Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Thoát khỏi hàng trăm người đang xếp hàng, Bảo Trân bước vào một bãi đất rộng với hàng chục chiếc lều của một quán cà phê ở phường Nhật Tân, quận Tây Hồ.
Nhưng phải 30 phút sau, cô gái 24 tuổi ở quận Cầu Giấy mới tìm được chỗ ngồi ưng ý. Ba tháng nay, quán cà phê này trở thành địa điểm quen thuộc của cô khi muốn làm việc xuyên đêm.
"Sau nhiều lần đến lúc 21h mà vẫn phải ra về vì hết chỗ, tôi thử đến từ 19h - 20h, trước giờ cao điểm một tiếng nhưng vẫn đông", Trân nói.
Bảo Trân, 24 tuổi ở Hà Nội mang theo laptop đến cà phê 24h không gian mở tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ để làm việc xuyên đêm, tối 26/10. Ảnh: Thanh Nga
Là nhân viên thiết kế, Trân nói tính chất công việc được linh hoạt thời gian nên hay ngồi làm xuyên đêm mỗi khi cần chạy deadline. Thay vì ngồi ở phòng trọ quá yên ắng, dễ buồn ngủ hay đến những quán cà phê 24h khác trong thành phố với không gian chật chội, cô thích ngồi làm ở đây để được nhìn dòng người qua lại, được hòa chung không khí với những người cùng nhịp sinh hoạt với mình khiến cô có thêm năng lượng, động lực làm việc. "Ngày nào tôi cũng đến, ngồi trong lều nhìn ra bãi cát, cảm giác như đang đi nghỉ dưỡng", Trân nói.
Mô hình quán cà phê 24h đã xuất hiện ở Hà Nội được khoảng 10 năm, tập trung chủ yếu trong các con hẻm nhỏ với lượng khách khá hạn chế. Khoảng ba tháng nay, quán cà phê 24h này ở phường Nhật Tân trở thành địa điểm "hot", thu hút rất đông người trẻ vì toàn bộ hoạt động đều diễn ra trong không gian mở.
Giá đồ uống ở quán không khác nhiều so với quán thông thường, từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng, ngoài cà phê, quán có thêm đồ ăn nhanh, có máy chiếu phim màn lớn, ghế lười, dựng lều trại cho khách vừa làm việc vừa thư giãn, nghỉ ngơi mà không thu thêm phụ phí.
Một nhân viên quán cho biết, thời điểm đông khách nhất là sau 21h, trung bình 200-300 người, gấp đôi ban ngày. Hơn 50% khách có độ tuổi từ 18-27 đến đây ngồi học bài, làm việc xuyên đêm đến 6-7h hôm sau. "Thỉnh thoảng cũng có một số gia đình, tài xế công nghệ tìm tới quán để nghỉ ngơi vài tiếng qua đêm", nhân viên này nói.
Đỗ Mây (phải), cùng bạn đến học bài, tối 26/10. Ảnh: Thanh Nga
Đỗ Mây (20 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm) cho biết tuần nào cũng ghé quán hai, ba lần. Ban đầu cô đến vì thấy quán nổi tiếng trên mạng xã hội, chỉ định ghé qua để check-in nhưng giờ lại "nghiện" tới đây học bài.
Trước đây Mây thường đến các quán cà phê 24h trên phố Tống Duy Tân (quận Hoàn Kiếm) nhưng thường xuyên cảm thấy buồn ngủ do yên tĩnh quá, cũng không có chỗ để giải lao. Ở đây, khi muốn thư giãn cho tỉnh táo, cô và bạn hay ra khu vực vườn hoa cách chỗ ngồi vài trăm mét.
Chuyên gia tâm lý Trần Hương Thảo (TP HCM) cho rằng việc nhiều người thích đến quán cà phê có không gian rộng rãi ngoài trời này là dễ hiểu bởi "sự tri giác về một không gian rộng mở có cả chiều rộng, chiều sâu, chiều cao luôn khiến con người cảm thấy được giải phóng".
"Nhiều bạn trẻ có thói quen chỉ làm việc hiệu quả khi về đêm nên họ rất thích đến nơi làm việc khiến họ cảm thấy tự do, thoải mái", chuyên gia nói.
Tuy nhiên, thạc sĩ Nguyễn Viết Chung, giảng viên Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, cảnh báo người trẻ không nên lạm dụng điều này. "Đi cà phê xuyên đêm ở không gian ngoài trời có nhiều tác hại về mặt sức khỏe thể chất và tinh thần", ông nói.
Theo chuyên gia y tế, những người theo trào lưu xuyên đêm thường không có đủ thời gian ngủ, lệch nhịp sinh học khiến quá trình hồi phục thể chất và tinh thần suy giảm. Về lâu dài có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như lo âu trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, giảm sự tập trung.
"Ngủ ngoài trời có nhiều nguồn kích thích như ánh sáng, nhiệt độ thay đổi, tiếng ồn khiến giấc ngủ không được duy trì liền mạch, cơ thể không được hồi phục, có thể sẽ mệt thêm", ông Chung nói thêm.
PGS.TS tâm lý Trần Thành Nam, hiệu phó Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng trào lưu người trẻ đua nhau đến quán ngồi thâu đêm đến sáng "rất tốn thời gian và vô nghĩa". Nhiều người chỉ làm việc sáng tạo được về đêm thì phải lựa chọn thời gian ngủ bù đủ để tái tạo sức khỏe.
Khách ngồi chật kín lối đi vào giờ cao điểm, 21h ngày 26/10. Ảnh: Thanh Nga
Đi cùng nhóm bạn tới quán check-in tối 26/10, Thanh Huyền (25 tuổi, ở quận Ba Đình) nhận ra thực tế quán không mơ mộng như trên mạng. Trước cảnh hàng trăm người nằm, tụ tập ăn uống, hát hò khiến Huyền thấy đau đầu, chóng mặt hơn là thư giãn. Cô ra về sau khi ngồi được khoảng 30 phút.
"Người đi lại quá đông khiến tôi mất tập trung, chưa kể muốn ngồi trong lều phải canh chừng có khách về để đến lượt mình", Huyền kể.
2h sáng, Thùy Trang (22 tuổi, quận Hai Bà Trưng) ra về vì "không thể đu trend qua đêm ở đây được". Cô nói vì xung quanh nhiều cây cối nên thường bị muỗi đốt, chưa kể nếu trời gió lạnh phải tự trang bị thêm chăn mỏng.
"Tôi thử qua đêm nhưng giấc ngủ chập chờn vì nhiều người qua lại, thấy không an toàn khi ngủ, chỉ hợp tới nói chuyện vài tiếng rồi về", Trang nói.
Nhưng phải 30 phút sau, cô gái 24 tuổi ở quận Cầu Giấy mới tìm được chỗ ngồi ưng ý. Ba tháng nay, quán cà phê này trở thành địa điểm quen thuộc của cô khi muốn làm việc xuyên đêm.
"Sau nhiều lần đến lúc 21h mà vẫn phải ra về vì hết chỗ, tôi thử đến từ 19h - 20h, trước giờ cao điểm một tiếng nhưng vẫn đông", Trân nói.
Bảo Trân, 24 tuổi ở Hà Nội mang theo laptop đến cà phê 24h không gian mở tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ để làm việc xuyên đêm, tối 26/10. Ảnh: Thanh Nga
Là nhân viên thiết kế, Trân nói tính chất công việc được linh hoạt thời gian nên hay ngồi làm xuyên đêm mỗi khi cần chạy deadline. Thay vì ngồi ở phòng trọ quá yên ắng, dễ buồn ngủ hay đến những quán cà phê 24h khác trong thành phố với không gian chật chội, cô thích ngồi làm ở đây để được nhìn dòng người qua lại, được hòa chung không khí với những người cùng nhịp sinh hoạt với mình khiến cô có thêm năng lượng, động lực làm việc. "Ngày nào tôi cũng đến, ngồi trong lều nhìn ra bãi cát, cảm giác như đang đi nghỉ dưỡng", Trân nói.
Mô hình quán cà phê 24h đã xuất hiện ở Hà Nội được khoảng 10 năm, tập trung chủ yếu trong các con hẻm nhỏ với lượng khách khá hạn chế. Khoảng ba tháng nay, quán cà phê 24h này ở phường Nhật Tân trở thành địa điểm "hot", thu hút rất đông người trẻ vì toàn bộ hoạt động đều diễn ra trong không gian mở.
Giá đồ uống ở quán không khác nhiều so với quán thông thường, từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng, ngoài cà phê, quán có thêm đồ ăn nhanh, có máy chiếu phim màn lớn, ghế lười, dựng lều trại cho khách vừa làm việc vừa thư giãn, nghỉ ngơi mà không thu thêm phụ phí.
Một nhân viên quán cho biết, thời điểm đông khách nhất là sau 21h, trung bình 200-300 người, gấp đôi ban ngày. Hơn 50% khách có độ tuổi từ 18-27 đến đây ngồi học bài, làm việc xuyên đêm đến 6-7h hôm sau. "Thỉnh thoảng cũng có một số gia đình, tài xế công nghệ tìm tới quán để nghỉ ngơi vài tiếng qua đêm", nhân viên này nói.
Đỗ Mây (phải), cùng bạn đến học bài, tối 26/10. Ảnh: Thanh Nga
Đỗ Mây (20 tuổi, ở quận Hoàn Kiếm) cho biết tuần nào cũng ghé quán hai, ba lần. Ban đầu cô đến vì thấy quán nổi tiếng trên mạng xã hội, chỉ định ghé qua để check-in nhưng giờ lại "nghiện" tới đây học bài.
Trước đây Mây thường đến các quán cà phê 24h trên phố Tống Duy Tân (quận Hoàn Kiếm) nhưng thường xuyên cảm thấy buồn ngủ do yên tĩnh quá, cũng không có chỗ để giải lao. Ở đây, khi muốn thư giãn cho tỉnh táo, cô và bạn hay ra khu vực vườn hoa cách chỗ ngồi vài trăm mét.
Chuyên gia tâm lý Trần Hương Thảo (TP HCM) cho rằng việc nhiều người thích đến quán cà phê có không gian rộng rãi ngoài trời này là dễ hiểu bởi "sự tri giác về một không gian rộng mở có cả chiều rộng, chiều sâu, chiều cao luôn khiến con người cảm thấy được giải phóng".
"Nhiều bạn trẻ có thói quen chỉ làm việc hiệu quả khi về đêm nên họ rất thích đến nơi làm việc khiến họ cảm thấy tự do, thoải mái", chuyên gia nói.
Tuy nhiên, thạc sĩ Nguyễn Viết Chung, giảng viên Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, cảnh báo người trẻ không nên lạm dụng điều này. "Đi cà phê xuyên đêm ở không gian ngoài trời có nhiều tác hại về mặt sức khỏe thể chất và tinh thần", ông nói.
Theo chuyên gia y tế, những người theo trào lưu xuyên đêm thường không có đủ thời gian ngủ, lệch nhịp sinh học khiến quá trình hồi phục thể chất và tinh thần suy giảm. Về lâu dài có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như lo âu trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, giảm sự tập trung.
"Ngủ ngoài trời có nhiều nguồn kích thích như ánh sáng, nhiệt độ thay đổi, tiếng ồn khiến giấc ngủ không được duy trì liền mạch, cơ thể không được hồi phục, có thể sẽ mệt thêm", ông Chung nói thêm.
PGS.TS tâm lý Trần Thành Nam, hiệu phó Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng trào lưu người trẻ đua nhau đến quán ngồi thâu đêm đến sáng "rất tốn thời gian và vô nghĩa". Nhiều người chỉ làm việc sáng tạo được về đêm thì phải lựa chọn thời gian ngủ bù đủ để tái tạo sức khỏe.
Khách ngồi chật kín lối đi vào giờ cao điểm, 21h ngày 26/10. Ảnh: Thanh Nga
Đi cùng nhóm bạn tới quán check-in tối 26/10, Thanh Huyền (25 tuổi, ở quận Ba Đình) nhận ra thực tế quán không mơ mộng như trên mạng. Trước cảnh hàng trăm người nằm, tụ tập ăn uống, hát hò khiến Huyền thấy đau đầu, chóng mặt hơn là thư giãn. Cô ra về sau khi ngồi được khoảng 30 phút.
"Người đi lại quá đông khiến tôi mất tập trung, chưa kể muốn ngồi trong lều phải canh chừng có khách về để đến lượt mình", Huyền kể.
2h sáng, Thùy Trang (22 tuổi, quận Hai Bà Trưng) ra về vì "không thể đu trend qua đêm ở đây được". Cô nói vì xung quanh nhiều cây cối nên thường bị muỗi đốt, chưa kể nếu trời gió lạnh phải tự trang bị thêm chăn mỏng.
"Tôi thử qua đêm nhưng giấc ngủ chập chờn vì nhiều người qua lại, thấy không an toàn khi ngủ, chỉ hợp tới nói chuyện vài tiếng rồi về", Trang nói.