mihphg
Huỳnh Minh Phương
Mặc dù là thị trường di động hàng đầu thế giới, người dân quốc gia này đại đa số chỉ mua iPhone hoặc điện thoại của Samsung. Vì sao lại như vậy?
Vì sao chỉ có Apple và Samsung?
Samsung và Apple là hai hãng sản xuất smartphone hàng đầu trên thế giới. Ở các quốc gia khác thường có ít nhất một thương hiệu nổi tiếng (như Xiaomi, Oppo, OnePlus…) có thể sánh vai với hai gã khổng lồ này. Nhưng điều kỳ lạ là ở Mỹ lại không như vậy.
Theo Washington Post, người Mỹ đang mắc kẹt trong “lối mòn mua sắm” điện thoại thông minh. Người dân nước này từ trước đến nay gần như chỉ mua điện thoại từ hai tên tuổi lớn là Apple và Samsung, không quan tâm đến thiết bị của các hãng khác.
Theo các số liệu, khoảng 3/4 số điện thoại thông minh mà người Mỹ mua là iPhone hoặc các mẫu của Samsung. Các thương hiệu khác gần như mất tăm. Không có tên tuổi nào chiếm thị phần ở quá mức 8%.
Câu chuyện như vậy đã tồn tại trong nhiều năm. Khi một người Mỹ có ý định sắm điện thoại mới, rất dễ để biết lựa chọn của họ là gì.
Tại sao thị trường điện thoại thông minh của Mỹ lại nhàm chán và dễ đoán đến vậy?
Câu trả lời đến từ cách mà người dân nước này mua điện thoại và nơi họ mua.
Từ trước đến nay, người Mỹ thường mua điện thoại thông qua hợp đồng với nhà mạng di động.
Ba nhà mạng lớn nhất nước Mỹ (Verizon, T-Mobile và AT&T) là những người gác cổng cho các lựa chọn điện thoại thông minh dành cho người tiêu dùng. Họ hài lòng với sự thống trị của Samsung và Apple và có thỏa thuận với hai công ty để bán điện thoại cho người dân Mỹ.
Người mua được hưởng lợi theo một số khía cạnh từ sự sắp đặt, nhưng lại là rào cản cho những ai muốn tìm đến những lựa chọn đa dạng hơn.
Hãy nhìn vào các quốc gia khác. Theo công ty nghiên cứu IDC, tại Tây Ban Nha và Ý, Xiaomi của Trung Quốc lần lượt là nhà bán điện thoại thông minh phổ biến thứ nhất hoặc thứ hai, trong khi Samsung và Apple cũng là những ông lớn không hề kém cạnh.
Có khoảng 5 thương hiệu điện thoại thông minh phổ biến ở Trung Quốc và Ấn Độ. Doanh số bán điện thoại thông minh ở Mỹ Latinh, Châu Phi và Trung Đông cũng có sự tham gia của nhiều công ty.
Giám đốc nghiên cứu của IDC, Nabila Popal, cho biết thị trường điện thoại thông minh có xu hướng cạnh tranh hơn ở những quốc gia mà người dân thường mua điện thoại tách biệt khỏi dịch vụ nhà mạng.
Ngược lại, đại đa số người Mỹ mua điện thoại từ nhà cung cấp dịch vụ di động.
Mở đường mới
Trong khi điện thoại thông minh bó gọn trong các lựa chọn nhàm chán, những thị trường khác như máy tính cá nhân lại sôi động và nhiều sự cạnh tranh hơn. Theo Washington Post, doanh số bán máy tính cá nhân giảm trong thập kỷ qua đã giúp khơi dậy một loạt ý tưởng mới.
Có nhiều PC Windows có các tính năng giống điện thoại thông minh như màn hình cảm ứng hoặc kết nối Internet di động. Chromebook là một ví dụ về thiết bị trở nên phổ biến ở các trường học và một số gia đình ở Mỹ.
Không phải tất cả các máy tính này đều tuyệt vời. Nhưng việc không có người gác cổng như các nhà mạng điện thoại đã mang lại rất nhiều lựa chọn đáp ứng nhu cầu.
Để xóa bỏ tình trạng cứng ngắc nói trên, các thương hiệu điện thoại thông minh mà ít người mua đang thúc đẩy doanh số với một số ý tưởng mới.
Công ty Fairphone của Hà Lan thiết kế chiếc điện thoại thông minh Android trị giá 760 USD với các bộ phận có thể thay thế dễ dàng để sử dụng đến cả chục năm.
Ở nhiều quốc gia, Xiaomi và các thương hiệu Trung Quốc khác bán điện thoại Android có chất lượng tốt nhưng giá thành phải chăng.
Dòng điện thoại Pixel của Google đang vượt xa giới hạn với các tính năng trí tuệ nhân tạo đáng kinh ngạc.
Google, Motorola và những hãng khác đang thử nghiệm những chiếc điện thoại màn hình gập cung cấp diện tích màn hình nhiều hơn trên chiếc điện thoại bỏ túi.
Nhưng trước mắt, các lựa chọn trên có lẽ chỉ đáp ứng một bộ phận nhỏ người dùng, thậm chí còn không được bán tại Mỹ. Về cơ bản, các thương hiệu này chỉ càng giúp Apple và Samsung vững vàng trên thị trường.
Với người Mỹ, có thể tình trạng trì trệ về điện thoại thông minh là ổn. Họ có các lựa chọn điện thoại Samsung và Apple mới hoặc đã qua sử dụng với nhiều mức giá khác nhau.
Nhưng với người ngoài nhìn nhận, thói quen sử dụng điện thoại thông minh bó hẹp như vậy đang cản trở việc có các trải nghiệm mới, có thể hấp dẫn hơn và giá rẻ hơn.
Sẽ không có hại gì khi nhìn xa hơn ranh giới chỉ có Apple và Samsung. Họ giống như Coca Cola và Pepsi của thế giới điện thoại, nhưng bạn biết rằng có nhiều loại đồ uống khác cũng thú vị không kém.
Vì sao chỉ có Apple và Samsung?
Samsung và Apple là hai hãng sản xuất smartphone hàng đầu trên thế giới. Ở các quốc gia khác thường có ít nhất một thương hiệu nổi tiếng (như Xiaomi, Oppo, OnePlus…) có thể sánh vai với hai gã khổng lồ này. Nhưng điều kỳ lạ là ở Mỹ lại không như vậy.
Theo Washington Post, người Mỹ đang mắc kẹt trong “lối mòn mua sắm” điện thoại thông minh. Người dân nước này từ trước đến nay gần như chỉ mua điện thoại từ hai tên tuổi lớn là Apple và Samsung, không quan tâm đến thiết bị của các hãng khác.
Theo các số liệu, khoảng 3/4 số điện thoại thông minh mà người Mỹ mua là iPhone hoặc các mẫu của Samsung. Các thương hiệu khác gần như mất tăm. Không có tên tuổi nào chiếm thị phần ở quá mức 8%.
Câu chuyện như vậy đã tồn tại trong nhiều năm. Khi một người Mỹ có ý định sắm điện thoại mới, rất dễ để biết lựa chọn của họ là gì.
Tại sao thị trường điện thoại thông minh của Mỹ lại nhàm chán và dễ đoán đến vậy?
Câu trả lời đến từ cách mà người dân nước này mua điện thoại và nơi họ mua.
Từ trước đến nay, người Mỹ thường mua điện thoại thông qua hợp đồng với nhà mạng di động.
Ba nhà mạng lớn nhất nước Mỹ (Verizon, T-Mobile và AT&T) là những người gác cổng cho các lựa chọn điện thoại thông minh dành cho người tiêu dùng. Họ hài lòng với sự thống trị của Samsung và Apple và có thỏa thuận với hai công ty để bán điện thoại cho người dân Mỹ.
Người mua được hưởng lợi theo một số khía cạnh từ sự sắp đặt, nhưng lại là rào cản cho những ai muốn tìm đến những lựa chọn đa dạng hơn.
Hãy nhìn vào các quốc gia khác. Theo công ty nghiên cứu IDC, tại Tây Ban Nha và Ý, Xiaomi của Trung Quốc lần lượt là nhà bán điện thoại thông minh phổ biến thứ nhất hoặc thứ hai, trong khi Samsung và Apple cũng là những ông lớn không hề kém cạnh.
Có khoảng 5 thương hiệu điện thoại thông minh phổ biến ở Trung Quốc và Ấn Độ. Doanh số bán điện thoại thông minh ở Mỹ Latinh, Châu Phi và Trung Đông cũng có sự tham gia của nhiều công ty.
Giám đốc nghiên cứu của IDC, Nabila Popal, cho biết thị trường điện thoại thông minh có xu hướng cạnh tranh hơn ở những quốc gia mà người dân thường mua điện thoại tách biệt khỏi dịch vụ nhà mạng.
Ngược lại, đại đa số người Mỹ mua điện thoại từ nhà cung cấp dịch vụ di động.
Mở đường mới
Trong khi điện thoại thông minh bó gọn trong các lựa chọn nhàm chán, những thị trường khác như máy tính cá nhân lại sôi động và nhiều sự cạnh tranh hơn. Theo Washington Post, doanh số bán máy tính cá nhân giảm trong thập kỷ qua đã giúp khơi dậy một loạt ý tưởng mới.
Có nhiều PC Windows có các tính năng giống điện thoại thông minh như màn hình cảm ứng hoặc kết nối Internet di động. Chromebook là một ví dụ về thiết bị trở nên phổ biến ở các trường học và một số gia đình ở Mỹ.
Không phải tất cả các máy tính này đều tuyệt vời. Nhưng việc không có người gác cổng như các nhà mạng điện thoại đã mang lại rất nhiều lựa chọn đáp ứng nhu cầu.
Để xóa bỏ tình trạng cứng ngắc nói trên, các thương hiệu điện thoại thông minh mà ít người mua đang thúc đẩy doanh số với một số ý tưởng mới.
Công ty Fairphone của Hà Lan thiết kế chiếc điện thoại thông minh Android trị giá 760 USD với các bộ phận có thể thay thế dễ dàng để sử dụng đến cả chục năm.
Ở nhiều quốc gia, Xiaomi và các thương hiệu Trung Quốc khác bán điện thoại Android có chất lượng tốt nhưng giá thành phải chăng.
Dòng điện thoại Pixel của Google đang vượt xa giới hạn với các tính năng trí tuệ nhân tạo đáng kinh ngạc.
Google, Motorola và những hãng khác đang thử nghiệm những chiếc điện thoại màn hình gập cung cấp diện tích màn hình nhiều hơn trên chiếc điện thoại bỏ túi.
Nhưng trước mắt, các lựa chọn trên có lẽ chỉ đáp ứng một bộ phận nhỏ người dùng, thậm chí còn không được bán tại Mỹ. Về cơ bản, các thương hiệu này chỉ càng giúp Apple và Samsung vững vàng trên thị trường.
Với người Mỹ, có thể tình trạng trì trệ về điện thoại thông minh là ổn. Họ có các lựa chọn điện thoại Samsung và Apple mới hoặc đã qua sử dụng với nhiều mức giá khác nhau.
Nhưng với người ngoài nhìn nhận, thói quen sử dụng điện thoại thông minh bó hẹp như vậy đang cản trở việc có các trải nghiệm mới, có thể hấp dẫn hơn và giá rẻ hơn.
Sẽ không có hại gì khi nhìn xa hơn ranh giới chỉ có Apple và Samsung. Họ giống như Coca Cola và Pepsi của thế giới điện thoại, nhưng bạn biết rằng có nhiều loại đồ uống khác cũng thú vị không kém.