quan03
Trần Anh Quân
Apple đưa ra quyết định lịch sử khi lần đầu cho phép tải ứng dụng bên ngoài App Store, nhưng mới chỉ được triển khai ở một khu vực.
Trong thông báo ngày 25/1, Apple cho biết sẽ cho phép nhà phát triển phân phối ứng dụng trên iPhone mà không cần thông qua App Store. Động thái này nhằm tuân thủ quy định mới của Liên minh châu Âu là Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA).
Logo App Store hiển thị trên một mẫu iPhone. Ảnh: Lesoir
Có hiệu lực từ tháng 8/2023, DMA yêu cầu các công ty có trên 45 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, vốn hóa trên 75 tỷ euro (82 tỷ USD) phải cho phép người dùng tải các ứng dụng từ đối thủ, đồng thời người dùng sẽ quyết định họ cài ứng dụng nào, từ cửa hàng nào lên thiết bị của mình. Đối với Apple, người dùng iPhone, iPad sẽ tự do tải app trên các nền tảng khác thay vì giới hạn trên App Store như hiện tại.
Bắt đầu từ tháng 3, các nhà phát triển ứng dụng iPhone, iPad tại châu Âu sẽ có thể đưa app lên các cửa hàng ứng dụng khác để người dùng tải về. Họ cũng có thể từ chối sử dụng hệ thống thanh toán bên trong ứng dụng của Apple, vốn tính phí hoa hồng lên tới 30%.
Tuy nhiên, Apple vẫn sẽ giám sát kho ứng dụng bên thứ ba. Hãng cho biết các nhà phát triển vẫn phải gửi ứng dụng cho công ty "xem xét rủi ro an ninh mạng và gian lận". Hệ thống này có tên Notarization, giám sát từng ứng dụng qua mã cài đặt. Nếu phát hiện vấn đề, hãng sẽ chặn người dùng cài ứng dụng ở những cửa hàng này.
Đồng thời, Apple cũng sẽ "tính phí công nghệ cốt lõi" nếu ứng dụng có nhiều người tải, ngay cả khi họ không sử dụng bất kỳ dịch vụ thanh toán nào từ Apple. Mỗi ứng dụng bị tính 0,5 euro/lượt tải/năm nếu phần mềm đó đạt từ một triệu lượt tải trở lên.
Ngoài ra, nhà phát triển đăng ứng dụng lên App Store tại châu Âu cũng có hai lựa chọn: chấp nhận mức phí tối đa 30% như hiện nay, hoặc giảm còn 17% nếu ứng dụng dùng hệ thống thanh toán của Apple.
"Những thay đổi được công bố nhằm tuân thủ DMA của châu Âu, đồng thời vẫn bảo vệ người dùng EU khỏi mối đe dọa về bảo mật và quyền riêng tư", Phil Schiller, Phó chủ tịch phụ trách tiếp thị và App Store của Apple, cho biết.
Ngay sau thông báo của Apple, Tim Sweeney, CEO của Epic Games - công ty từng kiện Apple về hành vi độc quyền trên App Store, cho rằng thay đổi kể trên chưa hoàn toàn tuân thủ DMA. "Apple đề xuất họ có thể chọn những cửa hàng nào được phép cạnh tranh với App Store", Sweeney viết trên X. "Họ vẫn có thể chặn Epic tung ra Epic Games Store, hay chặn cửa hàng của Microsoft, Valve, Good Old Games và nhiều tên tuổi lớn khác".
App Store ra đời năm 2008, sau đó phát triển theo mô hình được ví như "khu vườn có tường bao quanh", tức người dùng iPhone, iPad chỉ có thể cài đặt ứng dụng trên cửa hàng này. Bên cạnh đó, ứng dụng tải lên cũng bị kiểm soát chặt chẽ và Apple thu phí tới 30%. Đây cũng là lý do Epic Games, Spotify và một số công ty khác kiện Apple vì áp dụng mức phí quá cao, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Tại châu Âu, App Store mang lại 24 tỷ USD mỗi năm, chiếm 6% tổng doanh thu từ App Store trên toàn cầu.
Apple chưa công bố liệu có áp dụng chính sách mới trên toàn cầu không, hay chỉ triển khai ở châu Âu.
Trong thông báo ngày 25/1, Apple cho biết sẽ cho phép nhà phát triển phân phối ứng dụng trên iPhone mà không cần thông qua App Store. Động thái này nhằm tuân thủ quy định mới của Liên minh châu Âu là Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA).
Logo App Store hiển thị trên một mẫu iPhone. Ảnh: Lesoir
Có hiệu lực từ tháng 8/2023, DMA yêu cầu các công ty có trên 45 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, vốn hóa trên 75 tỷ euro (82 tỷ USD) phải cho phép người dùng tải các ứng dụng từ đối thủ, đồng thời người dùng sẽ quyết định họ cài ứng dụng nào, từ cửa hàng nào lên thiết bị của mình. Đối với Apple, người dùng iPhone, iPad sẽ tự do tải app trên các nền tảng khác thay vì giới hạn trên App Store như hiện tại.
Bắt đầu từ tháng 3, các nhà phát triển ứng dụng iPhone, iPad tại châu Âu sẽ có thể đưa app lên các cửa hàng ứng dụng khác để người dùng tải về. Họ cũng có thể từ chối sử dụng hệ thống thanh toán bên trong ứng dụng của Apple, vốn tính phí hoa hồng lên tới 30%.
Tuy nhiên, Apple vẫn sẽ giám sát kho ứng dụng bên thứ ba. Hãng cho biết các nhà phát triển vẫn phải gửi ứng dụng cho công ty "xem xét rủi ro an ninh mạng và gian lận". Hệ thống này có tên Notarization, giám sát từng ứng dụng qua mã cài đặt. Nếu phát hiện vấn đề, hãng sẽ chặn người dùng cài ứng dụng ở những cửa hàng này.
Đồng thời, Apple cũng sẽ "tính phí công nghệ cốt lõi" nếu ứng dụng có nhiều người tải, ngay cả khi họ không sử dụng bất kỳ dịch vụ thanh toán nào từ Apple. Mỗi ứng dụng bị tính 0,5 euro/lượt tải/năm nếu phần mềm đó đạt từ một triệu lượt tải trở lên.
Ngoài ra, nhà phát triển đăng ứng dụng lên App Store tại châu Âu cũng có hai lựa chọn: chấp nhận mức phí tối đa 30% như hiện nay, hoặc giảm còn 17% nếu ứng dụng dùng hệ thống thanh toán của Apple.
"Những thay đổi được công bố nhằm tuân thủ DMA của châu Âu, đồng thời vẫn bảo vệ người dùng EU khỏi mối đe dọa về bảo mật và quyền riêng tư", Phil Schiller, Phó chủ tịch phụ trách tiếp thị và App Store của Apple, cho biết.
Ngay sau thông báo của Apple, Tim Sweeney, CEO của Epic Games - công ty từng kiện Apple về hành vi độc quyền trên App Store, cho rằng thay đổi kể trên chưa hoàn toàn tuân thủ DMA. "Apple đề xuất họ có thể chọn những cửa hàng nào được phép cạnh tranh với App Store", Sweeney viết trên X. "Họ vẫn có thể chặn Epic tung ra Epic Games Store, hay chặn cửa hàng của Microsoft, Valve, Good Old Games và nhiều tên tuổi lớn khác".
App Store ra đời năm 2008, sau đó phát triển theo mô hình được ví như "khu vườn có tường bao quanh", tức người dùng iPhone, iPad chỉ có thể cài đặt ứng dụng trên cửa hàng này. Bên cạnh đó, ứng dụng tải lên cũng bị kiểm soát chặt chẽ và Apple thu phí tới 30%. Đây cũng là lý do Epic Games, Spotify và một số công ty khác kiện Apple vì áp dụng mức phí quá cao, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Tại châu Âu, App Store mang lại 24 tỷ USD mỗi năm, chiếm 6% tổng doanh thu từ App Store trên toàn cầu.
Apple chưa công bố liệu có áp dụng chính sách mới trên toàn cầu không, hay chỉ triển khai ở châu Âu.