Võ Xuân Trường
Well-known member
Người Trung Quốc ăn gì trong ngày Tết để cầu may mắn?
Trung Quốc là đất nước có nền văn hóa ẩm thực đa dạng, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về. Từng món ăn ngày Tết đem đến một ý nghĩa khác nhau và hi vọng những điều may mắn, tốt lành đến với tất cả mọi người.
Mì trường thọ
Mì trường thọ là món mì đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa rất đặc biệt. Nguyên liệu chính gồm có mì với nước dùng được ninh từ vịt quay rút xương, thịt cắt sợi, xương sống và một số loại rau củ quả như nấm đông cô, cần tây, bông hẹ...
Mì trường thọ thay cho lời chúc mạnh khỏe, sống lâu. Ảnh: Sethohler.
Tuy nhiên sợi mì sẽ không cắt mà để dài vì nó biểu tượng cho ý nghĩa sống lâu dài, trường thọ của người Hoa. Cũng chính vì vậy mà vào thời khắc chuyển giao sang năm mới hay sinh nhật, thay vì tặng cho họ một chiếc bánh sinh nhật, người Trung Quốc sẽ tặng một bát mì trường thọ với ý nghĩa cầu chúc khỏe mạnh, trường thọ, bình an.
Bánh bao
Bánh bao là món ăn quan trọng trong mâm cỗ ngày Tết của người Trung Quốc. Thông thường các gia đình ở đây sẽ quây quần cùng nhau làm bánh bao vào buổi chiều trước giao thừa.
Người Trung Quốc không ăn bánh bao với dưa cải vào dịp Tết vì nó thể hiện sự nghèo khó. Ảnh: TravelMag.
Lý do người dân Trung Quốc ăn bánh bao vào dịp đầu năm bởi chúng nhìn như những thỏi vàng tượng trưng cho sự giàu có. Vì thế người Trung Quốc có quan niệm, càng ăn nhiều bánh bao trong Tết Nguyên đán, càng kiếm được nhiều tiền trong năm mới.
Bánh trôi nước
Bánh trôi nước là món ăn chính trong Lễ hội đèn lồng của Trung Quốc. Tuy nhiên, ở miền Nam nước này, mọi người ăn bánh trôi trong suốt dịp Tết Nguyên đán.
Với ý nghĩa đặc biệt bánh trôi nước được ưa chuộng mỗi dịp Tết đến xuân về. Ảnh: Tour Trung Quốc.
Bánh trôi nước đồng âm có nghĩa với từ "đoàn viên". Ngoài ra, dạng tròn và nhỏ nhỏ tụ tập lại thành cụm trong chén tạo nên một ý nghĩa gia đình sum họp, quây quần đầm ấm. Nên đó là lý do mà món chè này thường được yêu thích vào dịp Tết Nguyên Đán của Trung Quốc.
Cá
Theo người Hoa, cá là món ăn sẽ mang lại cho họ sự giàu có, dư giả quanh năm. Bữa cơm đêm giao thừa thường rất thịnh soạn và theo truyền thống sẽ có món cá. Ở một số nơi, cá sẽ không được ăn hết, mà để lại qua đêm, như vậy, sẽ thành “Niên niên hữu ngư” (năm năm có cá). Người Trung Quốc làm như vậy với mong muốn cả năm sắp tới sẽ có cuộc sống đầy đủ, dư giả. Bởi lẽ “Niên niên hữu ngư” trong tiếng Hán đồng âm với cụm từ “Niên niên hữu dư", ý chỉ cả năm dư thừa, sung túc, đầy đủ.
Khi ăn cá, người ta thường bỏ lại một ít, bởi điều này mang ý nghĩa cho sự dư giả trong năm mới. Ảnh: Bnews.
Sủi cảo
Sủi cảo là món ăn cổ truyền của Trung Quốc, có lịch sử hàng nghìn năm và cũng là món ăn không thể thiếu của người dân Trung Hoa trong bữa ăn đêm giao thừa, những ngày đầu năm.
Món ăn tượng trưng cho sự đoàn tụ, nếu mời khách ăn là tỏ ra thái độ quý trọng và nhiệt tình. Ảnh: Bazan Travel.
Theo quan niệm xa xưa, sủi cảo thường được gói theo dạng thỏi nên có ý nghĩa đem đến tiền bạc và tài lộc, vì vậy càng ăn nhiều sủi cảo bạn sẽ càng kiếm nhiều tiền trong năm tới.
Heo sữa quay
Heo sữa quay cả con không thể thiếu trong những dịp lễ tết ở Trung Quốc. Không chỉ mang ý nghĩa may mắn trong năm mới, heo sữa quay còn được ưa thích bởi hương vị thơm ngon hấp dẫn.
Heo sữa quay là món ăn không thể thiếu trong những dịp quan trọng của người Trung Hoa.
Với lớp da giòn tan, vàng ươm, thịt chín mềm, ngon ngọt bắt mắt nên heo sữa quay được dùng để cúng thần Tài cầu may mắn.
Hoa quả
Nếu những quả cam, quýt được đính kèm thêm lá thì gia đình đó càng có lộc, tượng trưng cho tuổi thọ lớn. Ảnh: SOFL.
Người Việt bày mâm ngũ quả khi kết hợp lại sẽ được một câu nguyện ước may mắn, thì với người Trung Hoa việc lựa chọn cái loại trái cây có hình tròn và màu vàng tượng trưng cho sự dồi dào, thịnh vượng hay có cách phát âm thể hiện sự tốt lành sẽ được ưu tiên hơn cả. Trong đó, loại trái cây thường được sử dụng trong dịp Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc chính là cam và bưởi. Ngoài màu sắc đặc trưng, cam còn được phát âm giống từ "ju" tức điềm lành, còn bưởi thể hiện sự giàu có và thịnh vượng
Trung Quốc là đất nước có nền văn hóa ẩm thực đa dạng, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về. Từng món ăn ngày Tết đem đến một ý nghĩa khác nhau và hi vọng những điều may mắn, tốt lành đến với tất cả mọi người.
Mì trường thọ
Mì trường thọ là món mì đơn giản nhưng lại mang ý nghĩa rất đặc biệt. Nguyên liệu chính gồm có mì với nước dùng được ninh từ vịt quay rút xương, thịt cắt sợi, xương sống và một số loại rau củ quả như nấm đông cô, cần tây, bông hẹ...
Tuy nhiên sợi mì sẽ không cắt mà để dài vì nó biểu tượng cho ý nghĩa sống lâu dài, trường thọ của người Hoa. Cũng chính vì vậy mà vào thời khắc chuyển giao sang năm mới hay sinh nhật, thay vì tặng cho họ một chiếc bánh sinh nhật, người Trung Quốc sẽ tặng một bát mì trường thọ với ý nghĩa cầu chúc khỏe mạnh, trường thọ, bình an.
Bánh bao
Bánh bao là món ăn quan trọng trong mâm cỗ ngày Tết của người Trung Quốc. Thông thường các gia đình ở đây sẽ quây quần cùng nhau làm bánh bao vào buổi chiều trước giao thừa.
Lý do người dân Trung Quốc ăn bánh bao vào dịp đầu năm bởi chúng nhìn như những thỏi vàng tượng trưng cho sự giàu có. Vì thế người Trung Quốc có quan niệm, càng ăn nhiều bánh bao trong Tết Nguyên đán, càng kiếm được nhiều tiền trong năm mới.
Bánh trôi nước
Bánh trôi nước là món ăn chính trong Lễ hội đèn lồng của Trung Quốc. Tuy nhiên, ở miền Nam nước này, mọi người ăn bánh trôi trong suốt dịp Tết Nguyên đán.
Bánh trôi nước đồng âm có nghĩa với từ "đoàn viên". Ngoài ra, dạng tròn và nhỏ nhỏ tụ tập lại thành cụm trong chén tạo nên một ý nghĩa gia đình sum họp, quây quần đầm ấm. Nên đó là lý do mà món chè này thường được yêu thích vào dịp Tết Nguyên Đán của Trung Quốc.
Cá
Theo người Hoa, cá là món ăn sẽ mang lại cho họ sự giàu có, dư giả quanh năm. Bữa cơm đêm giao thừa thường rất thịnh soạn và theo truyền thống sẽ có món cá. Ở một số nơi, cá sẽ không được ăn hết, mà để lại qua đêm, như vậy, sẽ thành “Niên niên hữu ngư” (năm năm có cá). Người Trung Quốc làm như vậy với mong muốn cả năm sắp tới sẽ có cuộc sống đầy đủ, dư giả. Bởi lẽ “Niên niên hữu ngư” trong tiếng Hán đồng âm với cụm từ “Niên niên hữu dư", ý chỉ cả năm dư thừa, sung túc, đầy đủ.
Sủi cảo
Sủi cảo là món ăn cổ truyền của Trung Quốc, có lịch sử hàng nghìn năm và cũng là món ăn không thể thiếu của người dân Trung Hoa trong bữa ăn đêm giao thừa, những ngày đầu năm.
Theo quan niệm xa xưa, sủi cảo thường được gói theo dạng thỏi nên có ý nghĩa đem đến tiền bạc và tài lộc, vì vậy càng ăn nhiều sủi cảo bạn sẽ càng kiếm nhiều tiền trong năm tới.
Heo sữa quay
Heo sữa quay cả con không thể thiếu trong những dịp lễ tết ở Trung Quốc. Không chỉ mang ý nghĩa may mắn trong năm mới, heo sữa quay còn được ưa thích bởi hương vị thơm ngon hấp dẫn.
Với lớp da giòn tan, vàng ươm, thịt chín mềm, ngon ngọt bắt mắt nên heo sữa quay được dùng để cúng thần Tài cầu may mắn.
Hoa quả
Người Việt bày mâm ngũ quả khi kết hợp lại sẽ được một câu nguyện ước may mắn, thì với người Trung Hoa việc lựa chọn cái loại trái cây có hình tròn và màu vàng tượng trưng cho sự dồi dào, thịnh vượng hay có cách phát âm thể hiện sự tốt lành sẽ được ưu tiên hơn cả. Trong đó, loại trái cây thường được sử dụng trong dịp Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc chính là cam và bưởi. Ngoài màu sắc đặc trưng, cam còn được phát âm giống từ "ju" tức điềm lành, còn bưởi thể hiện sự giàu có và thịnh vượng