TRUONGTRINH
Well-known member
Người dùng có thể đăng ký gói 5G và trải nghiệm kết nối tốc độ cao tại các khu vực có sóng, trước ngày dịch vụ chính thức ra mắt.
Mạng 5G thương mại hóa đầu tiên Việt Nam dự kiến được Viettel công bố ngày 15/10, khi nhà mạng này kỷ niệm 20 năm thành lập. Tuy nhiên, nhiều người đã có thể sử dụng các gói cước trên hạ tầng mạng thế hệ mới.
Trần Đức (TP HCM) cho biết anh thấy quảng cáo về mạng 5G từ cuối tháng 9 nhưng "không tin", vì kế hoạch thương mại hóa 5G đã kéo dài nhiều năm song chưa được triển khai. Khi đến cửa hàng của nhà mạng tuần này, nhân viên xác nhận "đã có thể đăng ký", gói cước thấp nhất là 135.000 đồng dành cho thuê bao trả trước.
"Sau khi đăng ký, mỗi khi đến khu vực có sóng, điện thoại lập tức chuyển sang 5G", anh Đức cho biết. Ứng dụng nhà mạng cũng hiển thị dung lượng còn lại giảm dần, thay vì sử dụng thoải mái như trong một số đợt thử nghiệm miễn phí trước đây.
Thực tế từ đầu tháng 10, các gói cước 5G cho thuê bao trả trước đã được công khai trên một số website bán hàng của Viettel. Đến ngày 10/10, nhà mạng tiếp tục đưa ra gói cho thuê bao trả sau.
Kết quả đo mạng 5G với tốc độ nhanh gấp đôi 4G tại một điểm ở Hà Đông, Hà Nội sáng 10/10 qua ứng dụng i-Speed. Ảnh: Lưu Quý
Cuối tuần qua, nhiều người phản ánh điện thoại của họ bất ngờ hiển thị sóng 5G khi đi qua một số khu vực ở nhiều tỉnh thành như TP HCM, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định..., nhưng hiện không còn bắt gặp. Sau khi đăng ký gói cước, sóng 5G mới xuất hiện trở lại.
Đại diện Viettel Telecom chưa đưa ra bình luận. Trước đó, nhà mạng cũng công bố hệ gói Nine từ 200.000 đến 2.000.000 đồng, "ưu tiên trải nghiệm tốc độ 5G sớm" cho người đăng ký.
Do vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và chưa triển khai chính thức, việc đăng ký còn gặp một số khó khăn. Minh Thành (TP HCM) cho biết đang sử dụng một sim khác mua gói 4G theo năm nên chưa được hỗ trợ chuyển sang 5G. Ứng dụng của nhà mạng cũng chưa hiển thị dịch vụ, người dùng phải đăng ký qua tin nhắn, mã USSD hoặc gọi tổng đài.
Ngoài ra, người dùng cũng cần cân nhắc khi chuyển sang 5G vì chưa rõ khu vực đang sống có phủ sóng hay chưa.
Công nghệ 5G bắt đầu được triển khai thương mại trên thế giới cách đây 5 năm, mở ra kỷ nguyên siêu kết nối, cung cấp sức mạnh cho Internet vạn vật (IoT) và thúc đẩy các mô hình đòi hỏi tốc độ cao. Tại Trung Quốc, 5G đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, khai thác, lưới điện, cảng và chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia khác, 5G vẫn trong giai đoạn thử nghiệm.
Đối với người dùng phổ thông, sự khác biệt lớn nhất của công nghệ 5G là tốc độ tối đa ở điều kiện lý tưởng đạt 10 Gbps. Trong thực tế, kết nối này có thể đạt 1 Gbps, nhanh gấp 10 lần so với mức 100 Mbps của 4G, đem đến trải nghiệm làm việc, học tập, giải trí trực tuyến nhanh chóng. Ngoài ra, lợi thế của mạng thế hệ mới là độ trễ siêu thấp và khả năng hỗ trợ số lượng lớn thiết bị, thúc đẩy nhiều ứng dụng như xe tự hành, điều khiển từ xa thiết bị phẫu thuật, trải nghiệm thực tế ảo và thực tế tăng cường... Tuy nhiên, do sử dụng tần số lớn, trạm 5G có độ phủ nhỏ hơn, buộc các nhà mạng phải triển khai số lượng trạm nhiều hơn so với 4G.
Để sử dụng, ngoài đăng ký gói cước, người dùng cần có thiết bị với công nghệ mạng thế hệ mới. Các điện thoại cao cấp từ iPhone 12, Galaxy S20 Ultra, Galaxy Z Fold2 trở về sau đã hỗ trợ 5G. Nhiều mẫu Android tầm trung và giá rẻ ra mắt khoảng 2-3 năm gần đây cũng đã trang bị kết nối này.
Lưu Quý
Mạng 5G thương mại hóa đầu tiên Việt Nam dự kiến được Viettel công bố ngày 15/10, khi nhà mạng này kỷ niệm 20 năm thành lập. Tuy nhiên, nhiều người đã có thể sử dụng các gói cước trên hạ tầng mạng thế hệ mới.
Trần Đức (TP HCM) cho biết anh thấy quảng cáo về mạng 5G từ cuối tháng 9 nhưng "không tin", vì kế hoạch thương mại hóa 5G đã kéo dài nhiều năm song chưa được triển khai. Khi đến cửa hàng của nhà mạng tuần này, nhân viên xác nhận "đã có thể đăng ký", gói cước thấp nhất là 135.000 đồng dành cho thuê bao trả trước.
"Sau khi đăng ký, mỗi khi đến khu vực có sóng, điện thoại lập tức chuyển sang 5G", anh Đức cho biết. Ứng dụng nhà mạng cũng hiển thị dung lượng còn lại giảm dần, thay vì sử dụng thoải mái như trong một số đợt thử nghiệm miễn phí trước đây.
Thực tế từ đầu tháng 10, các gói cước 5G cho thuê bao trả trước đã được công khai trên một số website bán hàng của Viettel. Đến ngày 10/10, nhà mạng tiếp tục đưa ra gói cho thuê bao trả sau.
Kết quả đo mạng 5G với tốc độ nhanh gấp đôi 4G tại một điểm ở Hà Đông, Hà Nội sáng 10/10 qua ứng dụng i-Speed. Ảnh: Lưu Quý
Cuối tuần qua, nhiều người phản ánh điện thoại của họ bất ngờ hiển thị sóng 5G khi đi qua một số khu vực ở nhiều tỉnh thành như TP HCM, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định..., nhưng hiện không còn bắt gặp. Sau khi đăng ký gói cước, sóng 5G mới xuất hiện trở lại.
Đại diện Viettel Telecom chưa đưa ra bình luận. Trước đó, nhà mạng cũng công bố hệ gói Nine từ 200.000 đến 2.000.000 đồng, "ưu tiên trải nghiệm tốc độ 5G sớm" cho người đăng ký.
Do vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và chưa triển khai chính thức, việc đăng ký còn gặp một số khó khăn. Minh Thành (TP HCM) cho biết đang sử dụng một sim khác mua gói 4G theo năm nên chưa được hỗ trợ chuyển sang 5G. Ứng dụng của nhà mạng cũng chưa hiển thị dịch vụ, người dùng phải đăng ký qua tin nhắn, mã USSD hoặc gọi tổng đài.
Ngoài ra, người dùng cũng cần cân nhắc khi chuyển sang 5G vì chưa rõ khu vực đang sống có phủ sóng hay chưa.
Công nghệ 5G bắt đầu được triển khai thương mại trên thế giới cách đây 5 năm, mở ra kỷ nguyên siêu kết nối, cung cấp sức mạnh cho Internet vạn vật (IoT) và thúc đẩy các mô hình đòi hỏi tốc độ cao. Tại Trung Quốc, 5G đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, khai thác, lưới điện, cảng và chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia khác, 5G vẫn trong giai đoạn thử nghiệm.
Đối với người dùng phổ thông, sự khác biệt lớn nhất của công nghệ 5G là tốc độ tối đa ở điều kiện lý tưởng đạt 10 Gbps. Trong thực tế, kết nối này có thể đạt 1 Gbps, nhanh gấp 10 lần so với mức 100 Mbps của 4G, đem đến trải nghiệm làm việc, học tập, giải trí trực tuyến nhanh chóng. Ngoài ra, lợi thế của mạng thế hệ mới là độ trễ siêu thấp và khả năng hỗ trợ số lượng lớn thiết bị, thúc đẩy nhiều ứng dụng như xe tự hành, điều khiển từ xa thiết bị phẫu thuật, trải nghiệm thực tế ảo và thực tế tăng cường... Tuy nhiên, do sử dụng tần số lớn, trạm 5G có độ phủ nhỏ hơn, buộc các nhà mạng phải triển khai số lượng trạm nhiều hơn so với 4G.
Để sử dụng, ngoài đăng ký gói cước, người dùng cần có thiết bị với công nghệ mạng thế hệ mới. Các điện thoại cao cấp từ iPhone 12, Galaxy S20 Ultra, Galaxy Z Fold2 trở về sau đã hỗ trợ 5G. Nhiều mẫu Android tầm trung và giá rẻ ra mắt khoảng 2-3 năm gần đây cũng đã trang bị kết nối này.
Lưu Quý