quan03
Trần Anh Quân
Trong 6 tháng đầu năm, người Việt bỏ ra 2 tỷ USD (49,2 nghìn tỷ đồng) để mua điện thoại, thuộc nhóm chi tiêu mạnh tay trong khu vực châu Á.
Theo thống kê của công ty phân tích GfK, thị trường công nghệ viễn thông và bán lẻ điện thoại của Việt Nam nửa đầu 2023 chưa có dấu hiệu phục hồi. Doanh số toàn ngành giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, điện thoại vẫn đóng góp tỷ trọng lớn nhất. Tính từ tháng 1 đến 6, tổng thị trường di động của châu Á đạt hơn 100 tỷ USD, ước tính kết thúc năm là 200 tỷ USD. Trong đó, người dùng ở Việt Nam chi 2 tỷ USD mua sắm điện thoại.
So với cùng kỳ năm ngoái, thị trường smartphone Việt giảm 23%, tuy nhiên phân khúc smartphone cao cấp từ 800 USD có tăng trưởng tốt. Điện thoại đắt tiền ngày càng đóng góp tỷ trong lớn, từ 5% vào năm 2019 dự kiến tăng lên 12% vào năm 2024. Con số này cao hơn Indonesia (3%), Philippines (6%), Ấn Độ (4%), nhưng thấp hơn Thái Lan (13%), Trung Quốc (21%), Singapore (42%), New Zealand (44%).
Các chuyên gia đánh giá phân khúc di động cao cấp ở Việt Nam vẫn còn dư địa phát triển. "Những biến động của kinh tế vĩ mô không tác động nhiều đến nhóm khách hàng cao cấp. Trong khi các sản phẩm đắt tiền vẫn ra mắt đều đặn, doanh số dòng giá rẻ đang bị ảnh hưởng do người dùng thắt chặt chi tiêu", bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Giám đốc ngành hàng điện thoại và điện tử của GfK, nhận định.
Người dùng chuyển dữ liệu từ smartphone cũ lên iPhone 15 Pro. Ảnh: Khương Nha
Năm 2019, giá trung bình một chiếc smartphone ở Việt Nam là 254 USD (6,2 triệu đồng) và đến 2024 ước tính lên 339 USD (8,3 triệu đồng), tăng 134%. Tỷ lệ này cao thứ hai trong khu vực sau New Zealand (187%) và trước Ấn Độ (132%), Trung Quốc (128%), Thái Lan (123%).
Theo bà Hằng, có ba lý do khiến giá trung bình smartphone tăng. Đầu tiên là nhu cầu về tốc độ xử lý, bộ nhớ lưu trữ của người dùng cao hơn, buộc các nhà sản xuất phải nâng cấp cấu hình. Tiếp đến là những công nghệ mới như 5G cũng đẩy giá smartphone lên. Cuối cùng là thiết kế mới, nhất là smartphone màn hình gập, thường đắt đỏ. Điểm khác biệt của thị trường Việt là số lượng bán ra smartphone gập dọc luôn cao hơn điện thoại gập ngang, cho thấy người dùng có xu hướng thích thiết bị thời trang, nhỏ gọn.
Ngoài smartphone, các ngành hàng điện tử khác tại Việt Nam chứng kiến đà suy giảm đáng kể. Tính từ tháng 7/2022 đến 6/2023, có khoảng 2,5 triệu TV được bán ra, doanh thu 30.000 tỷ đồng, giảm 0,3% so với năm ngoái.
Theo chuyên gia, mảng TV có đặc thù là sức mua thường tăng cao vào năm chẵn, khi diễn ra các giải bóng đá lớn. Do đó, việc thị trường đi ngang năm 2023 không phải tín hiệu đáng báo động. Tuy nhiên, thói quen mua sắm của người Việt cũng đang thay đổi. Thay vì mua những TV mới ra mắt, họ đang có xu hướng tìm những model đời cũ để tiết kiệm. Tại Việt Nam, TV màn hình lớn, kích thước 55 và 65 inch đang chiếm 50% thị phần.
Lĩnh vực điện lạnh, điện gia dụng cũng theo đà đi xuống, tương tự bức tranh thị trường toàn cầu. Doanh số tủ lạnh, máy giặt trong 9 tháng đầu năm đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ riêng điều hòa nhiệt độ tăng trưởng vào mùa nắng, kéo cả thị trường đi lên.
Các mặt hàng IT, máy tính ở Việt Nam tính đến tháng 9 cũng giảm cả về giá và sức mua. Nguyên nhân là giai đoạn Covid-19 đã đẩy sức mua lên cao, cộng thêm yếu tố từ kinh tế vĩ mô khiến nhu cầu của toàn thị trường không được như kỳ vọng.
Trong khi đó, các nhà bán lẻ tỏ ra lạc quan, cho rằng thị trường đã chạm đáy và cuối năm sẽ hồi phục. Tuy nhiên, ông Trần Tường Lam, Giám đốc nhóm hỗ trợ bán lẻ GfK, dự báo: "Toàn ngành công nghệ viễn thông, thông tin năm 2024 có thể tiếp tục giảm 5%, sức tăng trưởng không như mong chờ. Riêng ngành hàng di động có thể đi ngang do những năm trước đã bùng nổ".
Những dự báo của GfK được đưa ra dựa trên phân tích nhu cầu của người dùng, các yếu tố tác động đến thị trường chung, số liệu từ nhà sản xuất và đối tác phân phối, bán lẻ.
Theo thống kê của công ty phân tích GfK, thị trường công nghệ viễn thông và bán lẻ điện thoại của Việt Nam nửa đầu 2023 chưa có dấu hiệu phục hồi. Doanh số toàn ngành giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, điện thoại vẫn đóng góp tỷ trọng lớn nhất. Tính từ tháng 1 đến 6, tổng thị trường di động của châu Á đạt hơn 100 tỷ USD, ước tính kết thúc năm là 200 tỷ USD. Trong đó, người dùng ở Việt Nam chi 2 tỷ USD mua sắm điện thoại.
So với cùng kỳ năm ngoái, thị trường smartphone Việt giảm 23%, tuy nhiên phân khúc smartphone cao cấp từ 800 USD có tăng trưởng tốt. Điện thoại đắt tiền ngày càng đóng góp tỷ trong lớn, từ 5% vào năm 2019 dự kiến tăng lên 12% vào năm 2024. Con số này cao hơn Indonesia (3%), Philippines (6%), Ấn Độ (4%), nhưng thấp hơn Thái Lan (13%), Trung Quốc (21%), Singapore (42%), New Zealand (44%).
Các chuyên gia đánh giá phân khúc di động cao cấp ở Việt Nam vẫn còn dư địa phát triển. "Những biến động của kinh tế vĩ mô không tác động nhiều đến nhóm khách hàng cao cấp. Trong khi các sản phẩm đắt tiền vẫn ra mắt đều đặn, doanh số dòng giá rẻ đang bị ảnh hưởng do người dùng thắt chặt chi tiêu", bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Giám đốc ngành hàng điện thoại và điện tử của GfK, nhận định.
Người dùng chuyển dữ liệu từ smartphone cũ lên iPhone 15 Pro. Ảnh: Khương Nha
Năm 2019, giá trung bình một chiếc smartphone ở Việt Nam là 254 USD (6,2 triệu đồng) và đến 2024 ước tính lên 339 USD (8,3 triệu đồng), tăng 134%. Tỷ lệ này cao thứ hai trong khu vực sau New Zealand (187%) và trước Ấn Độ (132%), Trung Quốc (128%), Thái Lan (123%).
Theo bà Hằng, có ba lý do khiến giá trung bình smartphone tăng. Đầu tiên là nhu cầu về tốc độ xử lý, bộ nhớ lưu trữ của người dùng cao hơn, buộc các nhà sản xuất phải nâng cấp cấu hình. Tiếp đến là những công nghệ mới như 5G cũng đẩy giá smartphone lên. Cuối cùng là thiết kế mới, nhất là smartphone màn hình gập, thường đắt đỏ. Điểm khác biệt của thị trường Việt là số lượng bán ra smartphone gập dọc luôn cao hơn điện thoại gập ngang, cho thấy người dùng có xu hướng thích thiết bị thời trang, nhỏ gọn.
Ngoài smartphone, các ngành hàng điện tử khác tại Việt Nam chứng kiến đà suy giảm đáng kể. Tính từ tháng 7/2022 đến 6/2023, có khoảng 2,5 triệu TV được bán ra, doanh thu 30.000 tỷ đồng, giảm 0,3% so với năm ngoái.
Theo chuyên gia, mảng TV có đặc thù là sức mua thường tăng cao vào năm chẵn, khi diễn ra các giải bóng đá lớn. Do đó, việc thị trường đi ngang năm 2023 không phải tín hiệu đáng báo động. Tuy nhiên, thói quen mua sắm của người Việt cũng đang thay đổi. Thay vì mua những TV mới ra mắt, họ đang có xu hướng tìm những model đời cũ để tiết kiệm. Tại Việt Nam, TV màn hình lớn, kích thước 55 và 65 inch đang chiếm 50% thị phần.
Lĩnh vực điện lạnh, điện gia dụng cũng theo đà đi xuống, tương tự bức tranh thị trường toàn cầu. Doanh số tủ lạnh, máy giặt trong 9 tháng đầu năm đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ riêng điều hòa nhiệt độ tăng trưởng vào mùa nắng, kéo cả thị trường đi lên.
Các mặt hàng IT, máy tính ở Việt Nam tính đến tháng 9 cũng giảm cả về giá và sức mua. Nguyên nhân là giai đoạn Covid-19 đã đẩy sức mua lên cao, cộng thêm yếu tố từ kinh tế vĩ mô khiến nhu cầu của toàn thị trường không được như kỳ vọng.
Trong khi đó, các nhà bán lẻ tỏ ra lạc quan, cho rằng thị trường đã chạm đáy và cuối năm sẽ hồi phục. Tuy nhiên, ông Trần Tường Lam, Giám đốc nhóm hỗ trợ bán lẻ GfK, dự báo: "Toàn ngành công nghệ viễn thông, thông tin năm 2024 có thể tiếp tục giảm 5%, sức tăng trưởng không như mong chờ. Riêng ngành hàng di động có thể đi ngang do những năm trước đã bùng nổ".
Những dự báo của GfK được đưa ra dựa trên phân tích nhu cầu của người dùng, các yếu tố tác động đến thị trường chung, số liệu từ nhà sản xuất và đối tác phân phối, bán lẻ.