Nguyễn Mai
Well-known member
Người dùng bị lừa bởi sản phẩm 'năm sao'
MỸJessica Shanmac, 40 tuổi, một nhân viên tài chính, cảm thấy hàng trên Amazon bị cường điệu hóa: "Sản phẩm được chấm 'năm sao' mà chất lượng không đảm bảo".
"Tôi thường dựa vào đánh giá trước khi mua hàng trên web dịp Black Friday. Nhưng giờ đây, tôi cảm không thể tin tưởng được những nhận xét nữa", Shanmac nói. "Chẳng hạn, cây thông giáng sinh được xếp hạng năm sao, nhưng hàng nhận được lại thiếu nhiều chi tiết, cành cây thì gãy hoặc bị uốn cong", cô kể.
Chất lượng các sản phẩm nhận nhiều đánh giá năm sao chưa hẳn đã tốt. Ảnh: WSJ.
Shanmac không phải là trường hợp duy nhất cảm thấy bị đánh lừa trên các trang thương mại điện tử. Theo số liệu của chuyên trang đánh giá gian lận Fakespot, hơn một phần ba lượng đánh giá trực tuyến trên nhiều website lớn, trong đó có Amazon, Walmart hay Sephora là giả mạo.
Theo Liên đoàn bán lẻ quốc gia Mỹ, lượng hàng bán trực tuyến sẽ tăng 14% trong tháng 11 và tháng 12/2019, chiếm khoảng 23% tổng doanh số bán lẻ tại Mỹ, không bao gồm ôtô, xăng dầu và nhà hàng. Một số chuyên gia đánh giá, việc tồn tại nhận xét ảo trên các trang thương mại điện tử đang làm nản lòng những người muốn mua hàng qua mạng, nhất là trong ngày Black Friday.
Thậm chí, vấn đề này đang trở nên phổ biến đến mức Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) bắt đầu có những chính sách mang tính thúc ép, chẳng hạn, buộc Amazon có những cơ chế kiểm soát đánh giá, xếp hạng sản phẩm tốt hơn, loại những nhận xét do robot tạo ra. Mới đây, Apple cũng đã rút tất cả xếp hạng và đánh giá sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến mà không một lời giải thích.
Những doanh nghiệp chuyên phát hiện gian lận trên website thương mại điện tử như Fakespot, ReviewMeta... sử dụng thuật toán về AI để lọc, đánh giá và gắn cờ sản phẩm có vấn đề. Tommy Noonan, người sáng lập ReviewMeta - phần mềm chuyên phân tích các đánh giá trên Amazon, cho biết, dấu hiệu phổ biến để nhận thấy đánh giá giả là lượng xếp hạng tích cực trên sản phẩm đó có bất thường hay không.
Dựa trên số liệu thống kê, Noonan cho biết công ty ông nhận thấy sự tăng đột biến của các tài khoản chưa xác minh vào nhận xét sản phẩm trên Amazon. 98% trong số đó xếp hạng năm sao, dưới 1% đánh giá một sao cho sản phẩm. Những tài khoản này sau đó đã bị loại.
David Décary-Hétu, Giám đốc nghiên cứu của công ty an ninh mạng Flare Systems, cho rằng một sản phẩm có quá nhiều đánh giá năm sao là điều bất thường. "Hầu hết đánh giá trực tuyến mang tính tích cực, nhưng tôi tin không có nhiều người hạnh phúc như vậy", Décary-Hétu nhận định.
Các trang thương mại điện tử nói gì?
Các doanh nghiệp có website thương mại điện tử thừa nhận vấn đề đánh giá ảo. Tuy vậy, cả Amazon, Walmart và Sephora đều không hoàn toàn đồng tình với kết quả nghiên cứu của Fakespot. Đại diện Amazon khẳng định 99% đánh giá trên website bán hàng của mình là xác thực và kết quả nghiên cứu của Fakespot có thể sai, do công ty này không có quyền truy cập vào dữ liệu độc quyền của Amazon.
Bên cạnh robot, không ít nhãn hàng thuê người đánh giá sản phẩm mà mình bán trên các gian hàng thương mại điện tử. Người được thuê là sinh viên, nhân viên văn phòng. Đổi lại, họ sẽ nhận được tiền hoặc thẻ quà tặng, mã giảm giá sản phẩm hoặc được tặng chính sản phẩm đó.
Một người từng được thuê viết nhận xét sản phẩm tiết lộ, cô thường xuyên gặp áp lực khi làm công việc này. Tuy vậy, trong 7 năm tham gia, cô đã nhận được lượng sản phẩm có tổng trị giá 15.000 USD, trong đó có một chiếc smartphone giá 800 USD.
Một phát ngôn viên của Walmart cho biết, trang web chỉ đăng một số lượng nhỏ các đánh giá từ bên thứ ba và cũng không đăng nhận xét từ nhà bán lẻ. Trong khi đó, Best Buy đã chọn cách không sử dụng đánh giá từ bên thứ ba, thay vào đó là tài khoản được xác thực. Điều này giúp hệ thống của hãng chỉ tồn tại khoảng dưới 10% bình luận giả mạo. Đại diện công ty cũng cho biết, công ty có nhiều phương pháp để chặn các nhận xét không đáng tin cậy, bao gồm cả việc ngăn ai đó viết nhiều bài đăng trên cùng một sản phẩm, tần suất bình luận, đồng thời loại các sản phẩm đánh giá tốt nhưng không bán chạy.
MỸJessica Shanmac, 40 tuổi, một nhân viên tài chính, cảm thấy hàng trên Amazon bị cường điệu hóa: "Sản phẩm được chấm 'năm sao' mà chất lượng không đảm bảo".
"Tôi thường dựa vào đánh giá trước khi mua hàng trên web dịp Black Friday. Nhưng giờ đây, tôi cảm không thể tin tưởng được những nhận xét nữa", Shanmac nói. "Chẳng hạn, cây thông giáng sinh được xếp hạng năm sao, nhưng hàng nhận được lại thiếu nhiều chi tiết, cành cây thì gãy hoặc bị uốn cong", cô kể.
Chất lượng các sản phẩm nhận nhiều đánh giá năm sao chưa hẳn đã tốt. Ảnh: WSJ.
Shanmac không phải là trường hợp duy nhất cảm thấy bị đánh lừa trên các trang thương mại điện tử. Theo số liệu của chuyên trang đánh giá gian lận Fakespot, hơn một phần ba lượng đánh giá trực tuyến trên nhiều website lớn, trong đó có Amazon, Walmart hay Sephora là giả mạo.
Theo Liên đoàn bán lẻ quốc gia Mỹ, lượng hàng bán trực tuyến sẽ tăng 14% trong tháng 11 và tháng 12/2019, chiếm khoảng 23% tổng doanh số bán lẻ tại Mỹ, không bao gồm ôtô, xăng dầu và nhà hàng. Một số chuyên gia đánh giá, việc tồn tại nhận xét ảo trên các trang thương mại điện tử đang làm nản lòng những người muốn mua hàng qua mạng, nhất là trong ngày Black Friday.
Thậm chí, vấn đề này đang trở nên phổ biến đến mức Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) bắt đầu có những chính sách mang tính thúc ép, chẳng hạn, buộc Amazon có những cơ chế kiểm soát đánh giá, xếp hạng sản phẩm tốt hơn, loại những nhận xét do robot tạo ra. Mới đây, Apple cũng đã rút tất cả xếp hạng và đánh giá sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến mà không một lời giải thích.
Những doanh nghiệp chuyên phát hiện gian lận trên website thương mại điện tử như Fakespot, ReviewMeta... sử dụng thuật toán về AI để lọc, đánh giá và gắn cờ sản phẩm có vấn đề. Tommy Noonan, người sáng lập ReviewMeta - phần mềm chuyên phân tích các đánh giá trên Amazon, cho biết, dấu hiệu phổ biến để nhận thấy đánh giá giả là lượng xếp hạng tích cực trên sản phẩm đó có bất thường hay không.
Dựa trên số liệu thống kê, Noonan cho biết công ty ông nhận thấy sự tăng đột biến của các tài khoản chưa xác minh vào nhận xét sản phẩm trên Amazon. 98% trong số đó xếp hạng năm sao, dưới 1% đánh giá một sao cho sản phẩm. Những tài khoản này sau đó đã bị loại.
David Décary-Hétu, Giám đốc nghiên cứu của công ty an ninh mạng Flare Systems, cho rằng một sản phẩm có quá nhiều đánh giá năm sao là điều bất thường. "Hầu hết đánh giá trực tuyến mang tính tích cực, nhưng tôi tin không có nhiều người hạnh phúc như vậy", Décary-Hétu nhận định.
Các trang thương mại điện tử nói gì?
Các doanh nghiệp có website thương mại điện tử thừa nhận vấn đề đánh giá ảo. Tuy vậy, cả Amazon, Walmart và Sephora đều không hoàn toàn đồng tình với kết quả nghiên cứu của Fakespot. Đại diện Amazon khẳng định 99% đánh giá trên website bán hàng của mình là xác thực và kết quả nghiên cứu của Fakespot có thể sai, do công ty này không có quyền truy cập vào dữ liệu độc quyền của Amazon.
Bên cạnh robot, không ít nhãn hàng thuê người đánh giá sản phẩm mà mình bán trên các gian hàng thương mại điện tử. Người được thuê là sinh viên, nhân viên văn phòng. Đổi lại, họ sẽ nhận được tiền hoặc thẻ quà tặng, mã giảm giá sản phẩm hoặc được tặng chính sản phẩm đó.
Một người từng được thuê viết nhận xét sản phẩm tiết lộ, cô thường xuyên gặp áp lực khi làm công việc này. Tuy vậy, trong 7 năm tham gia, cô đã nhận được lượng sản phẩm có tổng trị giá 15.000 USD, trong đó có một chiếc smartphone giá 800 USD.
Một phát ngôn viên của Walmart cho biết, trang web chỉ đăng một số lượng nhỏ các đánh giá từ bên thứ ba và cũng không đăng nhận xét từ nhà bán lẻ. Trong khi đó, Best Buy đã chọn cách không sử dụng đánh giá từ bên thứ ba, thay vào đó là tài khoản được xác thực. Điều này giúp hệ thống của hãng chỉ tồn tại khoảng dưới 10% bình luận giả mạo. Đại diện công ty cũng cho biết, công ty có nhiều phương pháp để chặn các nhận xét không đáng tin cậy, bao gồm cả việc ngăn ai đó viết nhiều bài đăng trên cùng một sản phẩm, tần suất bình luận, đồng thời loại các sản phẩm đánh giá tốt nhưng không bán chạy.