Phong VHH
Võ Hoàng Hoài Phong
Người dùng Internet đang chuyển từ nhu cầu mua sắm cụ thể sang mua hàng dựa trên cảm xúc.
Xu hướng Shoppertainment
Theo một báo cáo do tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG) và TikTok phát hành vào cuối tháng 8/2022, thói quen mua hàng của người tiêu dùng đang thay đổi, và họ đang sử dụng Internet để tìm kiếm niềm vui. Nếu trước đây họ chỉ mua sắm dựa trên nhu cầu hoặc bị ảnh hưởng bởi bạn bè, gia đình, người thân quen,… thì bây giờ người tiêu dùng của đã bắt đầu chuyển từ nhu cầu mua sắm cụ thể sang mua hàng dựa trên cảm xúc: Nuông chiều bản thân, thích sự vui vẻ, được truyền cảm hứng.
Nghiên cứu này còn cho thấy, tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương, doanh thu của Shoppertainment (Shopping - Mua sắm và Entertainment - Giải trí kết hợp) năm 2022 ước tính ở mức 500 tỉ USD (chiếm 20% tổng doanh số TMĐT), và dự báo mức tăng trưởng sẽ lên tới 23% đạt trên 1.000 tỉ đô vào 2025 (chiếm 30% doanh số TMĐT).
Trong đó, chỉ tính tại thị trường ở 6 nước mà báo cáo thực hiện chuyên sâu (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc), doanh số đang là 24 tỉ USD (chiếm 5% tổng doanh số TMĐT trong năm 2022), và ước tính sẽ tăng trưởng đến 63% để đạt đến 100 tỉ USD trong năm 2025 (chiếm 15% tổng doanh số TMĐT).
Riêng tại Việt Nam, Shoppertainment trong 2022 theo ước tính từ BCG trị giá 1,8 tỉ USD, và sẽ tăng trưởng ấn tượng ở mức trung bình 66%/năm để đạt doanh số vào khoảng 8,1 tỉ đô vào 2025.
Shoppertainment đang là xu hướng của mua sắm online.
Cũng theo báo cáo của GCB và TikTok, những yếu tố quan trọng thu hút người dùng trong nội dung Shoppertainment chính là âm thanh và hình ảnh với 32% lựa chọn. Theo sau, 21% người dùng sẽ bị thu hút bởi cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm; và 25% người dùng sẽ đưa ra quyết định theo đề xuất từ các nhà sáng tạo nội dung uy tín.
TikTok Shop là một trong những giải pháp trong lĩnh vực này. Tại TikTok Shop, doanh nghiệp thuộc nhiều quy mô, ngành hàng khác nhau có thể khai thác sức mạnh của xu hướng Shoppertainment. Họ có thể tận dụng hệ sinh thái và bộ giải pháp thương mại điện tử trên nền tảng này để tiếp cận với khách hàng và gia tăng tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng.
Cụ thể, TikTok Shop mang tới các tính năng bán hàng thông qua video ngắn, bán hàng thông qua livestream để giải quyết các nhu cầu mua sắm mang tính chất cảm xúc của người dùng. TikTok Shop có cả một trung tâm mua sắm riêng biệt (Shopping Center) cho các nhu cầu mua sắm của người dùng.
Cùng với đó, các công cụ hỗ trợ việc bán hàng như trung tâm nhà bán hàng, trung tâm nhà sáng tạo và quản lý quảng cáo sẽ giúp nhà bán hàng tối ưu hóa việc lên kế hoạch và chiến lược bán hàng của mình. Đồng thời, TikTok Shop đang phát triển mạng lưới đối tác vận hành để hỗ trợ nhà bán hàng.
Tính năng Trung tâm Mua sắm (Shopping Center) được ra mắt tại TikTok Shop.
"Bùng nổ" livestream bán hàng
Ông Daniel Nguyễn - Quản lý ngành hàng, TikTok Shop Việt Nam cho biết, tại Việt Nam, TikTok Shop được triển khai từ tháng 3/2022, tức là cách đây 1 năm cùng với các thị trường khác ở khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Philippines.
Trong vòng 6 tháng ở giai đoạn đầu, TikTok Shop Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng doanh số bán hàng trung bình hàng ngày từ các nhà bán hàng là 11 lần và đặc biệt tăng trưởng bùng nổ qua các chiến dịch "Sale lương về", 11/11 hay 12/12,...
Ngoài việc bùng nổ về doanh số bán hàng, ông Daniel cho biết, TikTok Shop còn nhận thấy sự tăng trưởng mạnhvề số lượt xem các buổi livestream, các video ngắn và thời gian người dùng xem các nội dung này cùng tăng trưởng từ 3,2 - 3,5 lần so với trước khi có TikTok Shop. Và quan trọng nhất là lượt đơn hàng tăng trưởng trong 6 tháng là gần 6 lần.
Với chương trình Tiếp thị Liên kết (Affiliate Marketing) trên Seller Center của TikTok Shop, việc kết nối giữa thương hiệu và nhà sáng tạo trở nên dễ dàng hơn. Theo đó, TikTok sẽ cho phép thương hiệu gửi lời “mời” hợp tác đến các nhà sáng tạo với ghi chú về thông tin sản phẩm, cách thức hợp tác, thông tin liên lạc,... Điều này được cho là rất hiệu quả trong trường hợp thương hiệu không tìm được cách liên lạc và kết nối ngoại tuyến với nhà sáng tạo.
Chẳng hạn, Alpha Books là một trong những đơn vị tiên phong tiếp cận, sử dụng nền tảng này với Affiliate là trọng tâm. Họ đã kết nối với hơn 500 nhà sáng tạo nội dung trên TikTok để liên kết thông qua các video ngắn và phát trực tiếp.
Khi khởi chạy, Alpha Books sử dụng TikTok Ads để tăng doanh thu cho những video có tỉ lệ chuyển đổi cao. Ngoài ra, họ còn livestream và sản xuất các video ngắn thường xuyên để đăng trên kênh TikTok với tần suất 5 - 6 video mỗi tuần. Kết quả, Alpha Books đã duy trì 10.000 lượt mua mỗi tháng trong số hơn 2,3 triệu lượt tiếp cận.
Hay P&G, họ đã tận dụng nguồn lực từ TikTok và cộng đồng nhà sáng tạo cho các hoạt động livestream: Ưu tiên các hoạt động bán hàng giải trí, sáng tạo và đẩy mạnh các hoạt động tương tác như mini game, quà tặng xuyên suốt livestream. Đặc biệt, các nội dung đăng tải của P&G mang đến sự chân thực, vui tươi và sáng tạo với đa dạng góc tiếp cận.
Kết quả, trong 4 tháng triển khai, tần suất livestream đã tăng gấp 3 lần (với thời lượng 3 giờ) mỗi tháng. Đồng thời, thương hiệu cũng ghi nhận 4.700 lượt mua hàng trong khoảng thời gian đó. Chưa hết, livestream GMV đã tăng 84 lần trong tháng 5 và tháng 6/2022 với 3 - 5 video được đăng tải mỗi tháng.
Sắp tới đây, Di Động Việt sẽ là hệ thống bán lẻ công nghệ đầu tiên tại Việt Nam thực hiện bán hàng tổng lực trên nền tảng TikTok với buổi livestream bán hàng lịch sử, xuyên suốt 24 giờ, diễn ra vào 0h ngày 1/4. Chương trình diễn ra với sự góp mặt của cả CEO, nhân viên Di Động Việt và các reviewer công nghệ, người nổi tiếng.
Trong buổi livestream, hệ thống này sẽ đem đến hàng ngàn sản phẩm công nghệ chính hãng, đa số là các sản phẩm đang bán chạy tại hệ thống, như: iPhone 14 series, Samsung Galaxy S23 series, Galaxy Z Flip4, Xiaomi 13,… cùng các phụ kiện công nghệ với mức giá đặc biệt, chỉ từ 14.000 đồng, 41.000 đồng, 140.000 đồng, 410.000 đồng, 1,4 triệu đồng,…
Xu hướng Shoppertainment
Theo một báo cáo do tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG) và TikTok phát hành vào cuối tháng 8/2022, thói quen mua hàng của người tiêu dùng đang thay đổi, và họ đang sử dụng Internet để tìm kiếm niềm vui. Nếu trước đây họ chỉ mua sắm dựa trên nhu cầu hoặc bị ảnh hưởng bởi bạn bè, gia đình, người thân quen,… thì bây giờ người tiêu dùng của đã bắt đầu chuyển từ nhu cầu mua sắm cụ thể sang mua hàng dựa trên cảm xúc: Nuông chiều bản thân, thích sự vui vẻ, được truyền cảm hứng.
Nghiên cứu này còn cho thấy, tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương, doanh thu của Shoppertainment (Shopping - Mua sắm và Entertainment - Giải trí kết hợp) năm 2022 ước tính ở mức 500 tỉ USD (chiếm 20% tổng doanh số TMĐT), và dự báo mức tăng trưởng sẽ lên tới 23% đạt trên 1.000 tỉ đô vào 2025 (chiếm 30% doanh số TMĐT).
Trong đó, chỉ tính tại thị trường ở 6 nước mà báo cáo thực hiện chuyên sâu (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc), doanh số đang là 24 tỉ USD (chiếm 5% tổng doanh số TMĐT trong năm 2022), và ước tính sẽ tăng trưởng đến 63% để đạt đến 100 tỉ USD trong năm 2025 (chiếm 15% tổng doanh số TMĐT).
Riêng tại Việt Nam, Shoppertainment trong 2022 theo ước tính từ BCG trị giá 1,8 tỉ USD, và sẽ tăng trưởng ấn tượng ở mức trung bình 66%/năm để đạt doanh số vào khoảng 8,1 tỉ đô vào 2025.
Shoppertainment đang là xu hướng của mua sắm online.
Cũng theo báo cáo của GCB và TikTok, những yếu tố quan trọng thu hút người dùng trong nội dung Shoppertainment chính là âm thanh và hình ảnh với 32% lựa chọn. Theo sau, 21% người dùng sẽ bị thu hút bởi cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm; và 25% người dùng sẽ đưa ra quyết định theo đề xuất từ các nhà sáng tạo nội dung uy tín.
TikTok Shop là một trong những giải pháp trong lĩnh vực này. Tại TikTok Shop, doanh nghiệp thuộc nhiều quy mô, ngành hàng khác nhau có thể khai thác sức mạnh của xu hướng Shoppertainment. Họ có thể tận dụng hệ sinh thái và bộ giải pháp thương mại điện tử trên nền tảng này để tiếp cận với khách hàng và gia tăng tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng.
Cụ thể, TikTok Shop mang tới các tính năng bán hàng thông qua video ngắn, bán hàng thông qua livestream để giải quyết các nhu cầu mua sắm mang tính chất cảm xúc của người dùng. TikTok Shop có cả một trung tâm mua sắm riêng biệt (Shopping Center) cho các nhu cầu mua sắm của người dùng.
Cùng với đó, các công cụ hỗ trợ việc bán hàng như trung tâm nhà bán hàng, trung tâm nhà sáng tạo và quản lý quảng cáo sẽ giúp nhà bán hàng tối ưu hóa việc lên kế hoạch và chiến lược bán hàng của mình. Đồng thời, TikTok Shop đang phát triển mạng lưới đối tác vận hành để hỗ trợ nhà bán hàng.
Tính năng Trung tâm Mua sắm (Shopping Center) được ra mắt tại TikTok Shop.
"Bùng nổ" livestream bán hàng
Ông Daniel Nguyễn - Quản lý ngành hàng, TikTok Shop Việt Nam cho biết, tại Việt Nam, TikTok Shop được triển khai từ tháng 3/2022, tức là cách đây 1 năm cùng với các thị trường khác ở khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Philippines.
Trong vòng 6 tháng ở giai đoạn đầu, TikTok Shop Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng doanh số bán hàng trung bình hàng ngày từ các nhà bán hàng là 11 lần và đặc biệt tăng trưởng bùng nổ qua các chiến dịch "Sale lương về", 11/11 hay 12/12,...
Ngoài việc bùng nổ về doanh số bán hàng, ông Daniel cho biết, TikTok Shop còn nhận thấy sự tăng trưởng mạnhvề số lượt xem các buổi livestream, các video ngắn và thời gian người dùng xem các nội dung này cùng tăng trưởng từ 3,2 - 3,5 lần so với trước khi có TikTok Shop. Và quan trọng nhất là lượt đơn hàng tăng trưởng trong 6 tháng là gần 6 lần.
Với chương trình Tiếp thị Liên kết (Affiliate Marketing) trên Seller Center của TikTok Shop, việc kết nối giữa thương hiệu và nhà sáng tạo trở nên dễ dàng hơn. Theo đó, TikTok sẽ cho phép thương hiệu gửi lời “mời” hợp tác đến các nhà sáng tạo với ghi chú về thông tin sản phẩm, cách thức hợp tác, thông tin liên lạc,... Điều này được cho là rất hiệu quả trong trường hợp thương hiệu không tìm được cách liên lạc và kết nối ngoại tuyến với nhà sáng tạo.
Chẳng hạn, Alpha Books là một trong những đơn vị tiên phong tiếp cận, sử dụng nền tảng này với Affiliate là trọng tâm. Họ đã kết nối với hơn 500 nhà sáng tạo nội dung trên TikTok để liên kết thông qua các video ngắn và phát trực tiếp.
Khi khởi chạy, Alpha Books sử dụng TikTok Ads để tăng doanh thu cho những video có tỉ lệ chuyển đổi cao. Ngoài ra, họ còn livestream và sản xuất các video ngắn thường xuyên để đăng trên kênh TikTok với tần suất 5 - 6 video mỗi tuần. Kết quả, Alpha Books đã duy trì 10.000 lượt mua mỗi tháng trong số hơn 2,3 triệu lượt tiếp cận.
Hay P&G, họ đã tận dụng nguồn lực từ TikTok và cộng đồng nhà sáng tạo cho các hoạt động livestream: Ưu tiên các hoạt động bán hàng giải trí, sáng tạo và đẩy mạnh các hoạt động tương tác như mini game, quà tặng xuyên suốt livestream. Đặc biệt, các nội dung đăng tải của P&G mang đến sự chân thực, vui tươi và sáng tạo với đa dạng góc tiếp cận.
Kết quả, trong 4 tháng triển khai, tần suất livestream đã tăng gấp 3 lần (với thời lượng 3 giờ) mỗi tháng. Đồng thời, thương hiệu cũng ghi nhận 4.700 lượt mua hàng trong khoảng thời gian đó. Chưa hết, livestream GMV đã tăng 84 lần trong tháng 5 và tháng 6/2022 với 3 - 5 video được đăng tải mỗi tháng.
Sắp tới đây, Di Động Việt sẽ là hệ thống bán lẻ công nghệ đầu tiên tại Việt Nam thực hiện bán hàng tổng lực trên nền tảng TikTok với buổi livestream bán hàng lịch sử, xuyên suốt 24 giờ, diễn ra vào 0h ngày 1/4. Chương trình diễn ra với sự góp mặt của cả CEO, nhân viên Di Động Việt và các reviewer công nghệ, người nổi tiếng.
Trong buổi livestream, hệ thống này sẽ đem đến hàng ngàn sản phẩm công nghệ chính hãng, đa số là các sản phẩm đang bán chạy tại hệ thống, như: iPhone 14 series, Samsung Galaxy S23 series, Galaxy Z Flip4, Xiaomi 13,… cùng các phụ kiện công nghệ với mức giá đặc biệt, chỉ từ 14.000 đồng, 41.000 đồng, 140.000 đồng, 410.000 đồng, 1,4 triệu đồng,…