Nền tảng Trung Quốc về giải trí, mua sắm như TikTok, Shein len lỏi vào cuộc sống giới trẻ Mỹ và nằm trong số những ứng dụng được tải nhiều nhất gần đây tại nước này.
4 trong 5 ứng dụng được ưa chuộng nhất ở Mỹ trong tháng 3 đều là sản phẩm từ Trung Quốc, với các thuật toán được coi là bí quyết thành công. Theo công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, nền tảng mua sắm Trung Quốc Temu, mới ra mắt 7 tháng, là ứng dụng được tải về nhiều nhất tại các cửa hàng ứng dụng Mỹ trong ba tuần đầu tiên của tháng 3.
Theo sau là ứng dựng chỉnh sửa video CapCut và TikTok. Xếp thứ tư là ứng dụng mua sắm Shein. Nằm cuối cùng trong top 5 là Facebook, ứng dụng duy nhất không phải từ Trung Quốc.
Giới trẻ Mỹ yêu thích các ứng dụng Trung Quốc tới mức họ còn tạo những từ khóa "mua sắm ở Temu" hay "mua sắm ở Shein" và đăng video với nội dung khoe những món đồ mình mua được từ hai nền tảng này với giá chưa đến 50 USD.
Các ứng dụng thịnh hành của Trung Quốc là sản phẩm từ các công ty được thế hệ doanh nhân công nghệ trẻ lãnh đạo. Nhóm người này đang hướng đến phát triển trên toàn cầu khi thị trường trong nước bão hòa. Họ có lợi thế lớn từ nguồn nhân lực công nghệ dồi dào của Trung Quốc.
Temu là nền tảng phục vụ mua sắm, song hơn một nửa lực lượng lao động của ứng dụng là các kỹ sư công nghệ tập trung vào mục đích thu hút người dùng liên tục lướt và mua.
Sự thành công của ứng dụng Trung Quốc tại Mỹ được cho là do các công ty công nghệ Trung Quốc đã tận dụng một tỷ người dùng Internet ở nước này để nắm bắt sở thích và tối ưu hóa các mô hình AI trong nước, sau đó đưa công nghệ ra nước ngoài.
"Họ đang làm rất tốt ở những thị trường cần liên tục gợi ý sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người dùng", Guo Yu, kỹ sư cấp cao từng làm việc năm 2014-2020 tại ByteDance, công ty mẹ của TikTok, nhận định.
Logo ứng dụng TikTok hiển thị trên màn hình điện thoại một người dùng hồi tháng 8/2022. Ảnh: Reuters
Sự phổ biến của các ứng dụng khiến chúng trở thành tâm điểm chú ý trong làn sóng căng thẳng địa chính trị Mỹ - Trung, nhất là TikTok. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đe dọa cấm TikTok nếu ByteDance không bán cổ phần ở công ty con, với lý do lo ngại an ninh. Bắc Kinh phản đối điều này và khẳng định không bao giờ yêu cầu các công ty thu thập dữ liệu bất hợp pháp từ nước ngoài.
Hai ứng dụng Shein và Temu đều đang cố gắng tránh sự giám sát mà TikTok phải chịu, bằng cách cố giữ khoảng cách với nguồn gốc Trung Quốc của mình. Shein năm 2021 đã thay đổi công ty mẹ từ một công ty đăng ký ở Hong Kong sang Singapore. Temu trong khi đó lập trụ sở ở Boston, Mỹ, và điều hành hoạt động kinh doanh tại nước này thông qua một công ty có trụ sở ở Delaware.
Shein, với nguồn hàng từ Quảng Đông, Trung Quốc, gần đây vẫn là ứng dụng mua sắm hàng đầu ở Mỹ, theo Sensor Tower. Trong khi đó Temu, ra mắt thị trường Mỹ đúng vào mùa mua sắm cuối năm ngoái, đã thu về 13 triệu lượt tải chỉ trong quý 4 năm 2022, nhiều gấp đôi Shein. Giống Shein, Temu kết nối các tín đồ săn hàng giá rẻ ở Mỹ với những nhà sản xuất Trung Quốc, đưa ra mức giá thấp hơn khi không phải qua trung gian.
Các công ty sản xuất những ứng dụng Trung Quốc dùng dữ liệu để đưa ra mọi quyết định. Các cựu kỹ sư ByteDance tiết lộ đây là một trong những công ty tích cực thực hiện chính sách "đua ngựa" nhất. Với chính sách này, các nhóm nhân viên khác nhau được giao xây dựng cùng một sản phẩm hay tính năng. Khi đã rõ phiên bản nào hoạt động tốt hơn, nhóm chiến thắng sẽ được hỗ trợ thêm, trong khi phiên bản kém hơn bị loại bỏ.
"Mọi người đôi khi nói công ty thật nhẫn tâm vì không ai có toàn quyền kiểm soát thiết kế sản phẩm từ đầu tới cuối", ông Guo nói.
Các nhà quản lý và kỹ sư của ByteDance cũng cho biết công ty đã chuẩn hóa các quy tắc, hệ thống và số liệu chi tiết để đánh giá những gì người dùng thích, từ đó tung ra các bản cập nhật mới chỉ trong vài ngày. Quá trình thử nghiệm liên tục đó đòi hỏi các nhân viên công nghệ kéo dài thời gian làm việc và họ có thể nhận thêm tiền thưởng hiệu suất tương đương vài tháng lương.
Công ty mẹ PDD của Temu được biết đến là thường yêu cầu nhân viên làm việc nhiều giờ. PDD cho biết năm 2022 họ đã tăng 15% đầu tư vào nghiên cứu và phát triển so với một năm trước đó, phần lớn số tiền dành cho thu hút nhân tài.
Temu, giống như Shein, liên tục đưa ra phiếu giảm giá cùng ưu đãi khi tải ứng dụng, với hy vọng người dùng sẽ đề cập nhiều tới họ trên mạng xã hội. Temu cố gắng tiếp cận người mua tiềm năng ở mọi kênh, từ Facebook tới gửi email.
Màn hình hiển thị ứng dụng mua sắm Shein. Ảnh: Bloomberg
Các công ty trong ngành cho biết việc đẩy mạnh quảng cáo là yếu tố quen thuộc ở Trung Quốc khi muốn giành khách hàng.
"Khi các công ty Trung Quốc nhìn thấy cơ hội, họ sẵn sàng bỏ tiền để thu về lưu lượng truy cập lớn hơn và ở giai đoạn sớm hơn so với các đối thủ Mỹ", Ivy Yang, nhà phân tích công nghệ Trung Quốc, người từng làm việc cho gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba, cho biết.
Nhưng nỗ lực vươn ra thị trường quốc tế của các công ty Trung Quốc không phải lúc nào cũng thành công rực rỡ. Mảng quốc tế của Alibaba, AliExpress, đã tồn tại được 13 năm, nhưng đã không trở thành cái tên quen thuộc ở Mỹ. Sản phẩm đầu tiên mà ByteDance cố gắng đẩy mạnh ra nước ngoài, ứng dụng tổng hợp tin tức TopBuzz, cũng đã thất bại.
Với Temu, mức tăng trưởng chóng mặt của ứng dụng này không chỉ đi kèm những lời khen, mà nhận cả lời phàn nàn về giao hàng chậm và chất lượng sản phẩm kém.
Tuy nhiên, một số mặt hàng giá dưới 2 USD của Temu như tai nghe hoặc dây dắt thú cưng đang thu hút sự chú ý của những người Mỹ mệt mỏi với lạm phát.
"Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã thúc đẩy các nhà sản xuất Trung Quốc bán hàng trên Amazon. Bây giờ là lúc Temu tỏa sáng", nhà đầu tư họ Fan nhận định.
4 trong 5 ứng dụng được ưa chuộng nhất ở Mỹ trong tháng 3 đều là sản phẩm từ Trung Quốc, với các thuật toán được coi là bí quyết thành công. Theo công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, nền tảng mua sắm Trung Quốc Temu, mới ra mắt 7 tháng, là ứng dụng được tải về nhiều nhất tại các cửa hàng ứng dụng Mỹ trong ba tuần đầu tiên của tháng 3.
Theo sau là ứng dựng chỉnh sửa video CapCut và TikTok. Xếp thứ tư là ứng dụng mua sắm Shein. Nằm cuối cùng trong top 5 là Facebook, ứng dụng duy nhất không phải từ Trung Quốc.
Giới trẻ Mỹ yêu thích các ứng dụng Trung Quốc tới mức họ còn tạo những từ khóa "mua sắm ở Temu" hay "mua sắm ở Shein" và đăng video với nội dung khoe những món đồ mình mua được từ hai nền tảng này với giá chưa đến 50 USD.
Các ứng dụng thịnh hành của Trung Quốc là sản phẩm từ các công ty được thế hệ doanh nhân công nghệ trẻ lãnh đạo. Nhóm người này đang hướng đến phát triển trên toàn cầu khi thị trường trong nước bão hòa. Họ có lợi thế lớn từ nguồn nhân lực công nghệ dồi dào của Trung Quốc.
Temu là nền tảng phục vụ mua sắm, song hơn một nửa lực lượng lao động của ứng dụng là các kỹ sư công nghệ tập trung vào mục đích thu hút người dùng liên tục lướt và mua.
Sự thành công của ứng dụng Trung Quốc tại Mỹ được cho là do các công ty công nghệ Trung Quốc đã tận dụng một tỷ người dùng Internet ở nước này để nắm bắt sở thích và tối ưu hóa các mô hình AI trong nước, sau đó đưa công nghệ ra nước ngoài.
"Họ đang làm rất tốt ở những thị trường cần liên tục gợi ý sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người dùng", Guo Yu, kỹ sư cấp cao từng làm việc năm 2014-2020 tại ByteDance, công ty mẹ của TikTok, nhận định.
Logo ứng dụng TikTok hiển thị trên màn hình điện thoại một người dùng hồi tháng 8/2022. Ảnh: Reuters
Sự phổ biến của các ứng dụng khiến chúng trở thành tâm điểm chú ý trong làn sóng căng thẳng địa chính trị Mỹ - Trung, nhất là TikTok. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đe dọa cấm TikTok nếu ByteDance không bán cổ phần ở công ty con, với lý do lo ngại an ninh. Bắc Kinh phản đối điều này và khẳng định không bao giờ yêu cầu các công ty thu thập dữ liệu bất hợp pháp từ nước ngoài.
Hai ứng dụng Shein và Temu đều đang cố gắng tránh sự giám sát mà TikTok phải chịu, bằng cách cố giữ khoảng cách với nguồn gốc Trung Quốc của mình. Shein năm 2021 đã thay đổi công ty mẹ từ một công ty đăng ký ở Hong Kong sang Singapore. Temu trong khi đó lập trụ sở ở Boston, Mỹ, và điều hành hoạt động kinh doanh tại nước này thông qua một công ty có trụ sở ở Delaware.
Shein, với nguồn hàng từ Quảng Đông, Trung Quốc, gần đây vẫn là ứng dụng mua sắm hàng đầu ở Mỹ, theo Sensor Tower. Trong khi đó Temu, ra mắt thị trường Mỹ đúng vào mùa mua sắm cuối năm ngoái, đã thu về 13 triệu lượt tải chỉ trong quý 4 năm 2022, nhiều gấp đôi Shein. Giống Shein, Temu kết nối các tín đồ săn hàng giá rẻ ở Mỹ với những nhà sản xuất Trung Quốc, đưa ra mức giá thấp hơn khi không phải qua trung gian.
Các công ty sản xuất những ứng dụng Trung Quốc dùng dữ liệu để đưa ra mọi quyết định. Các cựu kỹ sư ByteDance tiết lộ đây là một trong những công ty tích cực thực hiện chính sách "đua ngựa" nhất. Với chính sách này, các nhóm nhân viên khác nhau được giao xây dựng cùng một sản phẩm hay tính năng. Khi đã rõ phiên bản nào hoạt động tốt hơn, nhóm chiến thắng sẽ được hỗ trợ thêm, trong khi phiên bản kém hơn bị loại bỏ.
"Mọi người đôi khi nói công ty thật nhẫn tâm vì không ai có toàn quyền kiểm soát thiết kế sản phẩm từ đầu tới cuối", ông Guo nói.
Các nhà quản lý và kỹ sư của ByteDance cũng cho biết công ty đã chuẩn hóa các quy tắc, hệ thống và số liệu chi tiết để đánh giá những gì người dùng thích, từ đó tung ra các bản cập nhật mới chỉ trong vài ngày. Quá trình thử nghiệm liên tục đó đòi hỏi các nhân viên công nghệ kéo dài thời gian làm việc và họ có thể nhận thêm tiền thưởng hiệu suất tương đương vài tháng lương.
Công ty mẹ PDD của Temu được biết đến là thường yêu cầu nhân viên làm việc nhiều giờ. PDD cho biết năm 2022 họ đã tăng 15% đầu tư vào nghiên cứu và phát triển so với một năm trước đó, phần lớn số tiền dành cho thu hút nhân tài.
Temu, giống như Shein, liên tục đưa ra phiếu giảm giá cùng ưu đãi khi tải ứng dụng, với hy vọng người dùng sẽ đề cập nhiều tới họ trên mạng xã hội. Temu cố gắng tiếp cận người mua tiềm năng ở mọi kênh, từ Facebook tới gửi email.
Màn hình hiển thị ứng dụng mua sắm Shein. Ảnh: Bloomberg
Các công ty trong ngành cho biết việc đẩy mạnh quảng cáo là yếu tố quen thuộc ở Trung Quốc khi muốn giành khách hàng.
"Khi các công ty Trung Quốc nhìn thấy cơ hội, họ sẵn sàng bỏ tiền để thu về lưu lượng truy cập lớn hơn và ở giai đoạn sớm hơn so với các đối thủ Mỹ", Ivy Yang, nhà phân tích công nghệ Trung Quốc, người từng làm việc cho gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba, cho biết.
Nhưng nỗ lực vươn ra thị trường quốc tế của các công ty Trung Quốc không phải lúc nào cũng thành công rực rỡ. Mảng quốc tế của Alibaba, AliExpress, đã tồn tại được 13 năm, nhưng đã không trở thành cái tên quen thuộc ở Mỹ. Sản phẩm đầu tiên mà ByteDance cố gắng đẩy mạnh ra nước ngoài, ứng dụng tổng hợp tin tức TopBuzz, cũng đã thất bại.
Với Temu, mức tăng trưởng chóng mặt của ứng dụng này không chỉ đi kèm những lời khen, mà nhận cả lời phàn nàn về giao hàng chậm và chất lượng sản phẩm kém.
Tuy nhiên, một số mặt hàng giá dưới 2 USD của Temu như tai nghe hoặc dây dắt thú cưng đang thu hút sự chú ý của những người Mỹ mệt mỏi với lạm phát.
"Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã thúc đẩy các nhà sản xuất Trung Quốc bán hàng trên Amazon. Bây giờ là lúc Temu tỏa sáng", nhà đầu tư họ Fan nhận định.