấn tượng hơn với vị béo, bùi, ngọt của hạt sen, mứt bí, đỗ xanh, dừa nạo, thoang thoảng hương thơm của dầu chuối.
(Ảnh: Tạp dề đỏ)
Vỏ bọc bánh gấc là hỗn hợp từ thịt gấc, bột nếp, đường kính trắng đem trộn cùng nhau theo một tỷ lệ có sẵn. Để làm bánh này, đầu tiên, gấc chín phải được rửa sạch, cắt vỏ rồi nạo lấy phần thịt gấc dẻo mềm. Sau đó, đem phần thịt gấc đi trộn với bột nếp để thành lớp dẻo dính đặc trưng.
Gạo nếp phải chọn lại nếp cái hoa vàng, ngâm nước lạnh cho đến khi thử hạt gạo vào miệng mà hạt tan ra là được. Sau đó, người ta sẽ vớt gạo ra, để ráo nước rồi cho vào máy xay thành bột. Bột phải dẻo, mềm, mịn và mùi thơm từ chút dầu chuối mới đạt yêu cầu.
Nhân bánh gấc là một bản "hòa ca" của mứt bí, hạt sen, đậu xanh, dừa, mỡ lợn, dầu chuối trộn đều. Nhân bánh phải được trộn khéo léo, không bị nhão quá hoặc cứng quá, giữa nhân là miếng mỡ lợn ướp đường. Sau cùng tất cả được vo tròn lại, phủ lớp vỏ bánh bên ngoài rồi lăn qua với vừng rang vàng.
Trước đây, bánh gấc chỉ được làm thủ công, bán cho người dân địa phương mua về làm quà bánh. Giờ đây, nhiều cơ sở sản xuất đã được trang bị máy móc để tăng sản lượng, mang bánh gấc đi xa hơn và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng hơn.
(Ảnh: Internet)
Có lẽ người dân ở Ninh Giang, Hải Dương không ai là không yêu thích món bánh dân dã của quê hương. Và họ lại thêm tự hào khi thức quà quê của tuổi thơ năm nào nay đã là đặc sản có mặt tại nhiều nơi trong cả nước, cùng với bánh đậu xanh trở thành đại diện cho ẩm thực quê nhà.