Người Hàn đã làm gì để kim chi trở thành Di sản văn hóa UNESCO?

Võ Xuân Trường

Well-known member
Người Hàn đã làm gì để kim chi trở thành Di sản văn hóa UNESCO?

Kim chi có mặt trong hầu hết các bữa ăn của người Hàn và giờ là của nhiều nước châu Á. Không chỉ là món ăn phụ chứa nhiều chất dinh dưỡng; nó cũng là biểu tượng của nền văn hóa và ẩm thực độc đáo.
Mới đây, bánh mì Pháp đã được ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể UNESCO trong khi cách làm kim chi đã xuất hiện trong danh sách này từ năm 2013. Đó là nhờ ý chí của người Hàn muốn quảng bá kim chi trên toàn thế giới. Trong một thời gian dài, họ đã cố gắng làm hài lòng vị giác của những người nước ngoài. Viện Kim chi Thế giới đã bổ nhiệm sáu "đại sứ kim chi toàn cầu", những người đã tích cực giới thiệu món ăn này trên khắp thế giới.
Các đại sứ là: Kalidas Shetty, giáo sư và giám đốc Viện Khoa học Thực phẩm Toàn cầu tại Đại học Bang North Dakota; Alpago Sinasi, một nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ thường trú ở Seoul; Xanthe Clay, cây bút của tờ báo Anh The Telegraph; Jyoti Prakash Tamang, giáo sư vi sinh tại Đại học Sikkim; Emanuel Pastreich, chủ tịch Viện Châu Á; và Martin J.T. Reaney, giáo sư Cao đẳng Nông nghiệp và Tài nguyên sinh học tại Đại học Saskatchewan.
Kim chi với đa dạng món.
Giáo sư Shetty, cho rằng Kim chi ngày càng được săn đón ở Hoa Kỳ bởi thông điệp mà nó gửi đến người dùng là tốt cho sức khỏe. Kim chi giờ có sẵn ở tất cả các cửa hàng tạp hóa lớn, trong đó có Costco và Walmart. Kim chi trở nên thân thuộc và gần gũi đến mức, một số người Mỹ thậm chí còn tự muối kim chi ở nhà.
Shetty giải thích, một trong những lợi thế cạnh tranh của kim chi là nó có nguồn vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Thêm nữa, nó cũng bổ sung chất xơ và là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào.
Đại sứ Alpago Sinasi, người điều hành một kênh YouTube với 60.000 người đăng ký, cũng dành nhiều mỹ từ ca ngợi: "Kim chi khiến tôi nhớ đến món tursu, một món ăn tương tự ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có vẻ như ký ức tuổi thơ đã thôi thúc tôi thử các loại kim chi khác nhau. Tôi nghĩ kim chi sẽ không quá khó khăn để 'định cư' ở Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Bên trên